Việc lựa chọn những loại rau ít tinh bột đóng vai trò quan trọng để mang đến hiệu quả giảm cân trong chế độ ăn keto. Cà rốt là một loại thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, liệu có nên sử dụng cà rốt trong chế độ ăn keto không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Có nên ăn cà rốt trong chế độ ăn keto không?
Contents
Chế độ ăn keto là gì?
Chế độ ăn keto là một phương pháp ăn kiêng bao gồm bổ sung khoảng 55 – 60% chất béo, tiêu thụ vừa phải 30 – 35% protein và chỉ 5 – 10% carbohydrate. Khi cắt giảm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn thường xuyên, chất béo sẽ được sử dụng thành nguồn nhiên liệu chính tạo ra trạng thái trao đổi chất ketosis để cung cấp năng lượng cho não bộ và cơ thể.[1]
Từ đó, giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể, tạo điều kiện giảm cân, cải thiện sự trao đổi chất, đồng thời nâng cao tinh thần và năng lượng.
Ngoài việc hỗ trợ giảm cân, trong một nghiên cứu chế độ ăn keto còn mang lại những lợi ích trong việc giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, mỡ máu cao, bệnh tim và ung thư.[2]
Chế độ ăn keto giúp cơ thể tiêu thụ chất béo làm năng lượng thay vì carbohydrate
Thành phần dinh dưỡng trong cà rốt
Nước và carbohydrate
Cà rốt chứa chủ yếu là nước và carbohydrate (carbs). Hàm lượng nước dao động từ 86 – 89% và có đến 9,58g carbs trong 100g cà rốt sống. Mặc dù không chứa nhiều carbohydrate như các loại rau củ khác nhưng cà rốt vẫn chứa một lượng carbs cao hơn nhiều loại rau xanh không chứa tinh bột như rau diếp cá hoặc rau bina.[3]
Cà rốt chứa chủ yếu là nước và carbohydrate
Chất xơ
Trong 100g cà rốt tươi chứa 2,8g chất xơ, trong đó các thành phần đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người gồm pectin (7,41%), hemicellulose (9,14%), cellulose (80,94%) và lignin (2,48%).[4]
Pectin là dạng chất xơ hòa tan chính trong cà rốt có thể làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột, từ đó khiến lượng đường trong máu giảm. Đồng thời, chất xơ hòa tan có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột cũng như giảm cholesterol trong máu.[5][6]
Các chất cellulose, hemicellulose và lignin trong cà rốt lại là chất xơ không hòa tan, có thể thúc đẩy nhu động ruột hoạt động thường xuyên, từ đó làm giảm nguy cơ táo bón.[7]
Trong 100g cà rốt tươi chứa 2.8g chất xơ đóng vai trò quan đối với sức khỏe
Vitamin và khoáng chất
Cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. 100g cà rốt chứa tới 16,700 IU vitamin A, đặc biệt là beta carotene – thành phần giúp duy trì thị lực tốt và quan trọng cho sự phát triển chức năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, cà rốt cũng chứa nhiều vitamin khác cần thiết như vitamin C (5,9 mg/100 g), các vitamin nhóm B gồm niacin, thiamin, riboflavin, pantothenic acid, folate,…[3]
Không chỉ có vitamin, cà rốt cũng chứa nhiều loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể gồm kali (240 mg/100g), natri (40 mg/100g), canxi (34 mg/100g), phốt pho (25 mg/100g), magie (9 mg/100g), sắt, đồng, kẽm,…[4]
Cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào
Các hợp chất thực vật khác
Cà rốt còn cung cấp nhiều hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ cải thiện chức năng của cơ thể như:
- Carotenoid: Tổng hàm lượng carotenoid (α và β-carotene) trong cà rốt dao động từ 6,000 – 54,800 mcg/100g giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa như ung thư, bệnh tim mạch, thoái hóa điểm vàng,…[4]
- Lutein: chất chống oxy hóa phổ biến nhất quan trọng đối với sức khỏe của mắt chủ yếu được tìm thấy trong cà rốt cam và vàng.[8]
- Polyacetylenes: Nghiên cứu đã xác định rằng polyacetylenes trong cà rốt có thể có hiệu quả trong điều trị bệnh bạch cầu.[9]
- Anthocyanin là chất chống oxy hóa mạnh, có thể được tìm thấy nhiều trong cà rốt có màu sẫm.
Tìm hiểu thêm: Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Anthocyanin là chất chống oxy hóa mạnh tìm thấy nhiều trong cà rốt có màu sẫm
Chế độ ăn keto có được ăn cà rốt không?
Cà rốt có hàm lượng dinh dưỡng chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin khoáng chất nhưng vẫn có một lượng carbohydrate tương đối. Do đó, bạn có thể bổ sung cà rốt trong chế độ ăn keto của mình, tuy nhiên sẽ cần phải cân nhắc tiêu thụ một lượng vừa đủ và hợp lý.
Ngoài ra, hàm lượng carbohydrate trong cà rốt không ảnh hưởng vào phương pháp nấu. Vì vậy bạn có thể được sống trực tiếp hoặc nấu chín cà rốt trong khẩu phần keto của mình.
Bạn có thể bổ sung cà rốt trong chế độ ăn keto của mình
Một số thực phẩm khác thay thế cà rốt trong chế độ ăn keto
Bạn có thể thay thế cà rốt trong chế độ keto bằng một số loại rau xanh có lượng carbohydrate thấp hơn ở các công thức nấu ăn như:
- Cần tây: Mỗi 100g cần tây chỉ chứa 3,32g carbohydrate.[10]
- Bông cải xanh: Carbohydrate có 3,8g trong 100g bông cải xanh.[11]
- Súp lơ: Mỗi 100g súp lơ cũng chỉ chứa 4,97g carbohydrate.[12]
Có thể thay thế cà rốt trong chế độ keto bằng rau cần tây
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu được lợi ích của cà rốt trong chế độ ăn kiêng keto. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên kết hợp bổ sung nhiêu loại rau khác để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng giúp một cơ thể khoẻ mạnh hơn. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích bạn nhé!
The ketogenic diet: Pros and cons
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31805451/
Carrots, raw
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/170393/nutrients
Chemical composition, functional properties and processing of carrot—a review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3550877/
Dietary fibre fractions from fruit and vegetable processing waste
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0308814603005314
The effect of raw carrot on serum lipids and colon function
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/474479/
Position of the American Dietetic Association: Health Implications of Dietary Fiber
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0002822302902282
Biosynthesis of carotenoids in carrot: an underground story comes to light
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23876238
Bioactive chemicals from carrot (Daucus carota) juice extracts for the treatment of leukemia
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21864090/
Celery, raw
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/2346405/nutrients
Broccoli, raw
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/747447/nutrients
Cauliflower, raw
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169986/nutrients
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Bệnh tiêu hóa và 11 cách phòng chống bệnh đường ruột ngày nắng nóng