Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Rate this post

Tyrosine là một trong 20 amino acid được sử dụng bởi các tế bào để tổng hợp protein của cơ thể. Tyrosine mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, nhất là trong dẫn truyền thông tin, ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng học tập. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vai trò của tyrosine qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Tyrosine là gì?

Tyrosine (kí hiệu là Tyr hoặc Y) hoặc 4-hydroxyphenylalanine là một trong 20 amino acid tiêu chuẩn được sử dụng để tổng hợp protein, thành phần cấu thành nên các tổ chức của cơ thể.

Đây là một axit amin không thiết yếu do cơ thể có khả năng tự tổng hợp tyrosine từ axit amin tên là Phenylalanin. Cơ thể có thể tổng hợp tyrosine từ các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sản phẩm từ sữa, đậu, các loại hạt, yến mạch và lúa mì.

Tyrosine đã được sử dụng trong y học như một chất hỗ trợ hiệu quả trong việc cải thiện hoạt động tinh thần, giúp tỉnh táo hoặc tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng như chất bổ sung trong bệnh phenylketo niệu, rối loạn thần kinh do rượu,…[1]

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Tyrosine thuộc nhóm axit amin không thiết yếu

Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Tyrosine đóng nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể như:

  • Tổng hợp protein, tham gia đảm bảo chức năng sống của cơ thể.
  • Tham gia sản xuất các enzyme quan trọng.
  • Tăng cường dẫn truyền thần kinh thông qua kết nối giữa các tế bào thần kinh.
  • Hỗ trợ sản xuất sắc tố melanin của da.
  • Tham gia vào quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.[2]

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Tyrosine hỗ trợ tổng hợp sắc tố melanin của da

Các tác dụng của tyrosine đối với cơ thể

Tyrosine đem lại nhiều công dụng nên được ứng dụng trong một số lĩnh vực của y học bao gồm:

Tham gia tổng hợp các hợp chất quan trọng cho cơ thể

Tyrosine tham gia vào tổng hợp một số hợp chất quan trọng của cơ thể, trong đó có các hormone được coi như sinh mệnh của cơ thể như:

  • Adrenaline và noradrenaline: Tác dụng lên thần kinh giao cảm, có vai trò điều hòa nhịp tim và ổn định hệ tim mạch, phản ứng rõ ràng khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú hoặc cảm giác sự nguy hiểm.
  • Dopamine: Điều chỉnh chức năng não bộ, xử lý thông tin hiệu quả, do đó thiếu hụt Dopamin cũng có thể gây ra các rối loạn về trí nhớ và khả năng tập trung.
  • Hormone tuyến giáp: Bao gồm T3, T4 được sản xuất bởi các tế bào tuyến giáp và có vai trò quan trọng trong điều chỉnh sự trao đổi chất, phát triển trí não.
  • Melanin: Là sắc tố tạo nên màu đặc trưng cho da, tóc và mắt của mỗi người.[3]

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Tyrosine tham gia tổng hợp một số hormone quan trọng của cơ thể

Giúp cải thiện hiệu suất tinh thần khi bị căng thẳng

Trí nhớ làm việc đóng một vai trò quan trọng trong việc tập trung và làm theo hướng dẫn. Trong một nghiên cứu ở 22 phụ nữ, tyrosine cải thiện đáng kể trí nhớ làm việc (trí nhớ ngắn hạn) khi thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi trí óc.[nguon title=”Working Memory Reloaded: Tyrosine Repletes Updating in the N-Back Task” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3863934/”][/nguon].

Trong một nghiên cứu khác trên 22 người trưởng thành khỏe mạnh tham gia mô hình chuyển đổi nhiệm vụ, ghi nhận tyrosine thúc đẩy tính linh hoạt về nhận thức nhờ bổ sung đầy đủ nguồn lực nhận thức.[5]

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Tyrosine giúp cải thiện hiệu suất tinh thần khi bị căng thẳng

Hỗ trợ điều trị bệnh lý Phenylketone niệu

Phenylketone niệu (PKU) là bệnh di truyền hiếm gặp do khiếm khuyết gen quy định tạo ra enzyme phenylalanin hydroxylase – enzyme chuyển đổi phenylalanin thành tyrosine. Thiếu hụt enzyme chuyển hóa dẫn đến tăng nồng độ phenylalanin tích tụ trong cơ thể, trong khi lại thiếu hụt tyrosine, dẫn đến rối loạn về trí nhớ và hành vi.

