Sốt siêu vi là một bệnh lây nhiễm rất dễ mắc phải đặc biệt là ở trẻ em. Nhiều phụ huynh cũng thắc mắc rằng “trẻ sốt siêu vi mấy ngày hết và cách chăm sóc cho bé mau hết bệnh”. Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin này nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ sốt siêu vi mấy ngày hết? Cách chăm sóc cho bé mau hết bệnh
Contents
- 1 Sốt siêu vi là gì? Triệu chứng của sốt siêu vi
- 2 Nguyên nhân trẻ bị sốt siêu vi
- 3 Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không?
- 4 Trẻ sốt siêu vi mấy ngày là hết?
- 5 Dấu hiệu trẻ dần khỏi sốt siêu vi
- 6 Sốt siêu vi có lây không?
- 7 Biến chứng của sốt siêu vi
- 8 Chăm sóc trẻ khi bị sốt siêu vi
- 9 Phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ
Sốt siêu vi là gì? Triệu chứng của sốt siêu vi
Sốt siêu vi là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường (36,5-37,5°C) do virus gây ra. Thông thường người mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như ho, sổ mũi, buồn nôn, mệt mỏi và đau nhức cơ thể.[1]
Sốt siêu vi có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nhất là trẻ em
Nguyên nhân trẻ bị sốt siêu vi
Trẻ bị sốt siêu vi chủ yếu là do nhiễm nhiều chủng virus khác nhau như rhinovirus, coronavirus, adenovirus, enterovirus… Những chủng virus này sẽ phát triển và lây lan nhanh chóng khi thời tiết thay đổi thất thường như thời điểm giao mùa.
Ngoài ra, những trẻ có hệ miễn dịch suy giảm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và gây bệnh.
Nguyên nhân chính gây bệnh sốt siêu vi là vi rút
Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sẽ rất nguy hiểm cho những trẻ nhỏ bị sốt siêu vi với nhiệt độ cơ thể tăng cao nhưng không được hạ sốt kịp thời, trẻ có thể bị những tình trạng như co giật, suy hô hấp, thiếu oxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não.
Trẻ nhỏ có thể bị những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
Trẻ sốt siêu vi mấy ngày là hết?
Thông thường những triệu chứng của sốt siêu vi sẽ khởi phát rầm rộ vào những ngày đầu và thuyên giảm dần sau 3-5 ngày. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, sốt siêu vi cũng có thể kéo dài từ 7-10 ngày hoặc có thể hơn. Vậy nên, để mau chóng bình phục, trẻ cần được điều trị đúng cách và tích cực ngay từ sớm.[2]
Thời gian mắc bệnh có thể kéo dài từ 7-10 ngày
Dấu hiệu trẻ dần khỏi sốt siêu vi
Khi phụ huynh nhận thấy những dấu hiệu như:
- Trẻ sốt nhẹ dưới 38 độ hoặc hết sốt.
- Trẻ không còn nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc ho.
- Trẻ vui vẻ, hoạt động nhiều hơn, sắc mặt tươi tắn, ăn uống ngon miệng
Đó là những dấu hiệu cho thấy trẻ đã dần khỏi bệnh. Tuy nhiên, cũng cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của trẻ đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.
Trẻ tươi tắn, ăn uống ngon miệng là dấu hiệu cho thấy trẻ sắp khỏi bệnh
Sốt siêu vi có lây không?
Vì nguyên nhân của sốt siêu vi là do nhiễm virus từ môi trường bên ngoài vào trong cơ thể nên sốt siêu vi là bệnh có thể lây truyền. Hai con đường lây nhiễm phổ biến nhất của các virus gây sốt siêu vi là hô hấp và tiêu hóa.
Phần lớn virus có thể truyền từ người này sang người khác thông qua những hoạt động bình thường như:
- Nói chuyện.
- Hắt hơi.
- Ho.
- Sổ mũi.
- Ăn, uống thực phẩm đã nhiễm vi rút.
