Sán lợn là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam và cả các nước trên thế giới. Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, do đó bạn cần hiểu rõ về chúng để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán chính xác bị nhiễm sán lợn
Nghe đến bệnh sán lớn hầu hết mọi người đều từng nghe qua. Thế nhưng rất ít ai nắm cụ thể về dấu hiện nhận biết và những chuẩn đoán chính xác về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin cụ thể và chi tiết nhất về bệnh sán lợn mà mọi người cần biết.
Contents
Bệnh sán lợn là gì?
Bệnh sán lợn hay còn gọi là bệnh lợn gạo hoặc sán dây lợn. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra ở mô bởi các ấu trùng sán dây lợn (Taeniasolium). Thời gian ủ bệnh rất lâu do đó dấu hiệu, triệu chứng phát hiện bệnh sẽ trải qua nhiều năm. Bệnh sán lợn thường bị nhiễm do tập quán ăn uống và việc sử dụng thịt lợn chưa được nấu chín.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sán lợn
Một trong những dấu hiệu điển hình nhất là người bị nhiễm sán lợn sẽ đi ngoài ra những đốt sán trong phân. Thường những đốt sán này có màu trắng đục, đứt khúc.
Ngoài ra tùy thuộc vào ấu trùng ký sinh ở vị trí nào sẽ biểu hiện ra vị trí đó như:
Cơ bắp:
Sự xâm lấn ấu trùng vào cơ có thể gây nên các triệu chứng như sốt, viêm cơ, sưng cơ, rồi dần dần chuyển sang teo cơ.
Hệ thần kinh:
Đặc biệt các ấu trùng này có thể di chuyển lên não gây nên các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, co giật hoặc cứng cổ. Đặc biệt khi các ấu trùng nằm trong nhu mô não có thể ngăn chặn dòng chảy của dịch não tủy xuất hiện các triệu chứng tăng áp lực nội sọ. Hơn hết ấu trùng trong não có thể phát triển thành các khối lớn gây ra áp lực lên cấu trúc xung quanh, điều này có thể đe dọa tính mạng con người. Bên cạnh đó những bệnh lý thần kinh thường liên quan đến tủy sống do đó sẽ dẫn đến những trường hợp đau lưng.
Mắt:
Tìm hiểu thêm: Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không? 8 loại bánh tốt cho người bệnh
Không chỉ những vị trí trên mà đôi khi ấu trùng còn nằm trong nhãn cầu cơ ngoại bào hay dưới kết mạc. Tùy thuộc vào từng vị trí chúng ký sinh mà gây nên sự khó khăn khi dao động của mắt, phù võng mạc, xuất huyết, giảm thị lực.
Da:
Da là nơi sán lợn thường ký sinh nhất, các ấu trùng của chúng sẽ hiện rõ lên bề mặt da. Những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là xuất hiện các nốt sần, gây đau và khó chịu.
Cách chẩn đoán chính xác bệnh sán lợn
>>>>>Xem thêm: Mẹo giảm trào ngược dạ dày hiệu quả
Để chẩn đoán bệnh sán lợn người ta thường sử dụng cách thử phân để tìm thấy trứng của loài sán này hay không. Tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng để chuẩn đoán nhiễm sán lợn ở trong ruột của con người. Để có được kết quả chuẩn xác nhất cần dùng đến sinh thiết hoặc phẫu thuật từng vị trí nghi nhiễm bệnh để phân tích cụ thể hơn. Riêng đối với bệnh gạo xác định ở mắt có thể quan sát ký sinh trùng bằng phương pháp nội soi. Đối với trường hợp nghi ấu trùng ký sinh trên não người ta sẽ dùng phương pháp chụp X- quang hoặc CT để phát hiện những tổn thương và xác định vị trí của chúng.
Ngoài ra phương pháp thử máu còn được dùng để chuẩn đoán căn bệnh này. Vì khi kiểm tra máu sẽ có thể phát hiện ra một chất do cơ thể tiết ra, mà chất đó chỉ xuất hiện khi cơ thể đã từng gặp ấu trùng này. Tuy nhiên cách này chỉ gián tiếp nói lên cơ thể đã từng gặp chứ không đủ kết luận để chắc chắn chúng ta đang bị bệnh. Vì thế khi có kết quả dương tính bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi kết quả máu này còn phải phối hợp với lâm sàng và một số kết quả xét nghiệm khác thì mới có kết luận một cách chuẩn xác nhất.
Có thể nói bệnh sán lợn vô cùng nguy hại đối với cơ thể của chúng ta. Loại ấu trùng này có thể ký sinh trên rất nhiều vị trí của cơ thể chúng ta gây hại đến sức khỏe và nguy hiểm nhất là đe dọa tính mạng con người. Vì thế khi thấy xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng như đã chia sẻ các bạn hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời. Các bạn hãy nhớ kỹ ăn chín uống sôi nhé để luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mình!
(Hình ảnh tham khảo tử nguồn: vietnamplus.vn, nongnghiep.vn, google,….)