Cà phê là một thức uống thường được sử dụng vào mỗi buổi sáng nhưng liệu cà phê có tác động đến những người mắc bệnh đái tháo đường không? Hãy cùng tìm hiểu tiểu đường uống cà phê được không qua bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Tiểu đường uống cà phê được không? Cà phê có hạ đường huyết không?
Contents
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính và được chia làm 2 loại chính:
- Đái tháo đường típ 1 là do cơ thể tự miễn dịch và ngừng sản xuất insulin dẫn đến glucose sẽ tích tụ trong máu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đái tháo đường loại 1 thường được phát hiện rất sớm do có tính di truyền.
- Đái tháo đường típ 2 là do sự suy giảm chức năng của tế bào beta tụy, hoặc đề kháng insulin ở các cơ quan ngoại biên. Điều này khiến các tế bào trong cơ thể giảm sử dụng insulin để đưa đường từ máu vào tế bào, khiến đường huyết tăng cao trong máu.
Lượng đường dư thừa trong máu về lâu dài gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe như bệnh tim, giảm thị lực, bệnh lý về thần kinh ngoại biên và bệnh thận.
Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường có thể gặp như:
- Ăn nhiều, uống nhiều nước, tiểu nhiều và sụt cân: do lượng đường trong máu cao nên cơ thể cần uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn để đào thải bớt. Nhưng vì không đưa được đường vào cơ thể nên giảm hấp thu năng lượng gây sụt cân.
- Đau, tê hoặc giảm cảm giác ở chân/tay: do đường máu cao có thể gây ra các tổn thương cho dây thần kinh ngoại biên.
- Vết thương lâu lành: do đường máu cao khiến quá trình phục hồi của cơ thể bị chậm lại, vết thương khó lành và dễ bị nhiễm trùng.
Lượng đường dư thừa trong máu lâu dài gây ra những lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe
Lợi ích của cà phê liên quan đến tiểu đường, tim mạch
Cà phê có thể đem đến nhiều lợi ích ở người chưa mắc tiểu đường như sau:
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Cà phê có chứa polyphenol – một phân tử có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm như bệnh tiểu đường tuýp 2 và chống ung thư.
Một nghiên cứu trên hơn 1 triệu người tham gia cho thấy uống 6 tách cà phê dù chứa caffein và không chứa caffein mỗi ngày có thể làm giảm 33% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. [1]
Polyphenol trong cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Chất polyphenol có trong cà phê khi uống 2 – 3 tách mỗi ngày giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, stress oxy hóa, giữ cho cơ thể có một trái tim khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. [2]
Nghiên cứu khác cũng báo cáo rằng những người uống 2 cốc cà phê mỗi ngày được bảo vệ cơ thể tới 15% khỏi các vấn đề về tim mạch như suy tim, nhịp tim không đều và bệnh tim mạch vành. [3]
Cà phê giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
Giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Một nghiên cứu theo dõi 5 năm tại Nhật Bản nhận thấy rằng việc tiêu thụ nhiều cà phê và trà xanh có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2. [4]
- 1 tách cà phê mỗi ngày giảm 12% nguy cơ tử vong.
- 2 tách trở lên mỗi ngày giảm 41% nguy cơ tử vong.
- Kết hợp 4 tách trà xanh và 2 tách cà phê trở lên giúp giảm 63% nguy cơ tử vong.
Tiêu thụ cà phê giúp giảm tỷ lệ tử vong của bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường có uống được cà phê không?
Mối liên quan giữa cà phê và bệnh tiểu đường
Insulin (một loại hormone do cơ thể sản xuất tự nhiên) giúp các tế bào sử dụng đường trong máu để tạo năng lượng. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, quá trình tạo hoặc sử dụng insulin của cơ thể không hoạt động bình thường gây ra lượng đường trong máu cao.
Caffeine trong cà phê có khả năng làm giảm độ nhạy insulin, khiến các tế bào không phản ứng với hormone nhiều như trước. Từ đó, lượng đường từ máu không được hấp thụ nhiều và tăng cao hơn bình thường sau khi ăn, hoặc khó kiểm soát đường huyết ở người bị tiểu đường.
