Có nên sử dụng giấm táo trị mụn không?

Rate this post

Giấm táo ngoài công dụng làm gia vị trong nấu nướng, còn được biết đến có lợi ích cho làm đẹp trong việc hỗ trợ trị mụn trứng cá. Vậy cách sử dụng và các lưu ý khi dùng giấm táo trong trị mụn như thế nào, tham khảo bài viết sau nhé.

Bạn đang đọc: Có nên sử dụng giấm táo trị mụn không?

Giấm táo được tạo ra bằng cách lên men rượu táo, tạo ra một loại giấm có vị cay nồng, có màu ánh vàng và có tính axit cao. Ngoài các công dụng có lợi cho sức khỏe như: điều trị chứng cảm cúm thông thường, đau nhức cơ, viêm khớp, đái tháo đường, béo phì… Nó còn có tác dụng trong làm đẹp với việc hỗ trợ trị mụn. Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người biết cách sử dụng và những lưu ý khi dùng giấm táo để điều trị mụn.

Có nên sử dụng giấm táo để trị mụn

Có nên sử dụng giấm táo trị mụn không?

Giấm táo có hàm lượng axit axetic cao. Ngoài ra, còn chứa một số axit hữu cơ khác bao gồm axit lactic, axit gallic, axit protocatechuic, axit chlorogenic.

Dựa vào tính axit, nên nó có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm, hoạt tính này có thể giúp làm sạch da và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Giấm táo còn được sử dụng để hỗ trợ cho da mụn giúp loại bỏ dầu, bụi bẩn và giúp ngăn ngừa tình trạng lên mụn:

– Sử dụng giấm táo pha loãng rửa mặt hàng ngày, làm sạch da nhẹ nhàng thay vì xà phòng hoặc hóa chất mạnh, có thể giúp loại bỏ dầu, làm sạch da khỏi vi khuẩn, bụi bẩn.

– Dùng giấm táo làm toner: vai trò của toner trong việc chăm sóc da là làm sạch và làm căng da, giúp bảo vệ da khỏi vi khuẩn và các tạp chất khác. Giấm táo là một chất làm se da, có thể hoạt động như một loại nước hoa hồng.

Mặc dù giấm táo được nghiên cứu nhờ có tính axit nên nó có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn nhất định. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc giấm táo có thể tác động đến các loại vi khuẩn gây mụn như vi khuẩn Propionibacterium acnes hoặc Cutibacterium acnes –

Ngoài ra, cần lưu ý tới nồng độ axit axetic, một lượng thấp của nó cũng có thể gây kích ứng và làm khô da thậm chí gây tấy đỏ, mọc mụn nước. Đó là lý do tại sao bạn thường thấy khuyến cáo pha loãng giấm táo với nước trước khi thoa lên da.

Vì vậy, khi so sánh giữa lợi ích chưa được chứng minh rõ ràng và nguy cơ có thể gây kích ứng da nếu sử dụng không đúng cách thì việc sử dụng giấm táo để trị mụn là không nên. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách sử dụng giấm táo trong trị mụn hoặc tìm kiếm một sản phẩm đã được kiểm định, đánh giá là có lợi, an toàn hơn cho việc trị mụn.

Cách sử dụng giấm táo để trị mụn

Tìm hiểu thêm: Vai trò của Lactobacillus reuteri trong sức khỏe và bệnh tật

Có nên sử dụng giấm táo trị mụn không?

Khi nói đến phương pháp điều trị mụn tại nhà, giấm táo có thể không phải là sự lựa chọn an toàn nhất. Nếu không biết cách sử dụng nó có thể gây ra một số kích ứng. Tệ hơn, nó có thể gây bỏng cho da của bạn. Để sử dụng một cách an toàn, bạn nên tìm mua các sản phẩm có chứa thành phần giấm táo đã được nhà sản xuất chiết xuất và bổ sung vào các sản phẩm sữa rửa mặt, toner bán ra thị trường với hàm lượng cho phép, an toàn.

Nếu tự pha giấm táo để sử dụng tại nhà, cần lưu ý pha đúng cách theo công thức sau:

Sữa rửa mặt: để tạo hỗn hợp rửa mặt bằng giấm táo hoàn toàn tự nhiên, hãy trộn 1/4 cốc nước ấm với 1 thìa giấm táo.

Toner: công thức cho giấm táo như một loại toner là trộn 1 phần giấm táo với 2 phần nước tinh khiết. Sau khi rửa mặt để làm sạch da, có thể dùng bông gòn hoặc bình xịt thoa hỗn hợp này lên mặt.

Điều trị thâm mụn: để tự điều trị vết thâm bằng giấm táo, bạn chỉ cần chấm một lượng nhỏ lên vết thâm bằng tăm bông hoặc bông gòn đã ngâm giấm táo pha loãng

Những lưu ý cần biết khi sử dụng giấm táo trị mụn

Có nên sử dụng giấm táo trị mụn không?

>>>>>Xem thêm: Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Bản chất của giấm táo có tính axit mạnh. Do đó, nó có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc trong thời gian ngắn hoặc tệ hơn là bỏng khi bôi trực tiếp lên da trong thời gian dài.

Theo bài báo cáo về việc bỏng hóa học do giấm táo gây ra, cho biết cô gái 14 tuổi phải đến phòng khám da liễu nhi khoa để được đánh giá về hai vết ăn mòn trên mũi, do cô đã dùng dùng giấm táo để loại bỏ nốt ruồi trên cánh mũi.

Trong một nghiên cứu về việc ngâm giấm táo như một phương pháp điều trị viêm da dị ứng với 22 người lớn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc ngâm nước giấm táo không có tác động tích cực đến tính toàn vẹn của da ở những người bị viêm da và nó còn làm tăng kích ứng ở da với hầu hết những người tham gia

Vì vậy, để ngăn ngừa da bị tổn thương và kích ứng, chỉ nên sử dụng giấm với lượng nhỏ và pha loãng với nước .Bạn cũng nên tránh sử dụng giấm táo trên da nhạy cảm và vết thương hở.

Giấm táo có thể hỗ trợ trong điều trị mụn, tuy nhiên lợi ích được kiểm chứng chưa rõ ràng. Sử dụng không đúng cách có thể gây nên tình trạng da kích ứng, trầm trọng hơn tình trạng da của bạn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý muốn sử dụng giấm táo cho việc trị mụn.

Nguồn: Healthline, Medicalnewstoday

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Sử dụng retinol trong điều trị mụn

>>>>> Những loại thức uống giúp giảm mụn hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *