Truyền dịch khi mệt mỏi, nguy cơ tai biến cao

Rate this post

Khi cảm thấy mệt mỏi, bạn nghĩ mình nên làm gì để khỏe lại? Truyền dịch? Cực kỳ nguy hiểm nếu truyền dịch bất chấp mỗi khi mệt, vì bạn đang làm tăng nguy cơ bị tai biến của mình đấy.

Bạn đang đọc: Truyền dịch khi mệt mỏi, nguy cơ tai biến cao

Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều ca bị tai biến, tử vong mà nguyên nhân ban đầu là do tự ý truyền dịch khi cảm thấy mệt mỏi. Thực tế truyền dịch dường như vẫn chưa được mọi người hiểu đúng, bằng chứng là rất nhiều người già trẻ, lớn bé đã và đang duy trì suy nghĩ cứ mệt là truyền dịch. Bạn nên thay đổi suy nghĩ, thói quen này ngay.

Truyền dịch vô tội vạ, cực kỳ nguy hiểm

Trong những năm qua, tại nhiều bệnh viện đã liên tục có các ca tai biến, tử vong vì lý do truyền dịch vô tội vạ.

Tìm hiểu thêm: 11 tác dụng của củ dền bạn không nên bỏ qua

Truyền dịch khi mệt mỏi, nguy cơ tai biến cao

>>>>>Xem thêm: Bánh tiêu bao nhiêu calo? Ăn bánh tiêu có mập không? Cách ăn giảm cân

Ở bệnh viện nhi đã từng tiếp nhận 1 trẻ bị sốt xuất huyết, phù phổi chỉ vì truyền nước biển đến 3 ngày liên tục, cơ thể bé không thể chịu đựng sau khi truyền đến chai dịch thứ 9 tại một cơ sở y tế địa phương, may mắn người nhà đã đưa bé đến bệnh viện kịp lúc, cứu chữa kịp thời.

Một trường hợp điển hình mà kém may mắn hơn ca trên khác là 1 người đàn ông lớn tuổi ở Bình Định sau khi bị cảm sốt, người mệt đã kêu người đến truyền nước biển thì vài phút sau đó, ông ta đã xuất hiện các triệu chứng co giật, sốc và tử vong trên đường cấp cứu.

Các chuyên gia y tế đã nhiều lần khẳng định với mọi người việc tự ý truyền dịch là rất nguy hiểm, không khoa học. Bởi việc truyền dịch tốt cho sức khỏe khi cơ thể chúng ta thực sự cần loại “dịch” đó.

Việc truyền dịch cần thiết hơn cả là trong trường hợp bị bệnh nặng cần cấp cứu, người bệnh không thể uống thuốc nên cần áp dụng biện pháp truyền dịch trực tiếp vào máu thay thế.

Đảm bảo an toàn khi truyền dịch là phải có chỉ định của bác sĩ xác nhận cơ thể người bệnh đang trong tình trạng cần phải truyền những loại dịch nhất định để đảm bảo sự sống và sức khỏe của họ.

Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu không biết cách, không đủ điều kiện truyền dịch, nhẹ thì chỉ gây sưng phù, đau ở vùng có gắn tiêm, nặng sẽ bị sốc phản vệ (truyền dịch quá nhanh, cơ thể người bệnh dị ứng với thành phần dịch truyền), phù tim thận (lượng dịch quá lớn, gây rối loạn chuyển hóa), phù não, nhiễm khuẩn, tai biến, tử vong.

Những lưu ý cần nhớ để truyền dịch an toàn cho sức khỏe

Trước khi truyền dịch, bạn cần gặp bác sĩ thăm khám, xác định rõ ràng tình huống cụ thể của bạn, truyền dịch loại nào, liều lượng bao nhiêu dưới sự giám sát của bác sĩ.

Người bệnh nên tuân thủ đúng các quy định về thời gian, số lượng, tốc độ truyền dịch, đảm bảo dụng cụ truyền vô khuẩn tuyệt đối.

Lưu ý là mỗi loại nhóm dịch sẽ phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau, cần truyền đúng loại dịch bạn cần.

Nhóm dịch cung cấp dưỡng chất như dịch chất đạm, vitamin, chất béo, glucose 5%, 10%, 20%, 30% chỉ nên truyền cho người bị suy dinh dưỡng, không ăn được bằng miệng, không thể tiêu hóa được thức ăn, phẫu thuật,…

Nhóm dịch cung cấp nước, chất điện giải như Natri clorua 0.9%, Lactate ringer, Bicarbonate natri 1.4%,… được dùng cho đối tượng bị mất nước, mất máu khi bị ngộ độc, bỏng, tiêu chảy.

Nhóm khác như dung dịch Gelofusin, Dextran, Albumin, Haes-steril,… chỉ nên dùng khi cần lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể, bù nhanh chất Albumin.

Không nên truyền dịch tại nhà vì ở tư gia không có đủ các phương tiện để xét nghiệm nên không biết rõ bệnh viên thiếu chất gì để truyền cho chính xác.

Ví dụ bệnh nhân choáng do vận động mạnh, đổ mồ hôi nhiều, mất nước, cơ thể cần bù nước và muối, nếu bác sĩ hoặc người phụ trách truyền dịch tại nhà truyền 1 chai dung dịch ngọt thì chỉ bù được nước mà không dù được ion thiếu hụt, lượng nước lớn này sau khi đi vào cơ thể dễ gây ngộ độc nước, dẫn đến phù não, co giật, tử vong.

Hoặc 1 người đang khỏe mạnh, vì lười ăn hoặc vì 1 lý do làm đẹp nào đó quyết định truyền vitamin để dưỡng da, việc tự ý truyền dịch này dễ làm phù tim, thận vì cơ thể đột ngột bị tiếp nhận 1 lượng lớn dưỡng chất không cần thiết, khiến các cơ quan này không chuyển hóa kịp.

Thế nên khi truyền dịch, dù dưới bất kỳ nguyên nhân nào, bạn cũng nên hỏi và lắng nghe ý kiến của bác sĩ, truyền theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *