Giấm táo được xem là một trong số những cách tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị eczema. Vậy giấm táo có thật sự có lợi ích trong trị ezema không, cách sử dụng và lưu ý như thế nào?Tham khảo bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Có nên sử dụng giấm táo điều trị eczema không?
Bệnh eczema hay còn được gọi là bệnh chàm được biết đến là không có cách nào để có thế chữa dứt hẳn, vì vậy mục tiêu của việc điều trị là làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh như ngứa da, khô da, da nhạy cảm và các vùng da bị sưng tấy. Nhiều người bị bệnh eczema đã thử nghiệm các phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà trong đó có việc sử dụng giấm táo. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về những lợi ích của giấm táo đối với bệnh eczema, cách sử dụng, những lưu ý khi dùng giấm táo cũng như là các phương pháp khác để điều trị eczema.
Contents
Lợi ích của giấm táo đối với eczema
Một làn da khỏe mạnh có độ pH tự nhiên dưới 5,0 (pH axit). Những người bị bệnh eczema thường có nồng độ pH cao hơn những người không bị do tác động của xà phòng, mỹ phẩm, nước máy,… đó là lí do tại sao bệnh eczema thường bị kích hoạt bởi xà phòng.
Nồng độ pH đóng một vai trò trong việc phá vỡ hàng rào bảo vệ của da. Nồng độ axit cũng liên quan đến sự phá vỡ hệ vi sinh vật của da, giúp bảo vệ da khỏi vi khuẩn xấu.
Là một axit nhẹ, giấm táo đã được sử dụng như một phương pháp điều trị thay thế cho bệnh eczema trong nhiều thập kỷ, điều này là do:
– Axit trong giấm táo có thể làm giảm vi khuẩn và nấm men trên da, vậy nên nó có thể được sử dụng thay cho xà phòng trong một số trường hợp.
– Giấm táo có thể giúp làm cân bằng độ pH của da và đưa nó trở lại mức pH tự nhiên.
Các thành viên của Hiệp hội eczema Quốc gia đã báo cáo trên bài viết về mẹo sử dụng bồn tắm để kiểm soát các triệu chứng bệnh eczema rằng tắm giấm táo giúp làm dịu da và tăng cường độ ẩm cho da [1].
Lưu ý: Mặc dù đã có một số báo cáo về sự cải thiện các triệu chứng bệnh eczema từ giấm táo, nhưng hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng minh hiệu quả của nó. Vậy nên, nếu bạn đang cân nhắc việc thử dùng giấm táo để điều trị bệnh eczema, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách sử dụng giấm táo để trị eczema
Tắm bồn với giấm táo
Thêm giấm táo vào bồn tắm và nước ấm có thể giúp khôi phục độ axit tự nhiên của da.
Cách làm: thêm 2 cốc giấm táo vào bồn nước ấm (không nóng ). Ngâm mình từ 15 đến 20 phút rồi rửa sạch bằng nước mát. Tiếp theo là sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không có mùi thơm cho da.
Kem dưỡng ẩm giấm táo
Bạn có thể tự tạo cho mình kem dưỡng ẩm giấm táo vừa giúp bạn dưỡng ẩm đồng thời khôi phục độ cân bằng pH cho da. Kem dưỡng ẩm giấm táo sẽ cân bằng axit cho da để có thể giúp da bạn giữ được độ ẩm lâu hơn.
Cách làm: trộn 1 thìa giấm táo với 1/4 cốc dầu dừa nguyên chất. Nghiên cứu về các hoạt động chống viêm của dầu dừa nguyên chất cho thấy rằng dầu dừa có thể giảm viêm và làm dịu vùng da bị đau [2].
Nước hoa hồng giấm táo dành cho da mặt
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn cho phép nó tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu trên da, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Là một loại nước hoa hồng, giấm táo có tác dụng làm sạch da đồng thời giảm viêm.
Cách làm: pha 1 phần giấm táo với 2 phần nước khoáng, thấm vào bông gòn và lau quanh mặt theo chuyển động tròn, sau đó sử dụng lên da một loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng.
Dầu dưỡng tóc giấm táo
Tìm hiểu thêm: Biến chứng sau nhổ răng có thể gặp phải và cách chăm sóc sau nhổ răng
Giấm táo có đặc tính kháng nấm cho phép nó chống lại một loại nấm gây ra gàu có tên là Malassezia. Nấm Malassezia và bệnh eczema thường cùng tồn tại.
Chúng ta có thể tạo dầu dưỡng tóc bằng cách trộn giấm táo với dầu hướng dương. Các nghiên cứu về các phương pháp điều trị eczema bổ sung và thay thế đã chỉ ra rằng dầu hướng dương giúp khôi phục hàng rào bảo vệ của da và cải thiện khả năng giữ ẩm [3].
Cách làm: thêm 1 thìa giấm táo vào 1/4 cốc dầu hướng dương. Thoa đều hỗn hợp lên da đầu ngay sau khi tắm.
Phương pháp quấn ướt giấm táo
Đối với những đợt bùng phát bệnh eczema dữ dội, bạn có thể thêm giấm táo vào một miếng gạc, khăn giấy hoặc vải bông sạch rồi thực hiện biện pháp quấn ướt.
