Hiện nay, đa số người bệnh nhiễm Covid-19 ở thể nhẹ nên có thể được theo dõi và điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, rất nhiều người đặt ra câu hỏi “Điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi?” và có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Cùng tìm kiếm đáp án cho câu hỏi này qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi? 4 giai đoạn nhiễm COVID-19
Contents
Điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi?
Tùy vào mức độ nhiễm Covid-19 cũng như khả năng miễn dịch và thể trạng của từng người mà thời gian điều trị bệnh sẽ khác nhau.
Thời gian để các triệu chứng của Covid-19 như khó thở, ho, đau đầu hoặc mệt mỏi,… sẽ biến mất hoàn toàn là khoảng 2 tuần nếu bệnh ở mức độ nhẹ và 6 tuần nếu bạn có những biểu hiện nặng cần vào viện điều trị.
Cần từ 2 – 6 tuần để các triệu chứng của Covid-19 hoàn toàn biến mất
Các giai đoạn nhiễm COVID-19
Giai đoạn ủ bệnh và lây lan
Trong giai đoạn này, người bệnh đã nhiễm virus Covid-19 và có khả năng lây lan cho người khác. Tuy nhiên, người bệnh không hề có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh. Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Giai đoạn ủ bệnh và lây lan sẽ không biểu hiện triệu chứng
Giai đoạn bệnh nhẹ và trung bình
Kế tiếp giai đoạn ủ bệnh, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, không quá điển hình và thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường với các biểu hiện như:
- Sốt cao có kèm theo cảm giác ớn lạnh hoặc rét run.
- Ho khan, ngứa rát họng.
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Đau mỏi cơ bắp toàn thân.
- Mất khứu giác, vị giác.
- Tiêu chảy cấp.
- Khó thở, đau đầu, mệt mỏi.
Người bệnh Covid-19 cần phải được cách ly để tránh lây bệnh cho những người xung quanh do virus có khả năng lây lan mạnh nhất ở giai đoạn này.
Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi có thể gặp trong giai đoạn bệnh nhẹ và trung bình
Giai đoạn nặng
Một số trường hợp người bệnh Covid-19 có yếu tố nguy cơ cao chuyển sang giai đoạn nặng và cần phải nhập viện điều trị như: người cao tuổi, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc bệnh mạch vành,…
Giai đoạn này thường xuất hiện sau khi khởi phát bệnh 1 – 2 tuần, người bệnh thường gặp tình trạng viêm phổi nặng hoặc suy hô hấp với các biểu hiện như:
- Sốt kéo dài trên 1 tuần.
- Chuyển từ ho khan sang ho có đờm màu vàng hoặc xanh.
- Khó thở tăng dần hoặc nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút.
Nhiễm Covid-19 giai đoạn nặng có thể gặp viêm phổi
Giai đoạn nguy kịch
Giai đoạn nguy kịch chỉ xảy ra ở số ít người bệnh do tình trạng đáp ứng quá mức của hệ miễn dịch “cơn bão Cytokine” và tình trạng tăng đông máu, hình thành của các vi huyết khối, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và cần được hồi sức tích cực.
Các biểu hiện bệnh ở giai đoạn này bao gồm:
- Suy hô hấp mức độ nặng khiến thiếu oxy đa cơ quan.
- Suy đa tạng như suy gan, suy thận hoặc suy tim,…
- Tổn thương cầu thận cấp tính.
- Rối loạn nhịp tim hoặc gây bất thường trong cấu trúc van tim.
- Thuyên tắc động mạch phổi, tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim do hiện tượng đông máu trong lòng mạch.
- Rối loạn chuyển hóa như đường huyết tăng cao hoặc nhiễm toan ceton,…
Suy hô hấp là một trong những biểu hiện của giai đoạn nguy kịch
Bao lâu thì có triệu chứng Covid-19?
Thông thường, sau xâm nhập vào cơ thể, virus Covid-19 sẽ nhân lên nhanh chóng trong tế bào niêm mạc đường hô hấp và bạn sẽ có những biểu hiện bệnh đầu tiên sau từ 2 – 14 ngày, trung bình là 4 – 5 ngày.
Tìm hiểu thêm: Nem nướng bao nhiêu calo? Ăn nem nướng có béo không? Cách ăn giảm cân
Sau khi nhiễm Covid-19 từ 2 – 14 ngày sẽ có những triệu chứng như sốt, ho khan, ngứa rát họng
Nếu nhiễm Covid-19 thì xử trí thế nào?
