Đau mắt đỏ là một bệnh lý về mắt phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, trong đó có cả trẻ em. Vậy làm thế nào để cha mẹ chăm sóc và phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ em đúng cách trong mùa dịch này? Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ bị đau mắt đỏ: Một số lưu ý cha mẹ cần quan tâm!
Contents
Đau mắt đỏ ở trẻ là gì?
Đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng về mắt phổ biến với mọi người, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là tình trạng viêm kết mạc – lớp mô mỏng, trong suốt bao phủ phần trắng của mắt và bên trong mí mắt, làm cho phần lòng trắng bên trong có màu hồng hoặc màu đỏ.[1]
Đau mắt đỏ có thể do virus, vi khuẩn hoặc phản ứng dị ứng gây ra và tuỳ nguyên nhân mà có thể lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc sử dụng chung đồ đạc của họ. Bệnh có thể biến thành dịch lớn nếu nguyên nhân do virus, chủ yếu là Adenovirus.
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh nhiễm trùng về mắt khá phổ biến ở trẻ em
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ
Đau mắt đỏ do virus
Trẻ thường dễ bị mắc các bệnh cảm cúm thông thường hoặc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Những căn bệnh này đều có thể gây ra tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ.
Bệnh gây ra bởi virus chiếm 65-90%, chủ yếu là do Adenovirus. Chúng xâm nhập vào mắt gây ảnh hưởng đến kết mạc, trẻ có thể bị lây do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở mắt của người bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với các vật liệu bị ô nhiễm như khăn tắm, đồ chơi hoặc các đồ vật khác.
Bên cạnh đó, trẻ em có xu hướng chạm vào mắt và mặt thường xuyên hơn so với người lớn và có thể không thực hành vệ sinh tốt. Ngoài ra, bệnh đau mắt đỏ do virus có thể lây lan qua các giọt bắn từ đường hô hấp khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, khiến bệnh này rất dễ lây lan.[2]
Trẻ em có thể mắc bệnh khi gián tiếp tiếp xúc vật liệu của người nhiễm bệnh
Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Các vi khuẩn như tụ cầu vàng Staphylococcus hoặc Streptococcus pneumoniae là tác nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ, có thể lây lan qua khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mắt của người bị nhiễm trùng hoặc vật liệu bị ô nhiễm.[3]
Đau mắt đỏ cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng thứ cấp hoặc do dị vật nhiễm vi khuẩn lọt vào mắt của bé gây nên tình trạng mẩn ngứa và đỏ mắt.
Virus gây cảm cúm thông thường cũng có thể khiến trẻ bị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ do dị ứng
Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch phản ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn hoặc lông thú cưng. Ngoài ra, trẻ có tiền sử gia đình bị dị ứng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác tuy nhiên đau mắt đỏ do dị ứng thường sẽ không lây nhiễm.[3]
Khi bị đau mắt đỏ do dị ứng, trẻ sẽ có xu hướng dụi mắt nhiều hơn, điều này khiến tình trạng đau mắt đỏ trở nên nặng nề hơn do có thể bị nhiễm trùng.
Các chất gây dị ứng lọt vào mắt của có thể làm trẻ bị đau mắt đỏ
Vì sao trẻ dễ bị đau mắt đỏ hơn?
Có hai lí do chính dẫn đến việc trẻ dễ bị đau mắt đỏ hơn người lớn:
- Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu: trẻ đang trong giai đoạn phát triển và dễ có phản ứng quá mức với các dị nguyên. Các phản ứng dị ứng có thể gây viêm kết mạc dị ứng, đau mắt đỏ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và đau đớn.
- Trẻ chưa có khả năng thực hiện vệ sinh cá nhân tốt và có xu hướng đưa tay lên mắt nên trẻ sẽ dễ mắc bệnh hơn. Nếu tay của trẻ không sạch, vi khuẩn hoặc virus có thể từ tay sang mắt.
