Điện não đồ là một bài kiểm tra để chẩn đoán các rối loạn về não bộ và hệ thần kinh. Hãy cùng tìm hiểu về điện não đồ, công dụng và tác hại khi đo điện não qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Điện não đồ là gì? Tác dụng của điện não đồ trong khám chữa bệnh
Contents
Điện não đồ là gì?
Điện não đồ (EEG) là một bài kiểm tra về hoạt động điện trong não bằng cách sử dụng các điện cực gắn vào da đầu. Kết quả thu được hiển thị dưới dạng các đường lượn sóng trên bản ghi điện não đồ.
Điện não đồ có thể được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi một số tình trạng ảnh hưởng đến não. Từ đó xác định nguyên nhân của một số triệu chứng chẳng hạn như:
- Động kinh (cơn co giật).
- Các vấn đề về trí nhớ, ngôn ngữ.
- Chẩn đoán các vấn đề liên quan tình trạng hôn mê, tổn thương não do u hoặc chấn thương, tình trạng rối loạn tri giác do nhiễm độc não, tiên lượng tình trạng bệnh nhân sau hôn mê,… [1]
Điện não đồ đo hoạt động điện trong não
Đo điện não đồ có hại không?
Quy trình đo điện não đồ không gây đau đớn, nhìn chung rất an toàn và thường không có chống chỉ định thực hiện trừ trường hợp có vết thương hở trên vùng sọ não.
Ngoài ra ở các bệnh nhân có tình trạng tăng thông khí như có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp cấp,… sẽ được bác sĩ đánh giá kĩ và theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện. Do vậy, ngoài việc có thể cảm thấy hơi mệt, hoặc ngứa ran ở môi và ngón tay trong vài phút, thông thường người đo điện não sẽ không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
Nếu bị động kinh, có một rủi ro rất nhỏ là có thể bị co giật trong khi tiến hành xét nghiệm nhưng người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ và sẽ có sự trợ giúp trong khi điều này xảy ra. [1]
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm chứa nhiều đường fructose
Đo điện não đồ rất an toàn, thường không có tác dụng phụ
Quy trình đo điện não đồ
Trong quá trình kiểm tra
- Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra đầu và đánh dấu trên da đầu bằng bút chì đặc biệt để chỉ ra nơi gắn các điện cực và làm sạch da đầu nếu cần thiết.
- Kỹ thuật viên gắn các điện cực vào da đầu bằng chất kết dính hoặc sử dụng nắp đàn hồi để thay thế. Các điện cực sẽ kết nối với thiết bị làm khuếch đại sóng não và kết quả thu được sẽ ghi lại trên máy tính.
- Sau khi các điện cực được đặt đúng vị trí, điện não đồ thường mất từ 20 đến 40 phút để đo đầy đủ các chuyển đạo chuẩn. Một số bệnh nhân cần đo EEG để đánh giá tình trạng động kinh trong lúc ngủ, khi đó thời gian đo sẽ kéo dài hơn. Cũng có các trường hợp cần đo EEG liên tục 24 giờ ở bệnh nhân nặng ở phòng hồi sức tích cực.
- Người bệnh có thể đo ở tư thế nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi, nhắm mắt và thư giãn. Sau đó kỹ thuật viên có thể yêu cầu bạn mở và nhắm mắt, thực hiện một vài phép tính, đọc một bài văn, nhìn vào một bức tranh, hít thở sâu,…
- Video thường xuyên được ghi lại trong quá trình đo điện não. Chuyển động cơ thể được máy quay video ghi lại trong khi điện não đồ ghi lại sóng não của bạn.
- Bản ghi kết hợp này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị tình trạng của người kiểm tra. [2]
Sau kiểm tra: Kỹ thuật viên sẽ tháo các điện cực hoặc nắp ra khỏi người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Củ bình vôi có tác dụng gì? Xem ngay 5 lợi ích sức khỏe sau
Kỹ thuật viên gắn các điện cực vào da đầu khi đo điện não đồ
Kết quả đo điện não đồ
Bác sĩ sử dụng thông tin từ điện não đồ để hiểu sâu hơn về hoạt động của não. Các loại sóng cơ bản của điện não đồ gồm:
- Sóng alpha có liên quan đến sự thư giãn và chú ý. Xuất hiện khi người bệnh thức với đôi mắt nhắm nghiền. Thường biến mất khi bạn mở mắt và chú ý đến điều gì đó.
- Sóng beta là bình thường ở những người tỉnh táo. Không cần biết mắt mở hay nhắm. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc an thần, có thể ảnh hưởng đến các sóng này. Sóng có thể mất hoặc giảm ở vùng có tổn thương não.
- Sóng theta liên quan đến giấc ngủ. Những sóng chậm này là bình thường đối với mọi lứa tuổi trong khi ngủ. Và được coi là bất thường nếu xuất hiện khi người lớn còn thức.
- Sóng delta cũng liên quan đến giấc ngủ. Những sóng này là bình thường ở người lớn đang ngủ say và ở trẻ nhỏ.