Khi nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì bạn cần phải căn cứ vào mức độ bệnh và các yếu tố nguy cơ để lựa chọn điều trị phù hợp. Chẳng hạn như:
- Bệnh ở mức độ nhẹ: bạn có thể test Covid-19 tại nhà, uống nhiều nước và sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt (paracetamol), oresol hoặc thuốc giảm ho,… Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe và đến bệnh viện nếu có triệu chứng nặng hơn như đau tức ngực, khó thở.
- Bệnh mức độ nặng hoặc ở người có yếu tố nguy cơ cao: bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh sớm, đo tải lượng virus để biết được mức độ bệnh và được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể sử dụng thuốc để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ tại nhà
Điều trị COVID-19 tại nhà cần cách ly bao lâu?
Theo khuyến cáo của Cơ quan Kiểm soát bệnh tật CDC, tùy thuộc vào từng mức độ bệnh Covid-19 sẽ có thời gian cách ly khác nhau như:
- Bệnh mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng: nên cách ly trong phòng khoảng 5 ngày sau khi phát hiện bệnh và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác đến ngày thứ 10 của bệnh.
- Bệnh mức độ trung bình: cần được cách ly tối thiểu 10 ngày.
- Bệnh mức độ nặng và người suy giảm miễn dịch: thời gian cách ly có thể kéo dài đến 20 ngày và cần làm xét nghiệm nhiều lần trước khi kết thúc cách ly theo chỉ định của bác sĩ.
Tùy theo mức độ bệnh sẽ có thời gian cách ly sau điều trị Covid-19 khác nhau
Lưu ý khi mắc Covid-19
Khi bản thân mắc Covid-19
Khi mắc Covid-19, bạn có thể điều trị và theo dõi sức khỏe tại nhà với một số lưu ý sau:
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Ngủ nghỉ đúng giờ, tối thiểu 7 – 8 tiếng/ngày.
- Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
- Cách ly với mọi người trong thời gian quy định.
- Tự giặt quần áo, đồ dùng cá nhân cũng như làm sạch các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, bàn ghế,…
- Che miệng khi hắt hơi hoặc ho.
- Mở cửa sổ để làm thông thoáng không khí trong phòng và diệt mầm bệnh.
- Theo dõi các triệu chứng nặng như: theo dõi nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, hoặc đo chỉ số spO2 hàng ngày.
Người bệnh Covid-19 cần ăn uống đủ chất để nhanh khỏi bệnh
Khi người thân mắc Covid-19
Nếu bạn là người chăm sóc người thân mắc Covid-19 bạn nên:
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
- Sát khuẩn tay sạch sẽ với xà phòng hoặc dung dịch cồn 60 độ.
- Hạn chế đón tiếp khách đến chơi nhà.
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.
- Tăng cường sức đề kháng bằng việc thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và các loại vitamin như vitamin E, vitamin C,…
Nếu có người thân nhiễm Covid-19, bạn cần tích cực tập luyện để nâng cao sức đề kháng
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu phát hiện những dấu hiệu bệnh chuyển nặng thì bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời bao gồm:
- Nhịp thở nhanh, gấp trên 20 nhịp/phút.
- Chỉ số spO2 dưới 95%.
- Sốt cao, kéo dài có thể kèm theo co giật ở trẻ em.
- Đau tức ngực, đau nhói, lan lên cổ, vai và cánh tay.
>>>>>Xem thêm: Cách xử lí khi bị bệnh dại
Chỉ số spO2 xuống dưới 95% cần đến khám bác sĩ sớm
Các bệnh viện uy tín
Với đại dịch Covid – 19 hoành hành, các cơ sở ý tế điều trị Covid – 19 đều có mặt trên khắp cả nước, khi có các triệu chứng nguy hiểm, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất hoặc có thể tham khảo một số bệnh viện lớn để kịp thời được chẩn đoán và điều trị:
- TP.HCM: bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thống Nhất,…
- Hà Nội: bệnh viện Quân đội Trung ương 108, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Kenshin hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về thời gian điều trị Covid-19 và các giai đoạn của bệnh. Để phòng chống bệnh hiệu quả, bạn nên tích cực tập luyện thể dục thể thao, bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết và thực hiện theo khẩu hiệu “2K + vaccine” của Nhà nước nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, WebMD, CDC, NCBI.