Thói quen dụi mắt có thể khiến vi khuẩn di chuyển từ tay lên mắt
Các triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ
Thời gian ủ bệnh là 2-3 ngày với một số triệu chứng như:[1]
- Lòng trắng mắt có màu đỏ hoặc hồng ở một hoặc cả hai mắt.
- Bé dụi mắt vì cảm thấy ngứa, cảm giác như có bụi ở trong mắt.
- Tiết nhiều dịch ở mắt: nước mắt, ghèn bám chặt vào mắt khi sáng sớm.
- Ghèn đục, đặc và thường có màu xanh hoặc vàng.
- Sưng mí mắt.
Bên cạnh triệu chứng đỏ mắt điển hình thì trẻ có thể mắc một số triệu chứng khác như sốt, nổi hạch ở tai, amidan sưng đỏ,…
Triệu chứng đau mắt đỏ có thể là ghèn bám chặt mắt mỗi sáng sau khi thức dậy
Cần làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ
Tuyệt đối không tự điều trị cho trẻ
Khi bé bị đau mắt đỏ, bố mẹ tuyệt đối không được tự xử lý y tế tại nhà vì có thể làm sai cách, khiến cho tình trạng bệnh của bé ngày càng trầm trọng hơn. Nếu nghi ngờ bé có dấu hiệu của đau mắt đỏ, hãy đưa bé đến cơ sở chuyên về mắt để được bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Bố mẹ không nên tự điều trị cho trẻ tại nhà
Cách ly trẻ tại nhà, đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm
Khi trẻ đau mắt đỏ, việc cần thiết phải làm là cách ly trẻ tại nhà để đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như những người xung quanh. Vì vi khuẩn gây ra bệnh đau mắt đỏ có thể tồn tại trên mặt phẳng và trong không khí khoảng 2 ngày nên việc lây lan thành dịch bệnh là điều có thể xảy ra. Trẻ bị đau mắt đỏ nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh qua đường hô hấp.
Ngoài ra, bé cũng có thể bị tái nhiễm trùng nếu vô tình tiếp xúc với người cũng đang nhiễm bệnh.
Bố mẹ nên cách ly trẻ tại nhà để làm giảm nguy cơ tái nhiễm trùng mắt
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Như đã đề cập, virus cảm cúm thông thường cũng có thể gây ra bệnh đau mắt ở trẻ. Lúc này hệ miễn dịch của trẻ khá yếu, tạo điều kiện cho virus tấn công. Vì thế mà mẹ nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, đồng thời xoa dịu được cảm giác nóng rát do tác dụng giảm viêm khi bị đau mắt đỏ.
Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được bổ sung vitamin A, B12, D để giúp trẻ sáng mắt, tăng khả năng đề kháng, giúp ngăn ngừa bệnh phát triển.
Vệ sinh mắt cho trẻ
Vệ sinh mắt thường xuyên sẽ giúp các triệu chứng bệnh được thuyên giảm, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ có thể vệ sinh mắt cho bé bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý với bông hoặc khăn.
Lưu ý nếu sử dụng khăn để vệ sinh mắt, mẹ cần phải giặt lại bằng nước nóng cùng với chất tẩy rửa. Nếu sử dụng bông lau thì cần để vào thùng rác và rửa tay sạch lại bằng xà phòng để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Những thói quen giúp trẻ lâu – 12 việc làm đơn giản, dễ thực hiện
Mẹ có thể sử dụng khăn hoặc bông để vệ sinh mắt cho trẻ
Vệ sinh sạch sẽ nơi ở
Mẹ cần giặt và thay vỏ gối, ga giường của bé vì nơi đây chứa rất nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh, kể cả tác nhân gây đau mắt đỏ. Đồng thời cũng cần tẩy rửa đồ chơi của bé để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con em mình.
Để tránh lây lan và bệnh nhanh khỏi, phụ huynh cần đảm bảo vệ sinh nơi ở sạch sẽ
Chú ý theo dõi mắt của trẻ
Các triệu chứng của trẻ đa phần sẽ được thuyên giảm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên phụ huynh cần phải theo dõi kỹ tình trạng mắt của trẻ để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.[4]
Bố mẹ cần theo dõi tình mắt của trẻ thường xuyên để phòng ngừa các biến chứng
Đau mắt đỏ ở trẻ em bao lâu thì khỏi?
Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh mà sẽ có các thời gian khỏi bệnh khác nhau:
- Do virus gây ra: sau 1-2 tuần bệnh sẽ thuyên giảm mà không cần điều trị và cũng thường gây ra bất kỳ biến chứng nào cho bệnh.
- Do vi khuẩn gây ra: thông thường là 2-5 ngày, tuy nhiên có thể mất khoảng 2 tuần để bệnh hết hoàn toàn. Bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh trong một số trường hợp.
- Đau mắt đỏ do dị ứng: có thể cải thiện bệnh bằng cách loại bỏ các tác nhân gây dị ứng ra khỏi môi trường của trẻ. Các bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thuốc chống dị ứng hoặc thuốc nhỏ mắt theo toa để làm giảm viêm kết mạc dị ứng.[3]
Tùy vào các tác nhân gây bệnh mà thời gian khỏi bệnh cũng khác nhau
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Trong quá trình theo dõi tình trạng mắt của bé, nếu thấy những dấu hiệu sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt:[3]
- Trẻ đau mắt dữ dội.
- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc suy giảm về thị giác.
- Các triệu chứng càng nặng hơn mặc dù đã sử dụng thuốc điều trị.
- Mắt của trẻ bị sưng tấy, đau ở mí mắt và quanh vùng mắt.
- Sốt.
- Xuất hiện đốm màu trắng trước giác mạc.
Nếu trẻ đau mắt dữ dội, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để thăm khám
Phòng ngừa đau mắt đỏ cho trẻ
Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ, vệ sinh cá nhân
Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ và vệ sinh cá nhân thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời cũng khuyến khích trẻ không nên dụi mắt, chạm tay lên vùng mặt hoặc mắt để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn, virus từ tay lên mặt.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý rửa tay trước khi chạm vào mắt của trẻ.
Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là điều cần thiết
Không để trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác
Bố mẹ nên chỉ dạy trẻ rằng những vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn lau hoặc thuốc nhỏ mắt không nên dùng chung với người khác vì nó có thể gây nhiễm trùng chéo.
Bố mẹ nên giáo dục cho trẻ về tầm quan trọng của việc sử dụng riêng đồ vệ sinh cá nhân
Tránh tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ
Như bạn đã biết vi khuẩn, virus gây bệnh có thể tồn tại trong không khí nên việc hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh là cách nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
Bố mẹ cần cho trẻ hạn chế việc tiếp xúc với người đang hoặc nghi ngờ mắc bệnh
Vệ sinh sạch sẽ nơi ở
Để hạn chế sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ trong nhà, điều quan trọng là phải duy trì môi trường sinh sống sạch sẽ. Thường xuyên khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, công tắc đèn và mặt bàn – các nơi trẻ thường tiếp xúc để giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh nhiễm trùng.
Ngoài ra, giặt khăn trải giường và khăn tắm bằng nước nóng có thể tiêu diệt mọi vi khuẩn có thể hiện diện, từ đó giúp ngăn ngừa được bệnh tật.
>>>>>Xem thêm: Top 18 loại thuốc trị sẹo rỗ, sẹo lõm hiệu quả, được quan tâm nhất
Vệ sinh nơi ở thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa được bệnh đau mắt đỏ
Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Bố mẹ nên bổ sung các chất có chứa axit béo omega-3, vitamin C, vitamin A và kẽm để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp ngăn ngừa được bệnh đau mắt đỏ ở trẻ.[4]
Đau mắt đỏ là bệnh lý về mắt phổ biến và cũng rất dễ để điều trị tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan. Hiện nay dịch đau mắt đỏ đang bùng phát trở lại nên các bậc cha mẹ cần chủ động hơn trong việc thực hiện biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế nguy cơ gây bệnh cho trẻ!