Cách làm: pha dung dịch với 1 cốc nước ấm và 1 thìa giấm táo, thấm ướt bằng vải và thoa lên những vùng da bị kích ứng nghiêm trọng. Sau đó dùng vải khô hoặc màng bọc thực phẩm bọc băng lại. Mang khăn ướt của bạn trong ít nhất ba giờ hoặc bạn cũng có thể giữ nó qua đêm, điều này sẽ giúp bổ sung độ ẩm cho da của bạn trong khi giấm táo tiêu diệt vi khuẩn có hại.
Một số phương pháp khác điều trị eczema
– Tắm bột yến mạch: cho bột vào nước tắm ấm và ngâm mình trong 10 đến 15 phút để giúp làm mềm vùng da thô ráp và giảm ngứa. Sau khi tắm, vỗ nhẹ cho da khô và thoa một lớp dày kem dưỡng ẩm không gây dị ứng có hàm lượng dầu cao.
– Dầu hoa anh thảo: dầu hoa anh thảo có chứa omega 6 và axit gamma linolenic, có thể đóng vai trò ngăn ngừa chứng viêm trong cơ thể. Khi dùng bằng đường uống, nó được sử dụng để điều trị các tình trạng viêm nhiễm toàn thân như bệnh eczema.
– Dầu dừa: các nghiên cứu về các phương pháp điều trị eczema bổ sung và thay thế của Hiệp hội Eczema Quốc gia đã chỉ ra rằng, khả năng kháng khuẩn của dầu dừa có thể làm giảm vi khuẩn tụ cầu trên da, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này rất quan trọng đối với những người bị bệnh eczema vì các mảng da bị viêm có thể bị nứt và chảy nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
– Dầu hướng dương: dầu hướng dương có thể được thoa trực tiếp lên da, không pha loãng, tốt nhất là sau khi tắm xong khi da còn ẩm, nó giúp bảo vệ lớp ngoài của da, giúp giữ ẩm và ngăn vi khuẩn ra ngoài.
– Cây phỉ: cây phỉ đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương pháp điều trị tại chỗ cho chứng viêm da, thường được áp dụng để làm dịu vùng da bị viêm, các vùng chảy dịch khô và giảm ngứa. Tuy nhiên, nghiên cứu về cây phỉ chữa bệnh eczema rất khan hiếm.
– Kem calendula: là một loại dầu tự nhiên được chiết xuất từ hoa cúc vạn thọ, kem calendula là một phương thuốc dân gian để chữa lành viêm da, bỏng và vết cắt, nó được cho là cải thiện lưu lượng máu đến các khu vực bị thương hoặc viêm, giúp da ngậm nước và giúp chống lại nhiễm trùng. Tuy vậy, vẫn còn thiếu các nghiên cứu về hiệu quả của calendula đối với bệnh eczema.
– Châm cứu và bấm huyệt: thực hành châm cứu là sử dụng các kim nhỏ châm vào các điểm cụ thể trên cơ thể. Mặc dù cần nghiên cứu thêm, một số đánh giá và phân tích tổng hợp về hiệu quả của châm cứu trong bệnh ngứa tin rằng châm cứu có thể làm giảm ngứa. Tương tự như châm cứu, bấm huyệt sử dụng các ngón tay và bàn tay để tạo áp lực thay vì dùng kim [4]. Nghiên cứu sơ bộ về hiệu quả của bấm huyệt đối với chứng ngứa và viêm da cơ địa đã chỉ ra rằng bấm huyệt có thể làm giảm ngứa da do eczema [5].
– Kỹ thuật thư giãn: căng thẳng là nguyên nhân gây bệnh eczema phổ biến. Mặc dù không rõ chính xác lý do tại sao, nhưng người ta tin rằng căng thẳng đóng một vai trò trong việc phát triển chứng viêm. Học cách đối phó với các tình huống căng thẳng bằng cách sử dụng các kỹ thuật thư giãn như: thiền, yoga, âm nhạc trị liệu, thôi miên,…. có thể giúp giảm các đợt bùng phát bệnh eczema.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng giấm táo trị eczema
>>>>>Xem thêm: 8 nguyên nhân đi cầu ra máu và cách điều trị, lưu ý cần biết
Với bệnh eczema, luôn có nguy cơ các sản phẩm sử dụng sẽ gây kích ứng da, để đảm bảo cho việc điều trị bệnh eczema bằng giấm táo được hiệu quả, bạn nên lưu ý những điều sau:
– Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo để điều trị eczema, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
– Trước tiên, nên thử bắt đầu với một lượng nhỏ giấm táo và đợi một vài ngày để chắc chắn rằng bạn không gặp phải phản ứng bất lợi nào trên da.
– Nếu sử dụng với số lượng lớn, trong thời gian dài, hàm lượng axit cao trong giấm táo có thể gây ra các tổn thương da. Do đó, để an toàn, bạn phải pha loãng trước khi sử dụng và không dùng trong thời gian dài.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về lợi ích của giấm táo tới việc điều trị bệnh eczema, cách sử dụng, những lưu ý khi sử dụng giấm táo và một vài biện pháp thay thế khác để điều trị eczema. Mặc dù đã có một số báo cáo về sự cải thiện các triệu chứng bệnh eczema từ giấm táo, nhưng vẫn chưa đi đến kết luận cụ thể. Nếu bạn muốn dùng giấm táo để điều trị bệnh eczema, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nguồn: healthline, verywellhealth
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Bệnh chàm, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả
>>>>> Cách dùng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng giấm táo