Hơn nữa, uống cà phê còn giúp giải phóng chất dẫn truyền thần kinh adrenalin, chất này vừa làm tăng đường huyết vừa gây ra triệu chứng run tay, hồi hộp.
Do đó, tuy vẫn có thể sử dụng với một lượng vừa phải nhưng không sử dụng cà phê là cách tốt nhất giúp người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát tốt đường huyết.
Tìm hiểu thêm: 100g khoai lang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có giảm cân không?
Tuy vẫn có thể dùng nhưng không sử dụng cà phê là cách tốt nhất giúp kiểm soát tốt đường huyết
Người tiểu đường có thể uống bao nhiêu cà phê?
Theo FDA, hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 400 mg caffeine, khoảng 4 – 5 tách cà phê mỗi ngày. Đặc biệt, khi tiêu thụ 1.200 mg hoặc 0,15 muỗng canh caffeine nguyên chất sẽ gây tác dụng phụ như co giật.[5]
Đối với những người có lượng đường huyết được kiểm soát chặt chẽ, ổn định vẫn có thể uống cà phê nhưng điều quan trọng là xác định lượng cà phê phù hợp và theo dõi lượng đường trong máu sau khi uống.
Cần xác định lượng cà phê và theo dõi lượng đường trong máu sau khi uống
Các loại đồ uống có thể thay thế cà phê
Thay vì sử dụng cà phê, người mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng các loại đồ uống khác như:
Trà xanh
Trà xanh có chứa các chất polyphenol, chống oxy hóa giúp giảm stress oxy hóa, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường và thúc đẩy hệ thống trao đổi chất hoạt động tốt hơn.
Hơn nữa, trà xanh không chứa calo và lượng đường không đáng kể nên rất tốt cho việc giảm cân, kiểm soát đường huyết. [6]
Tuy nhiên, không nên cho trẻ nhỏ uống quá nhiều trà xanh hoặc uống trước bữa ăn vì điều này sẽ có thể dẫn đến loãng dịch dạ dày, thậm chí viêm dạ dày.
Trà xanh không chứa calo và lượng đường không đáng kể tốt cho người tiểu đường
Nước chanh
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị mất nước vì lượng đường trong máu cao hơn bình thường làm cơ thể bạn cạn kiệt chất lỏng. Do đó, nước chanh là loại đồ uống vừa ít carbohydrate và calo giúp giữ cho cơ thể đủ nước.
Đồng thời, chất xơ, vitamin C, folate và kali có trong chanh giúp đảm bảo giải phóng đường chậm trong máu, điều hòa cholesterol và ổn định huyết áp.
Nước chanh vừa ít carbohydrate, calo và khiến đường giải phóng chậm trong máu
Sữa dành cho người tiểu đường
Sữa rất quan trọng đối với chế độ ăn uống, là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời nhưng nó cũng có thể chứa nhiều chất béo và carbs ảnh hưởng không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Vì vậy, bạn nên chọn loại sữa chuyên dụng cho người tiểu đường, không đường, ít béo hoặc không béo là tốt nhất với lượng vừa đủ, khoảng 200ml/ngày.
>>>>>Xem thêm: Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng và tác dụng phụ
Chọn loại sữa chuyên dụng không đường, ít béo hoặc không béo là tốt nhất cho người tiểu đường
Sữa hạt
Sữa hạt là sữa làm từ ngũ cốc, các loại hạt hoặc các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, hạt mắc ca, hạnh nhân, quả óc chó,… chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin và khoáng chất, chất xơ, đạm. Đặc biệt, sữa hạt không chứa đường lactose phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Sữa hạt ít calo mà nhiều dinh dưỡng, giúp duy trì đường huyết ổn định, ngăn ngừa tai biến và kích thích sản sinh insulin. Ngoài ra, sữa hạt còn có công dụng kiểm soát cân nặng, chống béo phì, hỗ trợ người tiểu đường giảm cân.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc sử dụng cà phê ở người mắc bệnh tiểu đường. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!