Các triệu chứng hậu COVID-19 đang dần trở thành mối lo ngại với những người đã từng mắc bệnh, trong đó ho khan là triệu chứng phổ biến nhất. Vậy cơn ho khan kéo dài ở người lớn sau khi mắc COVID 19 có đáng lo ngại không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Ho khan kéo dài sau COVID-19 ở người lớn có đáng lo ngại không?
Ho hậu Covid-19 là do sự tác động của virus SARS-CoV-2 lên dây thần kinh phế vị
Contents
- 1 Nguyên nhân bị ho nhiều và kéo dài sau hậu Covid-19
- 2 Triệu chứng ho hậu Covid-19
- 3 Hậu Covid ho nhiều có sao không
- 4 Kiểm tra và đánh giá tình trạng ho khan mãn tính ở người lớn
- 5 Các lựa chọn điều trị cơn ho kéo dài xảy ra ở người lớn
- 6 Nếu không được chữa trị kịp thời, ho khan kéo dài ở người lớn sẽ gây ra những rủi ro gì?
- 7 Khi nào cần gặp bác sĩ
Nguyên nhân bị ho nhiều và kéo dài sau hậu Covid-19
Tình trạng hậu Covid bị ho nhiều xảy ra như thế nào?
Tùy từng trường hợp mà tình trạng ho hậu Covid-19 có sự biểu hiện khác nhau, có thể ho khan hoặc ho đờm, ho từng cơn hoặc ho liên tục,… Người bệnh có thể bị ngứa họng, khàn giọng hoặc ho liên tục dẫn đến khó thở và các cơn đau tức ngực.
Ho do hậu Covid-19 thường gặp khi thay đổi thời tiết, sau khi ăn no hoặc ngay cả khi thay đổi tư thế. Tình trạng ho có thể xảy ra nhiều vào ban đêm, khiến bạn mất ngủ và gây ra nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, mệt mỏi, stress,…
Ho do hậu Covid-19 gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hậu Covid ho nhiều
Khi bị nhiễm Covid, virus SARS-CoV-2 đã lan rộng khắp cơ thể và thậm chí khi đã khỏi bệnh, vật chất di truyền hoặc xác của chúng vẫn còn tồn tại trong cơ thể và chưa được loại bỏ hoàn toàn. Ho chính là phản ứng của cơ thể giúp đào thải các tạp chất này một cách sạch sẽ khỏi cơ thể.
Các tạp chất của virus chưa được đào thải hết có thể gây kích thích cho những người dị ứng hoặc hen suyễn, thậm chí làm bệnh của họ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cũng là một tác nhân khiến cho tình trạng ho hậu Covid-19 ngày càng dai dẳng hơn.
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản khiến ho hậu Covid-19 ngày càng dai dẳng
Triệu chứng ho hậu Covid-19
Ngay cả khi đã khỏi Covid, bệnh nhân vẫn có thể bị ho dai dẳng suốt một thời gian dài (2 – 6 tháng). Nếu ho với tần suất lớn và khiến cổ họng đau rát, trong khi chỉ số SpO2 > 95% và người bệnh vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường thì chỉ cần theo dõi tại nhà và không cần phải quá lo ngại.
Ho hậu Covid-19 thường biểu hiện dai dẳng, thành cơn, ho kèm theo đờm xanh, đặc và khiến cho họng đau rát, thậm chí cơn đau còn lan cả xuống ngực. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh.
Ho hậu Covid-19 thường biểu hiện dai dẳng, thành cơn
Hậu Covid ho nhiều có sao không
Ho nhiều hậu Covid có gì nguy hiểm không?
Trong vòng 6 tháng sau khi khỏi bệnh, có khoảng 33% – 76% bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng hậu Covid và 80% bệnh nhân cần được theo dõi và chăm sóc trong suốt 2 tháng đầu sau khi xuất viện.
Để biết ho nhiều hậu Covid có nguy hiểm hay không, tốt nhất bạn nên đi khám để phát hiện các nguyên nhân khác ngoài Covid. Nếu không phải do bệnh lý nào khác thì bạn chỉ cần vận động thường xuyên kết hợp với bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tình trạng ho nhanh chóng biến mất.
Tốt nhất bạn nên đi khám để phát hiện các nguyên nhân gây ho khác ngoài Covid
Cách xử trí khi bị ho nhiều hậu Covid-19
Trước tiên, bạn cần phải xác định được chính xác tác nhân gây ra ho, từ đó có cách xử trí và điều trị phù hợp. Có rất nhiều tác nhân gây ho như virus, vi khuẩn, không khí bị ô nhiễm, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng vùng họng – mũi – phổi,…
Nếu nguyên nhân là do virus chưa được loại bỏ hết hoặc bị nhiễm virus đường hô hấp khác, bị dị ứng với khói thuốc, hóa chất… thì bạn cần phải dùng các loại thuốc giảm ho, bổ phế và chống dị ứng.
Ngoài ra, tâm lý hoang mang, lo sợ có thể gây co thắt dạ dày – thực quản, đặc biệt ở những người bị trào ngược dạ dày và kết quả dẫn đến ho khan.
Trong trường hợp này, bạn cần dùng thuốc kháng acid để trung hòa dịch vị dạ dày và các thuốc giúp giảm bớt lo âu, căng thẳng.
Tìm hiểu thêm: 7 lợi ích và các lưu ý khi uống nước buổi sáng mọi người nên biết
Cần xác định chính xác tác nhân gây ra ho để sử dụng loại thuốc phù hợp
Kiểm tra và đánh giá tình trạng ho khan mãn tính ở người lớn
Tùy vào các triệu chứng khác nhau mà bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra và đánh giá tình trạng ho khan kéo dài, bao gồm:
- Chụp X-quang ngực.
- Chụp CT ngực.
- Đo phế dung.
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm mẫu đờm.
Sau khi kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi như thời điểm bắt đầu ho khan, tần suất ho và thời gian kéo dài của mỗi cơn ho…
Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra dịch cơ thể để chẩn đoán yếu tố nhiễm trùng và phát hiện các vấn đề sức khỏe khác nếu có.
Chụp CT ngực là một xét nghiệm để kiểm tra và đánh giá tình trạng ho khan kéo dài
Các lựa chọn điều trị cơn ho kéo dài xảy ra ở người lớn
Ho kéo dài ở người lớn có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn hoặc một số biện pháp tự nhiên. Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân mà áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Do vậy, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm để từ đó có biện pháp y tế kịp thời.
- Ho khan hậu Covid-19 (được xử trí giống ho khan hậu nhiễm virus hô hấp thông thường): điều trị bằng các nhóm thuốc như benzonatate, guaifenesin, dextromethorphan,…. Bệnh nhân kháng trị có thể nâng lên ICS (Inhaled Corticosteroid – 1 corticoid được bào chế dưới dạng xịt định liều), nếu vẫn còn ho nhiều có thể nâng lên nhóm thuốc ức chế thần kinh trung ương. Tuy nhiên song song vẫn luôn đánh giá nguy cơ bệnh phổi nền bên dưới, đặc biệt nguy cơ thuyên tắc phổi hoặc thuyên tắc mạch hệ thống
- Ho khan: điều trị bằng thuốc chống dị ứng và giảm ho bổ phế,…
- Ho có đờm: bạn nên đi khám bác sĩ để được kê thuốc long đờm và thuốc kháng sinh,…
- Ho do trào ngược dạ dày – thực quản: dùng thuốc kháng acid để trung hòa dịch vị dạ dày,…
- Ho mạn tính: tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn các loại thuốc như thuốc kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch…
- Ho do bệnh nền như COPD, hen suyễn: trường hợp này bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được điều trị triệt để.
Ho khan kéo dài có thể được điều trị bằng một số biện pháp tự nhiên
Nếu không được chữa trị kịp thời, ho khan kéo dài ở người lớn sẽ gây ra những rủi ro gì?
Nếu không được chữa trị kịp thời, ho khan kéo dài ở người lớn có thể gây ra rất nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Cụ thể, các cơn ho sẽ gây áp lực lên đường thở, khiến việc hít thở trở nên khó khăn hơn. Điều này sẽ là mối đe dọa lớn nếu bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm khác, đặc biệt là về đường hô hấp.
Ngoài ra, rủi ro dễ nhận thấy nhất là chúng khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng và chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút.
Các cơn ho sẽ gây áp lực lên đường thở, khiến việc hít thở trở nên khó khăn hơn
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nếu tình trạng ho khan kéo dài kèm theo các triệu chứng sau:
- Sốt cao hoặc sốt kéo dài
- Ho ra máu hoặc đờm có máu
- Nghẹt thở
- Khó thở hoặc thở khò khè thường xuyên
- Sút cân, ăn không ngon miệng trong nhiều ngày
- Sưng phù ở chân
- Đổ mồ hôi vào ban đêm
>>>>>Xem thêm: Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp vào ngày lễ và cách phòng ngừa
Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu ho khan kéo dài kèm theo sốt cao hoặc sốt kéo dài
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín
- TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Pháp,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về chứng ho khan hậu Covid. Hãy chia sẻ thông tin rộng rãi để mọi người cùng biết và chăm sóc bản thân thật tốt để tránh những rủi ro không đáng có bạn nhé!
Nguồn: Your Covid Recovery, NIH