Cỏ mực là một loại dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, được dùng trong các bài thuốc dân gian. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của cây cỏ mực nhé!
Bạn đang đọc: Cỏ mực có tác dụng gì? 12 tác dụng của cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi)
Contents
Cầm máu
Theo các nghiên cứu hiện đại, cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu, giúp máu ngưng chảy ra ngoài như là xuất huyết bên trong tử cung. Thành phần của cây cỏ mực chứa các chất dầu bay hơi, chất làm mềm da, vitamin PP, vitamin A, tanin,…
Ngoài ra, cỏ mực khi kết hợp với một số nguyên liệu khác như đại táo, bạch cập, cam thảo,…giúp chữa chảy máu dạ dày, chảy máu cam,…
Bài thuốc:
- Nguyên liệu: Cỏ nhọ nồi 12g, sinh địa 15g, nữ trinh tử 12g, phục linh 12g, đương qui 9g, mai ba ba 30g, bạch thược 12g, tiên hạc thảo 15g.
- Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Cỏ mực có tác dụng cầm máu
Chữa tưa lưỡi ở trẻ em
Cỏ mực có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn có trong miệng của bé. Thành phần của cây cỏ mực chứa wedelolactone có tác dụng ức chế quá trình sinh các yếu tố tiền viêm như cytokine TNF, IL-6, IL-12 p40.
Bài thuốc:
- Nguyên liệu: Cỏ mực tươi 4g, lá hẹ tươi 2g.
- Cách làm: Giã nhuyễn nguyên liệu, sau đó lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.
Cỏ mực chữa tưa lưỡi ở trẻ em
Chữa rong kinh
Cây cỏ mực có vị ngọt, tính mát, hơi chua,…có tác dụng tiểu tiện ra máu, tỉnh trạng rong kinh. Thành phần cỏ mực có chứa tinh dầu, chất đắng, tanin, ecliptin giúp chống chảy máu tử cung.
Bài thuốc chính:
- Nguyên liệu: cỏ mực 16g, ích mẫu 20g, đào nhân 10g, uất kim 8g, nga truật 10g, tóc rối đốt thành than 6g, bách thảo sương 14g.
- Cách làm: Lấy nguyên liệu ở trên sắc kỹ cùng 5 bát nước đến khi cạn còn 1 bát thì uống. Một ngày uống 3 lần trước kỳ kinh nguyệt sẽ đem lại hiệu quả trong việc điều trị chứng rong kinh.
Cỏ mực chữa rong kinh ở phụ nữ
Hỗ trợ điều trị viêm xoang
Cây cỏ mực có tác dụng làm giảm chảy máu cam, giảm sưng niêm mạc xoang, giúp thông mũi. Thành phần của cây cỏ mực giúp điều trị xiêm xoang: tinh dầu, alcaloid, saponin,…
Dùng một nắm lá cỏ mực tươi rồi đem giã nhuyễn vắt lấy nước uống với nước ấm mỗi ngày. Liệu trình này sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn, khó chịu khi thời tiết thay đổi.
Bài thuốc:
- Nguyên liệu: cỏ nhọ nồi 20g, củ rẻ quạt 20g, cam thảo 16g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 20g.
- Cách làm: rửa sạch những nguyên liệu, để cho ráo nước. Sắc một số nguyên liệu thành một thang thuốc. Mỗi ngày dùng một thang, chia ra 2 – 3 lần uống thuốc. Bắt buộc phải dùng thuốc liên tục hàng ngày. Thời gian trị kéo dài khoảng 4 – 5 ngày, khi ấy các biểu hiện viêm xoang sẽ giảm đáng kể.
Cỏ mực hỗ trợ điều trị viêm xoang
Tốt cho gan
Trong cây cỏ mực có chứa flavonoid cùng một số hoạt chất khác giúp gan hoạt động hiệu quả và phòng ngừa một số bệnh lý về gan. Nhờ vậy mà từ lâu, cỏ nhọ nồi đã được các bác sĩ y học cổ truyền Ấn Độ dùng để cải thiện chức năng gan và điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan vàng da.
Dịch chiết ethanol trong cỏ mực đã được chứng minh rằng có khả năng tăng cường hoạt động của các enzyme chống oxy hóa gan, tăng trọng lượng gan. Ngoài ra, cỏ mực còn có công dụng tái tạo tế bào gan, bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, chất độc trong thực phẩm.
Bài thuốc:
- Nguyên liệu: cỏ mực 30g, đương quy 15g, trạch tả 15g, nữ trinh tử 20g.
- Cách làm: Lấy nguyên liệu ở trên sắc lấy nước thuốc khoảng 150ml là dùng được. Sắc và uống mỗi ngày 1 thang.
Cỏ mực tốt cho gan
Tốt cho tóc
Cây cỏ mực có thể giúp cho mái tóc của bạn trở nên chắc khỏe, bóng mượt. Thành phần của cây cỏ mực có chứa: vitamin E, vitamin A, vitamin K, tinh dầu,…
Bên cạnh đó, hoạt chất methanol có trong cây cỏ mực giúp làm giảm chứng tóc bạc và kích thích tóc mọc nhanh trở lại.
Chữa râu tóc bạc sớm: cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1 – 2 muỗng canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống.
Hoặc: cỏ mực 1 – 2kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300 – 1.000g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên được hoàn bằng mật ong, mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối.
Cỏ mực tốt cho tóc
Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Cây cỏ mực thuộc nhóm dược liệu có tính mát, vị chua ngọt có tác dụng tốt đối với gan và thận. Vì vậy, cỏ mực được xem là thành phần có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận.
Bài thuốc:
- Nguyên liệu: Cỏ mực 20g, kim tiền thảo 15g.
- Cách làm: Lấy nguyên liệu trên đem sắc lấy nước uống. Nếu cảm thấy khó uống thì bạn có thể cho thêm 1 ít đường cát vào cho dễ uống. Có thể dùng thay trà trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Quai bị có lây không? 4 nguy cơ lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa
Cỏ mực hỗ trợ điều trị sỏi thận
Chữa mộng tinh
Cây cỏ mực có tác dụng ổn định lưu thông máu và nồng độ hormone sinh dục. Đồng thời giúp cải thiện sức khỏe của cơ thể và giảm tần suất mộng tinh.
Với thành phần của cây cỏ mực có chứa tinh dầu, chất alcaloid, caroten, chất đắng và tanin giúp ổn định lưu máu ở bộ phận sinh dục, làm đẩy thể hang, giúp nam giới sung mãn hơn khi quan hệ tình dục.
Bài thuốc:
- Nguyên liệu: cỏ mực.
- Cách làm: Lấy nguyên liệu sấy khô, tán thành bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30g.
Cỏ mực hỗ trợ điều trị mộng tinh
Chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng
Một trong những tác dụng của cỏ mực là làm sạch đờm, giảm nhiễm trùng và điều trị hiệu quả một số vấn đề về đường hô hấp.
Kết hợp nhọ nồi và mật ong có thể tạo ra một phương thuốc giúp bạn giảm ho, giảm đau tức ngực,…Với thành phần của cây cỏ mực có chứa tinh dầu, alcaloid, saponin,…giúp chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng.
Bài thuốc:
- Nguyên liệu: Cỏ nhọ nồi 20g, bồ công anh 20g, củ rẻ quạt 12g, kim ngân hoa 16g, cam thảo đất 16g.
- Cách làm: sắc các nguyên liệu trên lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang, dùng trong 3 – 5 ngày.
Chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng
Chữa bệnh kiết lỵ
Cây cỏ mực giúp ức chế sự co thắt ruột, làm giãn ruột bởi tác dụng của tanin, flavonoid, alcaloid và tinh dầu. Bên cạnh đó, cây cỏ mực còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Cỏ nhọ nồi 120g, đường 30g (nếu kiết lỵ phân có chất nhầy trắng thì dùng đường đỏ, nếu phân có máu thì dùng đường trắng, nếu phân vừa có chất nhầy vừa có máu thì dùng nửa đường đỏ, nửa đường trắng) và nước.
- Cách làm: Nấu lấy nước uống hết trong ngày thay cho nước lọc.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Rau sam 50g, rau má 30g, cỏ mực 30g, cỏ sữa lá nhỏ 20g, vỏ quýt 2g.
- Cách làm: Lấy các nguyên liệu trên rửa thật sạch, cho vào nồi, nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Cỏ mực chữa bệnh kiết lỵ
Chữa bệnh chàm ở trẻ em
Theo y học cổ truyền, chàm ở trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi giúp da của trẻ không bị kích ứng.
Trong lá của cây cỏ mực có chứa flavonoid, tanin,… tăng khả năng làm sạch, tăng sức đề kháng và bảo vệ làn da khỏi các gốc tự do gây hại cho làn da của bé.
Bài thuốc:
- Nguyên liệu: Cỏ mực 50g.
- Cách làm: Lấy nguyên liệu trên đưa đi sắc cô đặc rồi bôi vào chỗ bị đau của trẻ mỗi ngày 3 lần, trong vòng 5 ngày sẽ thấy bớt ngứa, không còn dịch vàng, da đóng vảy và bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 tuần.
Cỏ mực chữa bệnh chàm ở trẻ em
Cải thiện tuần hoàn máu
Cỏ mực có tác dụng cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da (đặc biệt là da đầu), giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết đến các cơ quan trong cơ thể.
Với các thành phần có trong cây cỏ mực, chẳng hạn như: tinh dầu, alcaloid, vitamin A, vitamin E,… kết hợp với các hoạt chất có trong dược liệu khác sẽ giúp nâng cao hiệu quả.
Bài thuốc:
- Nguyên liệu: Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g.
- Cách làm: Lấy các nguyên liệu trên đưa đi rửa sạch đem sắc uống mỗi ngày một thang, mỗi đợt uống 15 ngày.
Công dụng: có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.
Cỏ mực cải thiện tuần hoàn máu
Lưu ý khi dùng cỏ mực
- Không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai vì rất dễ gây băng huyết.
- Ngoài ra, không nên dùng với người hư hàn, nếu không rửa sạch trước khi nấu uống có thể gây tiêu chảy.
- Bên cạnh đó, người bị sôi bụng, viêm đại tràng mạn tính hoặc đại tiện lỏng tốt nhất cũng không nên sử dụng.
- Đặc biệt, đối với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên dùng lá nhỏ nồi đắp dưới bẹn hoặc nách để chữa sốt. Tuyệt đối không được dùng đường uống để đảm bảo vô trùng cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Chất khoáng là gì? Vai trò của chất khoáng với cơ thể
Lưu ý khi sử dụng cỏ mực
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến tác dụng của cây cỏ mực. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến cho những người thân của mình nhé!
Nguồn: Ncbi, Encyclopedia, Sciencedirect, Tracuuduoclieu