Con đường lây lan chính của sốt siêu vi là hô hấp
Biến chứng của sốt siêu vi
Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến như biến chứng nguy hiểm cho trẻ như:
Co giật
Đây là một tình trạng nguy hiểm xuất hiện khi trẻ bị sốt cao (khoảng 39-40°C hoặc hơn). Tình trạng co giật thường tự hết sau 1-2 phút.
Tuy nhiên, ở những trường hợp nghiêm trọng thì thời gian này có thể kéo dài đến 15 phút hoặc hơn, có thể dẫn đến tổn thương não cho trẻ.
Co giật là một tình trạng nguy hiểm, có thể gây tổn thương não
Hôn mê
Hôn mê là một trạng thái bất tỉnh kéo dài, khi rơi vào trạng thái này bệnh nhân sẽ mất khả năng thức tỉnh. Hôn mê là một tình trạng cấp cứu, vì vậy cần phải được chăm sóc y tế kịp thời để bảo vệ sự sống và chức năng não.
Bệnh nhân hôn mê cần được chăm sóc y tế kịp thời
Viêm phổi
Viêm phổi là một biến chứng nặng của sốt siêu vi, thường do các chủng virus mới có khả năng gây bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, còn có thể do bội nhiễm một số loại vi khuẩn vì khi sốt siêu vi, virus làm rối loạn hệ thống miễn dịch tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn xâm nhập.
Viêm phổi là một biến chứng nặng của sốt siêu vi
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là một biến chứng của sốt siêu vi đặc trưng bởi tình trạng suy hô hấp, thở khò khè hoặc ran nổ. Nguyên nhân là do virus lây lan từ đường hô hấp trên xuống tiểu phế quản. Nếu được chăm sóc y tế đầy đủ thì tỉ lệ tử vong tương đối thấp ().
Viêm tiểu phế quản có thể gây suy hô hấp
Viêm cơ tim
Viêm cơ tim là một biến chứng có thể xuất hiện trong khi nhiễm siêu vi. Virus gây bệnh sẽ lây truyền thông qua các chất tiết của hệ hô hấp từ trẻ nhiễm bệnh. Bệnh viêm cơ tim ở trẻ em được xem như một bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong ở mức cao.
Viêm cơ tim là một biến chứng nguy hiểm khi nhiễm siêu vi
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là một vấn đề sức khỏe tạm thời, có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân trong đó có nhiễm siêu vi. Các triệu chứng điển hình của viêm thanh quản gồm sốt, khó chịu, khó nuốt, đau cổ họng, đặc biệt là thay đổi giọng nói.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Việt Đức có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Đau cổ họng là triệu chứng thường thấy ở viêm thanh quản
Biến chứng não
Biến chứng trên não là biến chứng nặng nhất mà người nhiễm siêu vi có thể mắc phải, biến chứng này thường sẽ xảy ra ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của biến chứng ở não là gây co giật, hôn mê sâu hoặc có thể dẫn đến tử vong nếu như không được điều trị kịp thời.
Biến chứng ở não là biến chứng nặng nhất mà người nhiễm siêu vi có thể mắc phải
Chăm sóc trẻ khi bị sốt siêu vi
Hạ sốt
Khi trẻ sốt cao trên 37,5 độ, bạn nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm như co giật, hôn mê,…
Hai loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng là ibuprofen và paracetamol vì tính an toàn và hiệu quả của nó. Trong đó, paracetamol có thể dùng cho mọi lứa tuổi:
- Liều dùng paracetamol đường uống cho trẻ từ 10–15mg/kg/lần, tối đa 75mg/kg/ngày, sử dụng cách 4-6 giờ/lần và không quá 4 gam/ngày.
- Đối với trẻ sơ sinh, không uống paracetamol quá 40–60 mg/kg/ngày.
- Nếu trẻ không uống được thì sẽ dùng thuốc bằng các đường khác như: Viên đặt hậu môn, miếng dán hạ sốt,…
- Không được uống viên đặt hậu môn.
Đối với ibuprofen, mặc dù có dược tính mạnh và hiệu quả kéo dài hơn so với paracetamol, nhưng chỉ dùng cho trẻ em trên 3 tháng tuổi:
- Trẻ em từ 3-12 tháng nên dùng ibuprofen dạng siro.
