Bệnh trĩ là một tình trạng rất phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải. Dạo gần đây mọi người truyền nhau rằng giấm táo giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Điều này có thật sự đúng không, tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Có nên sử dụng giấm táo điều trị trĩ không
Bệnh trĩ là căn bệnh khá nhiều người mắc phải, đặc biệt là những người ít vận động và ăn uống mất cân đối. Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể từ nhẹ đến nặng, chúng gây đau, ngứa và chảy máu. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ như sử dụng thuốc, phẫu thuật,…Tuy nhiên bạn có thể làm giảm ngứa và chữa lành bệnh trĩ bằng các phương pháp điều trị tại nhà như sử dụng giấm táo.
Contents
Tổng quan về trĩ
Trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch ở trực tràng dưới và hậu môn. Chúng thường là do áp lực đè lên các tĩnh mạch khi bạn căng thẳng lúc đi tiêu.
Búi trĩ có thể ở bên trong được gọi là trĩ nội, nghĩa là chúng nằm dọc theo thành bên trong hậu môn, chịu lực nén nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.
Búi trĩ bên ngoài được gọi là trĩ ngoại, nghĩa là bạn có thể sờ thấy chúng ở bên ngoài hậu môn và gây đau đớn khi có huyết khối xuất hiện. Khi một khối trĩ bên trong sa ra ngoài (phình ra ngoài) qua hậu môn, nó có thể mang theo chất nhầy, làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng và gây ngứa. Việc đi ngoài cũng có thể khiến tình trạng ngứa ngáy tồi tệ hơn, thậm chí có thể gây chảy máu.
Giấm táo có giúp điều trị trĩ không?
Giấm táo là một loại gia vị được nhiều người biết đến với nhiều công dụng từ nấu nướng đến làm đẹp, sức khỏe. Gần đây, nó ngày càng trở nên phổ biến trên Internet như một phương pháp tự nhiên tại nhà cho một số tình trạng như mụn cóc, táo bón, trị mụn, trĩ,…
Giấm táo được tạo ra bằng cách lên men đường từ táo bằng quy trình hai bước biến đường thành axit axetic, đó là thành phần hoạt tính trong giấm. Axit axetic là chất làm se, giúp se nhỏ các mô hữu cơ, chẳng hạn như da. Giấm táo cũng đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn, có thể ngăn chặn chứng viêm giúp giảm sưng tấy và kích ứng của búi trĩ, cải thiện một số tình trạng nhất định.
Nhiều người đã từng sử dụng giấm táo điều trị trĩ cho biết rằng giấm táo giúp giảm đau và ngứa ngay lập tức do bệnh trĩ gây ra.
Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Nếu bệnh trĩ của bạn đang ở mức độ nhẹ và bạn muốn điều trị tại nhà trước tiên thì có thể thử dùng giấm táo vì giấm táo có chi phí thấp và dễ thực hiện, nhưng bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào tại nhà.
Mặc dù giấm táo có thể là một phương pháp điều trị hữu ích cho một số tình trạng, nhưng việc thoa trực tiếp lên da có thể gây kích ứng và bỏng thêm. Vì vậy bạn phải biết pha loãng giấm táo đúng cách để đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị trĩ mà không gây hại cho sức khỏe hoặc bạn.
Cách dùng giấm táo hỗ trợ trị trĩ
Tìm hiểu thêm: Bánh cuốn bao nhiêu calo? Ăn bánh cuốn có béo không? Cách ăn giảm cân
Pha loãng giấm táo với nước có thể làm giảm nguy cơ kích ứng da và bỏng. Bạn có thể pha loãng giấm táo với nước và để đông lạnh trong khay đá. Khi sử dụng, bạn có thể bọc qua 1 tấm khăn mỏng và chườm vào chỗ bị trĩ, cảm giác lạnh sẽ giúp vùng da quanh hậu môn cảm thấy dễ chịu hơn, có thể giúp giảm đau, sưng và ngứa tạm thời.
Nếu muốn dùng thử giấm táo điều trị bệnh trĩ của mình, bạn cũng có thể thử ngâm mình trong bồn nước ấm pha giấm táo. Chỉ cần thêm 2 cốc giấm vào một bồn nước ấm và ngâm trong 15 đến 20 phút. Hãy tắm lại bằng nước sạch sau khi ngâm mình.
Các phương pháp điều trị trĩ khác
Sau đây là các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà khác. Những phương pháp này có thể giúp giảm đau cũng như thu nhỏ các búi trĩ mà không gây bỏng hoặc làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.
Bồn tắm Sitz
Các chuyên gia thường khuyên dùng phương pháp điều trị bệnh trĩ này. Chỉ cần ngâm mình trong nước ấm 15 phút nhiều lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi tiêu. Bồn tắm sitz sẽ giúp giữ hậu môn sạch sẽ, giảm viêm và khó chịu do trĩ.
Bạn có thể tạo hỗn hợp sền sệt muối epsom và glycerin bôi trực tiếp lên búi trĩ để giảm đau. Đây là cách thực hiện:
– Trộn các phần bằng nhau muối epsom và glycerin để tạo thành hỗn hợp sền sệt (2 muỗng canh mỗi loại là đủ).
– Bôi hỗn hợp vào một miếng gạc và đặt nó vào nơi bạn cảm thấy khó chịu.
– Để trong 20 phút.
– Lặp lại sáu giờ một lần cho đến khi cơn đau của bạn được cải thiện.
Nha đam
Nha đam có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm sưng và cải thiện cơn đau của bệnh trĩ. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh công dụng của nó đối với bệnh trĩ, nhưng nha đam được xem là có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm da khác và giúp chữa lành vết thương.
Cây phỉ
Nghiên cứu hoạt động chống oxy hóa và chống viêm của cây phỉ cho thấy cây phỉ có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và làm se lỗ chân lông. Những đặc tính này có thể giúp giảm đau, ngứa và sưng tấy mà không làm cho các tình trạng khác tồi tệ hơn.
Vỏ hạt mã đề
Vỏ hạt mã đề cung cấp chất xơ giúp giảm tình trạng táo bón, làm mềm phân giúp chúng đi ra dễ dàng hơn. Nó sẽ không giúp bạn giảm ngay các triệu chứng trĩ, nhưng giảm táo bón và mềm phân sẽ làm tình trạng trĩ không trầm trọng thêm.
Khi nào bạn cần sự giúp đỡ từ bác sĩ
>>>>>Xem thêm: Rau diếp cá có tác dụng gì? 17 lợi ích và lưu ý khi sử dụng diếp cá
Hãy đến gặp bác sĩ nếu các biện pháp điều trị tại nhà không thuyên giảm sau một tuần hoặc nếu cơn đau và tình trạng nghiêm trọng như: búi trĩ chảy máu thường xuyên, chảy máu trực tràng quá nhiều hoặc chảy máu kèm theo chóng mặt, choáng váng.
Đau và chảy máu khi đi tiêu là các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ, tuy nhiên các bệnh lý nghiêm trọng khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này. Nếu bạn không chắc mình mắc bệnh trĩ, đừng tự cho rằng các triệu chứng của bạn là do bệnh trĩ mà hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán.
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn nhiều thông tin về bệnh trĩ và cách sử dụng giấm táo điều trị bệnh trĩ. Nên nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất cứ phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ những chuyên gia y tế.
Nguồn: Healthline
Có thể bạn quan tâm:
>>>>>> Lưu ý khi chọn đồ dùng cho người bệnh trĩ
>>>>>> Những mẹo làm giảm chảy máu khi mắc bệnh trĩ