Từ thời cổ đại, hoa oải hương đã được sử dụng cho nhiều lợi ích sức khỏe. Cùng Kenshin tìm hiểu tinh dầu oải hương có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Tinh dầu oải hương có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Contents
Tổng quan về tinh dầu oải hương
Oải hương (Lavandula angustifolia) là một loài thực vật cây bụi có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải với khả năng chịu hạn và chịu nhiệt độ cao. Cây có chiều cao trung bình khoảng 40 đến 60 cm, thân dưới là gỗ, trên là thân thảo màu xanh lục.
Hoa oải hương có màu tím với cánh nhỏ, mỏng và mềm, được sắp xếp thành nhiều vòng, mỗi vòng khoảng 3 đến 5 bông mọc trên phần thân trên của cây. [1]
Tinh dầu oải hương được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Trong quá trình này, hơi nước làm cho các tuyến dầu của cây tiết ra và ngưng tụ thành một chất lỏng không màu hoặc màu vàng, được sử dụng chủ yếu trong nước hoa và mỹ phẩm cao cấp. [2]
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh và cách điều trị
Tinh dầu oải hương được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước
Tác dụng của tinh dầu oải hương
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Từ xưa, nhét những bông hoa oải hương vào gối được khuyên dùng để giúp bạn dễ ngủ và có một đêm ngon giấc hơn.
Một đánh giá vào năm 2014 phát hiện ra rằng việc hít các loại tinh dầu, bao gồm hoa oải hương có tác dụng tích cực ở những người bị rối loạn giấc ngủ nhẹ. [3]
Một nghiên cứu trên 30 cư dân của một viện dưỡng lão năm 2018 đã xác nhận liệu pháp tinh dầu oải hương có thể cải thiện thời gian bắt đầu và chất lượng giấc ngủ ở người già. [4]
Hoa oải hương giúp bạn dễ ngủ và có một đêm ngon giấc hơn[
Giảm triệu chứng rối loạn lo âu
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physiology & Behavior năm 2005 phát hiện ra rằng sử dụng hương hoa oải hương vừa có thể giảm bớt lo lắng vừa cải thiện tâm trạng. [5]
Ngoài ra, trong bài báo cáo vào năm 2012, các nhà khoa học đã kết luận rằng thực phẩm chức năng có chứa dầu hoa oải hương có thể có một số tác dụng điều trị đối với những bệnh nhân gặp tình trạng lo lắng hoặc căng thẳng. [6]
Đặc biệt, vào năm 2010, nghiên cứu ngẫu nhiên so sánh viên nang chứa tinh chất hoa oải hương với thuốc lorazepam kết luận rằng có tác dụng giảm rối loạn âu lo tương đương nhau. [7]
Giảm đau đầu
Những người bị chứng đau nửa đầu được điều trị bằng liệu pháp tinh dầu oải hương trong 3 tháng nhận thấy rằng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu đã giảm trong nghiên cứu của Shahram Rafie năm 2016. [8]
Một nghiên cứu khác vào năm 2012 cũng cho thấy rằng hít tinh dầu oải hương có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn trong việc kiểm soát chứng đau nửa đầu trong 15 phút. [9]
Hỗ trợ kiểm soát các tác dụng phụ của hóa trị
Theo Viện Ung thư Quốc gia, việc sử dụng liệu pháp hương thơm, trong đó có tinh dầu hoa oải hương có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm căng thẳng, lo lắng, đau đớn, buồn nôn và nôn mửa do ung thư và tác dụng phụ của hóa trị khi điều trị bệnh ung thư. [10]
Giảm trầm cảm
Phụ nữ ở giai đoạn sau sinh có thể dùng tinh dầu hương hoa oải hương vì chúng có khả năng ngăn ngừa căng thẳng, lo lắng và trầm cảm dựa trên một nghiên cứu nhỏ năm 2016. [11]
Hơn nữa, những người lớn tuổi uống trà hoa oải hương với tần suất hai lần một ngày trong 2 tuần tại một nghiên cứu vào năm 2020 đã giảm thiểu được độ lo lắng và trầm cảm. [12]
Trầm cảm giảm thiểu khi sử dụng trà hoa oải hương trong 2 tuần[
Hỗ trợ trị mụn
Nhờ khả năng diệt khuẩn, dầu oải hương khi kết hợp với chiết xuất lô hội được sử dụng để ức chế vi khuẩn và điều trị mụn trứng cá theo một nghiên cứu năm 2013. [13]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu GSK của nước nào? Chất lượng ra sao?
Trị bỏng
Dầu hoa oải hương là một trong những phương pháp truyền thống chữa bỏng. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 đã chứng minh cách thuốc mỡ hoa oải hương thúc đẩy quá trình chữa lành vết bỏng hiệu quả và là ứng cử viên đầy hứa hẹn cho việc điều trị các tổn thương da. [14]
Ngoài ra, nhờ đặc tính kháng khuẩn nên oải hương cũng có khả năng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng sau khi bị bỏng theo nghiên cứu của Sibel Roller vào năm 2009. [15]
Cải thiện tình trạng da
Theo nghiên cứu năm 2020 cho thấy linalool và linalyl acetate có chứa trong hoa oải hương cải thiện tình trạng da khi gặp các vấn đề như: [16]
- Ngứa
- Phát ban
- Viêm da
- Bệnh chàm
- Bệnh vẩy nến
Giúp vết thương nhanh lành
Dựa trên đánh giá của 20 nghiên cứu năm 2020, tinh dầu oải hương giúp làm tăng tốc độ chữa lành vết thương, thúc đẩy sinh tổng hợp collagen và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô của da bằng cách co lại vết thương và thay thế collagen loại III (có nhiều trong cơ, thành mạch) bằng collagen loại 1 (có nhiều trong da). [17] [18]
Tác dụng có lợi này có thể làm tăng khả năng áp dụng tinh dầu hoa oải hương như phương pháp điều trị bổ sung trong việc chữa lành các vết thương.
Tác dụng phụ của tinh dầu oải hương
Theo Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp, tinh dầu oải hương có thể an toàn với lượng thường được sử dụng tiêu thụ trong thực phẩm.
Tuy nhiên, tinh dầu oải hương vẫn có thể gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng ở một số người với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa hoặc đau đầu. Khi đó, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng trở nặng.
Cách sử dụng tinh dầu hoa oải hương
Tùy vào nhu cầu khi sử dụng, bạn có thể dùng tinh dầu hoa oải hương theo các cách dưới đây:
- Trang trí: Oải hương tươi hoặc khô có thể được đặt ở một góc phòng, những khu vực mà bạn yêu thích giúp gia tăng thị giác và mùi hương.
- Thực phẩm: Hoa oải hương tươi được thêm vào thức ăn hay ngâm chúng trong trà hoặc sử dụng hoa khô như một túi thơm quần áo, khăn trải giường …
- Xông hơi: Liệu pháp hương thơm thông qua máy xông hơi, khuếch tán,…
- Dùng tại chỗ: Thoa dầu oải hương được ngâm trong dầu oliu hoặc dầu dừa dưới sự hướng dẫn bởi chuyên gia. Ngoài ra dầu oải hương còn được thêm vào các sản phẩm kem, sữa dưỡng, thậm chí là mỹ phẩm như mặt nạ, dầu gội,… đem lại mùi hương dịu nhẹ và dưỡng ẩm cho da.
- Viên uống bổ sung: Uống chiết xuất hoa oải hương dưới dạng viên nang.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh và cách điều trị
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin của tinh dầu hoa oải hương đến sức khỏe. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Webmd, Healthline, Verywellmind