- Trẻ từ 12-23 tháng tuổi, uống 5 mg/kg mỗi liều.
- Với trẻ từ 2-12 tuổi, uống 10 mg/kg mỗi liều để hạ sốt.
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên, có thể sử dụng từ 200-400mg cho mỗi liều ibuprofen.
- Cần lưu ý, khi sử dụng ibuprofen cho trẻ, các liều cần cách nhau ít nhất 6-8 tiếng.
- Không sử dụng cho các trường hợp: trẻ sốt do sốt xuất huyết, trẻ dưới 6 tháng tuổi, mắc bệnh hen suyễn, viêm loét dạ dày, viêm phế quản co thắt, xuất huyết hoặc có các vấn đề về tim mạch, gan, thận.
Bù nước và các chất điện giải
Để cải thiện tình trạng mất nước của trẻ đang sốt, cách tốt nhất là cho trẻ uống nước và bổ sung thêm các chất điện giải như oresol,…
Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 6 tháng uống nhiều nước mà chỉ nên cho bú sữa mẹ hoặc sữa bột (ví dụ: sữa Grow Plus xanh đang được nhiều mẹ bỉm ưa chuộng hiện nay).[3]
Nên cho trẻ uống nhiều nước khi bị sốt
Cho trẻ nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, thoáng mát
Khi bị sốt, cơ thể sẽ tốn rất nhiều năng lượng để chống lại các nguyên nhân gây bệnh. Vậy nên, hãy cho trẻ nằm nghỉ ngơi hợp lý ở nơi yên tĩnh và thoáng mát để giúp trẻ mau phục hồi.
Cho trẻ nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát để phục hồi năng lượng khi bị sốt
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi
Nên cho trẻ mặc những quần áo rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi để hạ thân nhiệt của trẻ cũng như giúp trẻ luôn thoải mái, dễ chịu.
Nên chọn quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi tốt cho trẻ
Theo dõi sát trẻ
Luôn theo dõi tình hình sức khỏe cũng như diễn tiến bệnh của trẻ để có hướng xử lý kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.[4]
Luôn theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách
Phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ
Giữ vệ sinh cá nhân
Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ không những giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc siêu vi mà còn giảm nguy cơ các bệnh lây nhiễm khác. Nên rửa tay, chân thường xuyên cho trẻ, không cho trẻ ngậm tay và các đồ chơi trên nền nhà.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách tập cho trẻ thói quen rửa tay
Vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh
Phụ huynh nên vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh trẻ một cách thường xuyên và đều đặn để cho vi khuẩn và virus không có cơ hội phát triển và gây bệnh cho trẻ.
Phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa để ngăn chặn sự phát triển của vi-rút
Chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng
Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (cơm, cháo, thịt, rau, trái cây…), song đó cũng nên cho trẻ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.
Cháo rất dễ ăn và tiêu hoá trong thời gian cơ thể bé mệt mỏi
Khẩu trang
Khi trẻ ra khỏi nhà hoặc đến những nơi đông người nên trang bị khẩu trang cho trẻ để tránh lây nhiễm vi rút, vi khuẩn từ bên ngoài.
Tăng cường miễn dịch cho trẻ
Để trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt thì hệ miễn dịch là một nền tảng quan trọng mà ba mẹ cần nên lưu tâm. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là cách tốt nhất để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, cần tập cho trẻ có thói quen sinh hoạt hợp lý như ngủ đủ giấc, siêng năng tập luyện thể dục,…
Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại bệnh tật
Tiêm vắc-xin
Phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm phòng đầy đủ. Đây là biện pháp tốt nhất để có thể phòng ngừa sốt siêu vi cũng như các bệnh lây nhiễm khác cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu UMEDICA của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Tiêm vắc-xin là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa sốt siêu vi
Bài trên đã cung cấp cho bạn một vài thông tin về cách chăm sóc khi trẻ bị sốt siêu vi và bao lâu thì trẻ sẽ hết bệnh. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ đến cho người thân và bạn bè cùng đọc nhé!