Cách chính để điều trị PKU là tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt hạn chế thực phẩm có chứa phenylalanin như thịt bò nạc, ức gà, thịt lợn nạc, đậu hũ non, sữa, cá ngừ,… Bổ sung tyrosine là một lựa chọn khả thi để giảm bớt triệu chứng rối loạn trí nhớ, hành vi. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của tyrosine đối với PKU vẫn cần thêm nhiều bằng chứng khoa học để kết luận.[6]

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Tyrosine được dùng trong điều trị bệnh di truyền Phenylketone niệu

Cải thiện triệu chứng trầm cảm

Mất cân bằng dẫn truyền thần kinh là một trong các nguyên nhân gây trầm cảm. Mục đích sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng phần nào để ổn định sự dẫn truyền thần kinh. Do đó, tyrosine được sử dụng trong điều trị trầm cảm nhờ khả năng làm tăng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh.

Tuy nhiên, nghiên cứu của đại học Arizona đã chỉ ra tyrosine không có tác dụng chống trầm cảm khi tiến hành so sánh hiệu quả của L-tyrosine đường uống với liều 100mg/kg/ngày với imipramine liều 2,5mg/kg/ngày trong 4 tuần trên 65 người bị trầm cảm nặng.[7]

Trầm cảm là một tình trạng rối loạn phức tạp với các biểu hiện lâm sàng đa dạng, nhiều mức độ. Do đó, sử dụng các thực phẩm bổ sung như tyrosine không đem lại hiệu quả rõ ràng. Tuy nhiên với người bị trầm cảm có lượng dopamine, adrenaline hoặc noradrenaline thấp , bổ sung tyrosine có thể đem lại hiệu quả cải thiện nồng độ hormone trong máu.[8].

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Hiệu quả của tyrosine trong điều trị trầm cảm

Cải thiện tình trạng thiếu ngủ

Bổ sung tyrosine đã được chứng minh là có lợi cho người thiếu ngủ. Sử dụng duy nhất ngày một lần tyrosine với liều 150 mg/kg đã giúp người mất ngủ tỉnh táo lâu hơn 3 giờ so với người không được sử dụng.[9].

Ngoài ra, những người thường xuyên thức khuya, làm việc muộn có nồng độ catecholamine trong não giảm, khiến tâm trạng dễ bị tác động tiêu cực bởi sự tiếp xúc và hoạt động dưới ánh sáng yếu. Do đó, cung cấp tyrosine trong những tình huống này có thể giúp bổ sung catecholamine cho não, từ đó cải thiện hiệu quả công việc và tình trạng thiếu ngủ.[10]

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Người thiếu ngủ có thể sử dụng tyrosine để giữ tỉnh táo

Tác dụng khác của tyrosin

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy chất ức chế tyrosin kinase có thể đóng một vai trò trong điều trị ung thư tuyến giáp và cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân ung thư phổi hoặc xơ phổi. Tuy nhiên, hiệu quả này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng và cần nghiên cứu thêm.

Một số vận động viên cho biết tyrosin có thể giúp cải thiện hiệu suất thi đấu, nhưng chưa có bằng chứng chứng minh tính hiệu quả hoặc an toàn trong thể thao.[11]

Tìm hiểu thêm: 3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ phụ huynh nên chú ý

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Một số vận động viên sử dụng tyrosine hỗ trợ trong thi đấu

Cách sử dụng tyrosin đúng cách an toàn, hiệu quả

Tyrosine có sẵn ở dạng tự do hoặc N-acetyl L-tyrosin (NALT), tan trong nước. Tuy nhiên, NALT chuyển đổi thành tyrosine với tỷ lệ thấp, do đó, nếu bạn bổ sung dưới dạng NALT sẽ cần dùng liều cao hơn với nhu cầu tyrosine mong muốn.[12]

Tyrosine có thể được bổ sung thông qua 2 cách bao gồm chế độ ăn hằng ngày hoặc dạng thực phẩm bổ sung.

Trong chế độ ăn, tyrosin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như sữa, thịt, cá, trứng, các loại hạt, đậu, yến mạch và lúa mì.

Dưới dạng thực phẩm bổ sung, liều khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành là khoảng 100 – 300 mg/kg qua đường uống hàng ngày.

Tuy nhiên, liều dùng có thể thay đổi tùy vào hoàn cảnh và mục đích sử dụng. Một số liều dùng tyrosine thông thường như:

  • Tăng cường khả năng tập luyện: Uống 0,5 – 2g trước tập luyện 30 – 60 phút.
  • Cải thiện thần kinh khi căng thẳng, thiếu ngủ: Uống với liều 100 – 150 mg/kg/ngày chia 2 lần.[12]

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Bạn có thể dùng tyrosine khi gặp tình huống căng thẳng hoặc mệt mỏi

Lưu ý khi sử dụng tyrosine

Một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng tyrosine:[3]

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Mặc dù tyrosine đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, song bạn không nên tự ý hoặc lạm dụng các thực phẩm bổ sung. Thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng. Đặc biệt trong những trường hợp mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, tuyến giáp,… thuốc có thể gây tác dụng ngược lại, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng tyrosine

Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Hiện chưa có bằng chứng chứng minh các sản phẩm bổ sung tyrosine an toàn trên nhóm đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, các mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Phụ nữ có thai không nên tự ý bổ sung tyrosine

Tương tác với thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs)

Tyramin là sản phẩm phân hủy của tyrosine và có tác dụng làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Tyramine thường được tìm thấy nhiều trong các loại phô mai, thịt hun khói, sản phẩm từ đậu nành, bia,…

Những thuốc ức chế enzyme monoamin oxidase (MAOIs) làm tăng nồng độ tyramin trong máu. Khi kết hợp cùng tyrosine sẽ làm huyết áp tăng cao, khó kiểm soát, gây đe dọa tính mạng người bệnh.

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Tyramine có nhiều trong phô mai, thịt hun khói và các loại đậu

Tương tác với thuốc Hormon tuyến giáp

Tyrosine tham gia vào tổng hợp hormon tuyến giáp. Khi sử dụng tyrosine cùng với thuốc hormon tuyến giáp sẽ làm tăng nồng độ hormon trong máu, gây tăng chuyển hóa với các biểu hiện tim đập nhanh, vã mồ hôi, run tay, gầy sút cân,… Do đó, bạn nên thận trọng khi bổ sung tyrosine ở người đang dùng hormone tuyến giáp hoặc bệnh nhân cường giáp.

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Bệnh nhân cường giáp không nên bổ sung tyrosine

Tương tác với thuốc Levodopa (L-dopa)

Levodopa (L-dopa) được sử dụng trong điều trị hội chứng Parkinson. Tyrosin và L-dopa cạnh tranh hấp thu tại ruột non, từ đó gây giảm hiệu quả của thuốc Levodopa. Bạn nên sử dụng tyrosin trước 2 tiếng, sau đó mới dùng L-dopa để hạn chế tương tác thuốc.

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Tyrosine và Levodopa cạnh tranh hấp thu tại ruột

Thực phẩm giàu tyrosine

Cơ thể có thể tổng hợp tyrosine từ các loại thực phẩm như:

  • Hạt vừng (mè): Đây vừa là nguồn cung cấp tyrosine dồi dào, vừa chứa kẽm, vitamin B6 và magiê.
  • Phô mai: Loại thực phẩm rất giàu tyrosine mà bạn có thể lựa chọn.
  • Đậu nành: Đây là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh với tất cả 9 loại axit amin thiết yếu cũng như tyrosine.
  • Thịt: Thịt bò, thịt lợn hoặc gia cầm đều là những nguồn cung cấp protein và tyrosine dễ kiếm và phổ biến.
  • : Một số loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ đại dương, cá tuyết,… vừa cung cấp tyrosine vừa chứa hàm lượng omega cao, tốt cho não bộ.
  • Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều,…

Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Khi bị dị ứng thuốc cần phải làm gì?

Bạn có thể bổ sung tyrosine thông qua chế độ ăn

Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về tyrosine và vai trò của nó đối với sức khỏe, đặc biệt là hoạt động dẫn truyền thần kinh. Tyrosine có khả năng giúp trí óc tĩnh táo tuy vậy chúng ta cũng không nên lạm dụng nó nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *