Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Bệnh thường âm thầm không có triệu chứng lúc mới mắc, nhưng khi phát hiện thường đã gây ra những biến chứng nặng nề liên quan đến gãy xương nên việc điều trị đủ liệu trình thường khó khăn và thách thức, nhưng rất cần thiết
Bạn đang đọc: Tuân thủ thời gian điều trị loãng xương: Dù khó khăn nhưng rất cần thiết
Tuân thủ thời gian khi điều trị loãng xương, khó khăn nhưng rất cần thiết?
Loãng xương là căn bệnh diễn biến âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng khi mới mắc nên bệnh nhân thường dễ chủ quan và thường ngưng điều trị sớm. Theo các hướng dẫn điều trị Loãng xương của Bộ Y tế Việt Nam và quốc tế, để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, bệnh nhân loãng xương cần sử dụng thuốc liên tục từng liệu trình từ 3 đến 5 năm.
Sau mỗi liệu trình, người bệnh sẽ được đánh giá lại, tùy theo nguy cơ gãy xương thấp, trung bình hay cao mà việc điều trị thuốc có tạm ngưng hay tiếp tục liệu trình tiếp.
Với những bệnh nhân có nguy cơ gãy xương thấp, khối lượng xương tăng trên mức bị Loãng xương (Tscore > -2.5) việc dùng thuốc có thể tạm ngưng, nhưng các chế độ điều trị ngoài thuốc (dinh dưỡng, vận động, phòng ngừa té ngã…) vẫn cần đươc duy trì, nếu nguy cơ gãy xương lại gia tăng, khối lượng xương giảm trở lại, thì cần tiếp tục liệu trình thuốc mới.
Với những bệnh nhân có nguy cơ gãy xương cao, đặc biệt những bệnh nhân đã từng bị gãy xương, cần phải duy trì thuốc điều trị lâu dài và theo dõi sát để bảo đảm việc tuân thủ điều trị để ngăn ngừa gãy xương tái phát.
Việc tuân thủ điều trị trong thời gian khuyến cáo theo từng liệu trình (3-5 năm) đã được chứng minh là làm giảm tới 40% nguy cơ gãy xương hông, giảm từ 30 đến 70% nguy cơ gãy xương đốt sống và, với một số loại thuốc, làm giảm từ 30 đến 40% nguy cơ gãy xương ngoài đốt sống.
Việc tuân thủ thời gian điều trị loãng xương giúp giảm nguy cơ gãy xương
Nếu không tuân thủ điều trị loãng xương thì sẽ để lại hậu quả như thế nào?
Rất nhiều lý do làm người bệnh không tuân thủ điều trị. Việc tuân thủ kém sẽ khiến việc điều trị không có hiệu quả, làm tăng nguy cơ gãy xương, làm gia tăng gánh nặng bệnh tật cho bệnh nhân và xã hội. Việc không tuân thủ điều trị có thể gây ra hậu quả như:
- Tăng nguy cơ gãy xương
- Tăng nguy cơ tái gãy xương (ở người đã bị gãy xương trước đây)
- Tăng nguy cơ tử vong: khi gãy cổ xương đùi thì nguy cơ tử vong trong năm đầu khoảng 20-30%, các gãy xương khác như gãy đốt sống, gãy xương cổ tay… cũng làm tăng nguy cơ tử vong.
- Nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, tim mạch, nội tiết cũng gia tăng.
- Khi đã bị gãy xương, loãng xương sẽ gây đau, biến dạng cơ thể (gù, vẹo cột sống, lệch trục các khớp vùng xương gãy…), hạn chế vận động, mất khả năng tự chủ, làm cho người bệnh phải phụ thuộc vào người khác. Gãy xương làm giảm chất lượng cuộc sống, là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội về y tế.
Tìm hiểu thêm: Cách uống bia không bị đầy bụng và mẹo giảm đầy bụng do rượu bia
>>>>>Xem thêm: 100g thịt bò bao nhiêu calo? Ăn thịt bò có béo không và lưu ý khi ăn
Nếu không tuân thủ điều trị loãng xương sẽ gây ra các biến chứng, hậu quả nặng nề
Để loãng xương không còn là nỗi lo của bản thân và gia đình, bạn hãy chủ động thăm khám định kỳ sức khỏe xương từ sớm và nhất là phải tuân thủ theo sự hướng dẫn điều trị từ bác sĩ nhé!
PGS.TS.BS. Lê Anh Thư,
Chủ tịch Hội Loãng Xương Thành phố Hồ Chí Minh.