Có nên sử dụng cam thảo hằng ngày không

Rate this post

Cam thảo là một loại thuốc từ xưa tới nay được mọi người tin dùng để trị viêm họng, viêm da hoặc nhiễm trùng,…Nhưng Cam thảo có thể sử dụng hằng ngày được không, có lưu ý gì không. Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ.

Bạn đang đọc: Có nên sử dụng cam thảo hằng ngày không

Cam thảo với bộ phận dùng là rễ phơi khô hoặc sấy khô, có thành phần hóa học chính là glycyrrhizin có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Việc sử dụng cam thảo để điều trị bệnh không còn quá xa lạ, Vậy sử dụng Cam thảo hằng ngày có được không, có cần lưu ý gì không, cùng xem bài viết sau đây.

Cam thảo có thể sử dụng hằng ngày không?

Có nên sử dụng cam thảo hằng ngày không

Cam thảo ngày nay được tìm thấy trong kẹo, hỗn hợp trị ho, trà và thuốc thảo dược. Nó được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận là an toàn để sử dụng trong thực phẩm. Lượng tiêu thụ hàng ngày của cam thảo được Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) khuyến cáo rằng không được vượt quá 100mg glycyrrhizin tương đương 60–70g cam thảo.

Tuy nhiên, nhiều loại kẹo và thực phẩm chức năng không liệt kê chính xác lượng axit glycyrrhizic (glycyrrhizin) trong sản phẩm. Việc thiếu thông tin chi tiết này làm cho khả năng quá liều, đặc biệt là đối với trẻ em ăn nhiều kẹo cam thảo trong thời gian dài

Việc sử dụng cam thảo hằng ngày là không nên trừ khi có đơn thuốc từ bác sĩ dùng để điều trị bệnh.Theo bài báo cáo về việc tăng huyết áp do trà cảm thảo, khi dùng cam thảo trong thời gian dài sẽ làm cho nồng độ glycyrrhizin tăng cao từ đó gây ra sự gia tăng bất thường hormone căng thẳng cortisol, có thể gây mất cân bằng trọng lượng chất lỏng và chất điện giải của bạn [1]. Từ đó sẽ xuất hiện các triệu chứng như: hạ kali máu, cao huyết áp, nhịp tim bất thường,….

Theo bài báo cáo về việc sử dụng trà cam thảo xảy ra độc tố cho biết, một người phụ nữ 42 tuổi sử dụng 8 gói trà thảo mộc có cam thảo mỗi ngày (trên nhãn hộp gợi ý 3-12 gói/ngày) phải nhập viện điều trị vì huyết áp cao và xảy ra tình trạng hạ kali máu. Sau 8 tuần điều trị, huyết áp và kali máu đã trở lại bình thường sau khi ngưng dùng trà [2].

Trong một trường hợp hội chứng bệnh não có thể hồi phục sau liên quan đến việc ăn cam thảo, một cậu bé 10 tuổi ăn nhiều cam thảo đen trong 4 tháng đã bị cao huyết áp, phù mạch cục bộ và mắc hội chứng co giật [3].

Vì vậy liều lượng của cam thảo sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh cần điều trị, để có thể sử dụng nó mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để cam thảo phát huy công dụng và không gây các tác dụng không mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng Cam thảo

Tìm hiểu thêm: Những lợi ích tuyệt vời khi dùng tinh bột nghệ với mật ong

Có nên sử dụng cam thảo hằng ngày không

>>>>>Xem thêm: 15 cách kéo dài thời gian quan hệ đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

– Nếu bạn cần phẫu thuật, hãy ngừng dùng cam thảo trước thời hạn ít nhất 2 tuần.

– Phụ nữ có thai và cho con bú: Tiêu thụ nhiều cam thảo đặc biệt là glycyrrhizin trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ của em bé. Trong một nghiên cứu việc tiêu thụ cam thảo ở bà mẹ và các kết quả nghiêm trọng về nhận thức và tâm thần ở trẻ em cho thấy những đứa trẻ đó sẽ bị suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ, rối loạn ngoại vi và tử vong cao hơn ở tuổi trưởng thành sau này [4].

– Những người có bệnh nền là tăng huyết áp, hạ kali máu, suy tim sung huyết nên tránh hoàn toàn các sản phẩm cam thảo có chứa glycyrrhizin.

Ngộ độc cam thảo: sử dụng quá liều có thể dẫn đến suy thận, suy tim sung huyết hoặc tích tụ chất lỏng dư thừa trong phổi (phù phổi)

– Hãy sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, không tự ý sử dụng mà không có sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Không sử dụng sản phẩm này nhiều hơn mức khuyến cáo trên nhãn.

– Không sử dụng các dạng khác nhau (bột, rễ, chiết xuất, chất lỏng, trà,…) của cam thảo cùng một lúc mà không có lời khuyên của bác sĩ. Sử dụng các công thức khác nhau cùng nhau làm tăng nguy cơ quá liều.

– Không dùng cam thảo tại chỗ (cho da) bằng đường uống. Dạng bôi của sản phẩm này chỉ dùng ngoài da.

– Bảo quản ở nhiệt độ phòng tránh ẩm, nóng và ánh sáng.

Tránh dùng cam thảo với các dược liệu sau:

Nhân trần: Mọi người hay sử dụng để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược. Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan giúp đào thải, trong cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc có tính giữ nước.Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Cam toại: Theo Nghiên cứu thực nghiệm Trung dược 18 phản, Trích yếu Luận văn hội nghị học thuật khoa học Sinh lý Trung quốc 136 cho biết, lúc phối hợp cam thảo với cam toại, nếu cam thảo lượng bằng hoặc ít hơn cam toại thì không có tác dụng tương phản, có lúc còn giảm bớt tác dụng phụ của Cam toại, nhưng nếu lượng cam thảo lớn hơn cam toại thì tác dụng tương phản

Đại kích, Nguyên hoa: Theo bài nghiên cứu thực nghiệm Trung dược 18 phản, kết hợp đại kích, nguyên hoa và cam thảo cùng dùng thì tác dụng lợi tiểu và tả hạ của thuốc giảm rõ và có xu hướng làm tăng độc tính của Nguyên hoa. Tỷ lệ Cam thảo càng cao, tác dụng tương phản càng mạnh, ngược lại nếu lượng Cam thảo ít thì không có tác dụng tương phản. Trên lâm sàng thường không nên dùng phối hợp.

Bài viết trên đã giúp mọi người có thông tin thêm về việc sử dụng cam thảo trong cuộc sống hằng ngày. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có thể sử dụng cam thảo đúng cách và không gây tác dụng phụ.

Nguồn: Healthline, Medicalnewstoday, Sở Y Tế Nam Định, Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1 (p326-330)

Bạn có thể quan tâm

>>>>> Sử dụng cam thảo an toàn, hiệu quả

>>>>> Có thể sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *