Trúng gió: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

Rate this post

Trúng gió là cụm từ thường gặp mỗi khi chúng ta gặp tình trạng nhức đầu, mệt mỏi,… Vậy trúng gió là gì và vì sao bị trúng gió cùng tìm hiểu bài viết sau.

Bạn đang đọc: Trúng gió: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

Hiện tượng “trúng gió” mà dân gian hay nói đến, thực chất không phải vì “gió độc” nào cả. Mà trong Tây y gọi là “cảm” còn trong Đông y gọi là nhóm bệnh “thời khí”. Rất nhiều người vẫn nhầm lẫn hiện tượng này với đột quỵ. Vậy trúng gió thực chất là gì, nên điều trị như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng, mưa, gió, sương lạnh thay đổi thất thường khiến cho cơ thể không kịp thích ứng. Từ đó không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp.

Triệu chứng

Ớn lạnh ở gáy, sống lưng, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy…là triệu chứng nhiều người mắc phải khi ra ngoài gió hoặc nhiễm lạnh đột ngột. Nặng hơn có thể bị méo miệng, hôn mê, tai biến mạch máu não…Hiện tượng này xảy ra ở bất cứ ai, nhất là những người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ, người già đặc biệt là người có tiền sử hạ đường huyết.

Cách điều trị

Sau đây là một vài cách điều trị trúng gió phổ biến nhất.

a. Dùng thuốc trị cảm, vitamin C

Thuốc trị cảm và vitamin C có thể giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ và có thể mua dễ dàng ở bất kì nhà thuốc nào.

Trúng gió: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

b. Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp điều trị có nguồn gốc từ Trung Hoa. Châm vào huyệt đạo giúp kích thích khí huyết lưu thông, châm cứu đúng cách có thể làm giảm triệu chứng của một số bệnh kể cả “trúng gió”.

Trúng gió: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

c. Ăn những thực phẩm có tính nóng

Uống trà với các thực phẩm như gừng, bạc hà, khuynh diệp, ăn cháo hành hoặc tía tô… là những thực phẩm có tính nóng có thể giữ ấm cho cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc và theo dõi bé sau khi tiêm phòng

Trúng gió: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

d. Đến bệnh viện

Đừng chỉ tìm đến bác sĩ khi triệu chứng nặng hơn. Bác sĩ là những người có chuyên môn cao và hiểu rõ về các chứng bệnh của con người. Đi khám bệnh khi gặp những triệu chứng của “trúng gió” kể trên để được chữa trị kịp thời là một việc hết sức cần thiết.

Trúng gió: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu VNPoFood của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Cách phòng tránh

Nếu bạn di chuyển từ phòng máy lạnh ra môi trường bình thường, nên đứng ở cửa một lát để cơ thể thích ứng với môi trường bên ngoài rồi hãy ra khỏi.

Không nên tắm khuya hay tắm nước lạnh, đặc biệt ở những nơi có gió lùa, khi tắm xong lau người khô nhanh để không bị mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh.

Ra ngoài về đêm thì cần khoác thêm áo lạnh, không nên uống rượu và về muộn. Cũng không nên uống rượu để làm ấm cơ thể khi bị cảm lạnh. Ban đêm khi ngủ cũng nên đóng cửa sổ để gió không lùa vào phòng.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm cho cơ thể các vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ bị trúng gió.

Trên đây là những điều cơ bản về triệu chứng trúng gió. Nên trang bị thêm kiến thức về sức khỏe để “phòng bệnh trước khi chữa bệnh” bạn nhé.

Kenshin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *