Contents
Cách ly với mọi người
Khi mắc bệnh cúm A, người bệnh nên được cách ly tối thiểu 7 ngày. Nơi cách ly là phòng riêng thông thoáng, sạch sẽ để đảm bảo sự nghỉ ngơi của bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Cúm A là gì? 8 cách điều trị cúm A tại nhà bạn nên biết
Người bệnh khi ra ngoài hay tiếp với bất kỳ ai cần phải đeo khẩu trang. Việc cách ly còn nhằm bảo vệ sức khỏe của những người ở gần bạn, ngăn ngừa lây nhiễm.
Người chăm bệnh cần đeo khẩu trang và vệ sinh tay sau khi chăm sóc hay đụng vào vật dụng xung quanh người bệnh.
Hạn chế người vào thăm hỏi hay tiếp xúc khi không thực sự cần thiết. Vì virus lây lan dễ dàng nếu tiếp xúc ở cự ly gần.
Mang khẩu trang tránh lây nhiễm xung quanh
Uống nhiều nước
Người bệnh cần uống đủ nước, có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước canh trong bữa ăn để đề phòng tình trạng mất nước do cơn sốt, đồng thời giảm mệt mỏi.
Bên cạnh đó, uống nhiều nước giúp cơ thể giải độc, làm loãng đờm và bổ sung chất điện giải cơ thể đã mất trong quá trình thoát chất nhầy.
Bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng mất nước
Ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa
Khi bị cúm người bệnh thường có cảm giác ăn không ngon, khó ăn khó nuốt. Vì vậy cần bổ sung vào phần ăn của người bệnh những món ăn loãng như súp, nước hầm rau củ, các món hầm nhừ, cháo,… giúp người bệnh dễ tiêu hóa hơn.
Đồng thời những món ăn loãng cũng giúp tăng lượng nước nạp vào cơ thể tránh được tình trạng mất nước.
Ngoài ra, người bệnh cần được bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu vitamin C: hỗ trợ sự hình thành kháng thể, có nhiều trong các loại trái cây (ổi, cam, quýt, chanh, bưởi,…) và các loại rau (bông cải xanh, rau cải thìa, rau mầm,…)
- Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm giúp khống chế sự sinh nôi của virus cúm, bổ sung từ thịt heo nạc, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, gan lợn,…
- Các loại rau thơm như rau diếp cá, thì là, kinh giới, húng quế, rau răm,…có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa.
- Củ gừng hoặc tỏi đều có tính ấm vị cay, uống trà gừng mật ong nóng giúp giảm triệu chứng bệnh cúm hiệu quả.
Bổ sung thực phẩm loãng như súp, dễ tiêu hóa
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Người bệnh cần để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng, tránh gió, không nên nằm ở phòng máy lạnh sẽ dẫn đến khô cổ, đau họng.
Ngủ nhiều hơn để giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể cần phải thay đổi mức độ hoạt động của mình, tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn.
Bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều hơn
Chườm ấm
Chườm ấm xung quanh vùng xoang giúp làm loãng lớp dịch nhầy trong mũi. Giúp bạn dễ tống nước mũi ra ngoài, giảm bớt khó chịu vùng mũi.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Yuhan của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Chườm ấm giúp làm loãng lớp dịch nhầy mũi
Súc miệng, rửa mũi với nước muối
Bạn nên súc miệng với nước muối vì nó có tính sát khuẩn cao. Giúp làm dịu đi cơn đau rát của cổ họng và giảm viêm hiệu quả. Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, kiên trì súc 3 – 5 lần/ngày.
Bên cạnh đó, rửa mũi với nước muối để loại bỏ chất nhầy sâu bên trong mũi, giúp bạn dễ thở hơn.
Rửa mũi với nước muối để loại bỏ chất nhầy sâu trong mũi
Xông hơi bằng nước muối
Xông hơi với nước muối là điều cần thiết trong điều trị cúm tại nhà. Xông hơi giúp thông mũi, giảm tắc nghẹt mũi, toát mồ hôi để thải độc ra ngoài, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Xông hơi với nước muối giúp giảm tắc mũi
Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
Khi bị cúm, bạn có thể bị sốt, lúc này hãy sử dụng uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc hạ sốt có nhiều dạng bào chế như viên sủi, viên nén, viên đặt sử dụng phù hợp từng đối tượng giúp giảm sốt và giảm các triệu chứng đau của bệnh cúm.
Uống thuốc theo chỉ định bác sĩ
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Sốt cao kéo dài, không hiệu quả với thuốc hạ sốt.
- Mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực.
- Buồn nôn, tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn).
Phương pháp chẩn đoán
- Xét nghiệm RT-PCR.
- Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.
- Xét nghiệm nhanh (RIDTs).
- Phân lập virus.
- Xét nghiệm huyết thanh.
Một số bệnh viện uy tín điều trị cúm A
- Tại TP.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Pierre Fabre của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Thăm khám bác sĩ khi gặp các triệu chứng nặng
Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn kiến thức về cúm A và cách điều trị cúm tại nhà. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé
Nguồn: Mayo Clinic, Sức khỏe đời sống, VNVC, Sức khỏe đời sống, Influenza, WebMD, Healthdirect