Dịch Covid-19 lan rộng: Thế nào là lây nhiễm cộng đồng?

Rate this post

Covid-19 là dịch bệnh truyền nhiễm từ người sang người và có thể bùng phát, lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Hãy cùng tìm hiểu “Dịch Covid lan rộng: Thế nào là lây nhiễm cộng đồng?” thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Dịch Covid-19 lan rộng: Thế nào là lây nhiễm cộng đồng?

Lây nhiễm cộng đồng là gì?

Lây nhiễm cộng đồng là quá trình bệnh truyền nhiễm lây lan cho một số lượng lớn người mà không thể xác định được nguồn lây truyền. Tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng ngụ ý rằng virus hiện đang tồn tại tự do trong cộng đồng và có thể lây lan cho mọi người, kể cả những người không có tiền sử du lịch nước ngoài hoặc tiếp xúc với người và khu vực nhiễm bệnh. Về mặt lý thuyết, mọi người trong cộng đồng hoặc quốc gia đều có thể bị nhiễm bệnh.

Dịch Covid-19 lan rộng: Thế nào là lây nhiễm cộng đồng?

Lây nhiễm cộng đồng là quá trình lây lan bệnh mà không thể xác định được nguồn lây

Đặc điểm lây nhiễm của virus SARS-CoV-2

Virus SARS-CoV-2 ở bệnh nhân Covid-19 có thể lây truyền kể cả khi người có triệu chứng và không có triệu chứng bệnh. Virus tồn tại trong mũi và họng của người bệnh có thể lây nhiễm qua người khác thông qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp như:

  • Tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua các giọt bắn nước bọt ở đường hô hấp và dịch tiết mũi khi họ nói chuyện, ho, hắt hơi,…
  • Tiếp xúc với bề mặt của vật mang mầm bệnh mà người bệnh đã chạm qua như bàn, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa,…

Đồng thời, những yếu tố bên ngoài như số lượng người nhiễm bệnh có trong không gian, khoảng cách tiếp xúc, thời gian tiếp xúc với người nhiễm bệnh, kích thước của không gian, hoạt động tạo ra giọt bắn, hướng và tốc độ của luồng không khí,… cũng có thể góp phần vào nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Dịch Covid-19 lan rộng: Thế nào là lây nhiễm cộng đồng?

Virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền từ người sang người qua giọt bắn đường hô hấp

Lây truyền cộng đồng trên diện rộng có nghĩa là mất kiểm soát

Các bệnh truyền nhiễm như Covid-19 tương đối dễ kiểm soát với các biện pháp kiểm tra, truy tìm, xét nghiệm để phát hiện sớm. Từ đó, thực hiện các phương thức cách ly để hạn chế tình trạng bệnh ngày càng lây lan.

Tuy nhiên, khác với lây nhiễm xảy ra trong bệnh viện, lây nhiễm cộng đồng là lây nhiễm mắc phải trong cộng đồng, có thể báo hiệu sự mất kiểm soát của virus ở các mức độ khác nhau.

Do đó, khi lây nhiễm cộng đồng xảy ra, việc xác định và theo dõi các trường hợp truyền nhiễm riêng lẻ không còn được ưu tiên nữa. Thay vào đó, các cơ quan ban ngành nên tập trung vào việc theo dõi sự lây lan và đặc điểm của virus để quản lý, tiến hành cách ly các trường hợp nghiêm trọng, thậm chí là cách ly xã hội. Từ đó, ngăn chặn sự lây truyền của virus, giảm bớt tác động và gánh nặng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kinh tế và xã hội.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một tài liệu hướng dẫn các quốc gia về quản lý sự lây truyền của virus corona trong cộng đồng để kiểm soát việc lây truyền cộng đồng của Covid-19, hạn chế nguy cơ khiến quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.

Dịch Covid-19 lan rộng: Thế nào là lây nhiễm cộng đồng?

Lây nhiễm cộng đồng trên diện rộng báo hiệu mất kiểm soát của virus

Biện pháp lần theo dấu vết (truy tìm dấu vết)

Các cơ sở y tế thực hiện biện pháp lần theo dấu vết nhằm xác định các trường hợp mắc bệnh. Thông qua đó, truy vết lại những người đã có tiếp xúc gần với người bệnh trong khoảng thời gian xác định để yêu cầu thực hiện cách ly bắt buộc hoặc tự nguyện tại nhà, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm.

Các bước tiến hành truy tìm dấu vết Covid-19 thường bao gồm:

  • Xác định tất cả những người đã có tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 trong thời gian có thể lan truyền virus thông qua phương pháp phỏng vấn.
  • Thông báo nguy cơ nhiễm bệnh đến những người tiếp xúc gần.
  • Yêu cầu xét nghiệm, cách ly tại nhà và duy trì giãn cách xã hội ít nhất 2m cho đến hết 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với người bị Covid-19.
  • Theo dõi nhiệt độ 2 lần/ngày cũng như các dấu hiệu và triệu chứng Covid-19 ở những người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19.
  • Hỗ trợ cung cấp những dịch vụ cần thiết cho người tiếp xúc trong thời gian họ tự cách ly.

Tìm hiểu thêm: Có nên uống thuốc bổ mắt không? 6 tác dụng của thuốc bổ mắt đối với sức khỏe

Dịch Covid-19 lan rộng: Thế nào là lây nhiễm cộng đồng?

Phỏng vấn để truy vết tất cả những người đã có tiếp xúc gần với người mắc Covid-19

Tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả

Người dân cần tuân thủ công tác phòng, chống dịch Covid-19 với quan điểm “2K + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân” bằng các hành động thực tế như:

  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đông người, đặc biệt ở những vùng dịch, vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa cồn.
  • Vệ sinh và khử khuẩn môi trường nơi ở, nơi học tập và làm việc.
  • Hạn chế tụ tập đến nơi đông người, kín và không thoáng khí.
  • Che mũi, miệng khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay và bỏ khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng rác có nắp đậy.
  • Không tiếp xúc với người đang bị nhiễm bệnh khi không được trang bị đồ bảo hộ.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh, hãy liên hệ đến cơ quan y tế để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị. Nghỉ ngơi hoàn toàn ở nhà và tránh tiếp xúc gần với mọi người để hạn chế lây lan.

Dịch Covid-19 lan rộng: Thế nào là lây nhiễm cộng đồng?

Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đông người giúp hạn chế lây lan dịch bệnh

Tiêm chủng và xét nghiệm định kỳ

Tiêm phòng vaccine là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển biến nặng và tử vong do Covid-19. Vaccine giúp đưa vào cơ thể một dạng vi khuẩn hoặc virus bất hoạt, từ đó kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể giúp chống lại sự nhiễm trùng. Sau đó, nếu bạn bị lây nhiễm virus tương tự, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ nhận biết và chống lại virus đó.

Các loại vaccine hiện có được sử dụng phòng Covid-19 gồm vaccine của AstraZeneca, Pfizer, Moderna,… với liệu trình chính gồm 1, 2 hoặc 3 mũi. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của CDC, để bảo vệ tối đa khả năng chống lại bệnh tật, giảm thiểu tình trạng bệnh nặng và tử vong nên tiêm thêm 1 liều tăng cường theo thời gian định kỳ quy định.

Dịch Covid-19 lan rộng: Thế nào là lây nhiễm cộng đồng?

>>>>>Xem thêm: 14 cách trị mụn lưng tại nhà tự nhiên, không gây thâm mụn

Tiêm phòng vaccine giúp ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng và tử vong do Covid-19

Covid-19 đang ngày càng lan rộng và lây nhiễm cộng đồng. Do đó, bạn nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên mỗi khi ra ngoài và hạn chế tiếp xúc, tuân thủ giãn cách ít nhất 2m đối với tất cả mọi người nhé!

NGUỒN: WHO, Abc.net.au, Msdmanuals,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *