Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thuỷ đậu

Rate this post

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ là bệnh do virus gây ra, xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ nhỏ, bệnh rất dễ lây lan và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu không điều trị kịp thời. Sau đây là những dấu hiệu nhân biết, cách điều trị và phòng ngừa bệnh bạn cần biết để phòng tránh.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thuỷ đậu

Thủy đậu là 1 loại bệnh truyền nhiễm ở vùng da do virus Varicella Zoster gây ra, nó thường lây lan qua đường hô hấp, có tốc độ lây lan nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người, dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời. Bệnh thuỷ đậu lây là do người lành tiếp xúc với người bị bệnh khi đang ho, hắt xì hoặc do tiếp xúc với chất dịch ở trong những mụn nước. Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như quần áo, bàn chải đánh răng, khăn mặt… cũng dễ bị lây truyền thủy đậu.

Những người đã từng mắc bệnh thủy đậu thường rất hiếm khi tái nhiễm bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể bạn sẽ tự miễn dịch với bệnh. Tuy vậy, virus Varicella Zoster vẫn có thể xâm nhập và tồn tại trong cơ thể, nó sẽ tái hoạt động gây ra bệnh Zona khi hệ miễn dịch của bạn suy yếu đi.

Bệnh thủy đậu có thể khỏi hẳn sau 1 đến 2 tuần khi được điều trị và chăm sóc đúng cách. Ngược lại nếu không điều trị kịp thời, bệnh chuyển nặng, có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm màng não…

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thuỷ đậu

Thời kỳ ủ bệnh: Bắt đầu từ khi nhiễm virus đến khi phát bệnh, giai đoạn này thường kéo dài từ 10 – 20 ngày, người bệnh không có biểu hiện cụ thể nào, rất khó nhận biết đang bị bệnh thủy đậu.

Thời kỳ khởi phát: Dấu hiệu dễ nhận thấy là bắt đầu sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, viêm họng, nổi hạch sau tai, có phát ban đỏ đường kính khoảng vài mm trong thời gian từ 1 – 2 ngày. Các dấu hiệu này rất dễ bị nhầm với dấu hiệu bệnh cảm cúm thông thường nên bạn cần thăm khám, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.

Thời kỳ toàn phát: Sốt cao, đau cơ, đau đầu, chán ăn, nôn ói, nốt ban đỏ chuyển thành mụn nước tròn, đường kính 1 – 3mm, có chất dịch bên trong, mụn xuất hiện toàn thân, có nhiều nhất ở mặt, lưng, tay, chân, vùng niêm mạc miệng, cực gây khó chịu. Nếu trở nặng, có thể gây nhiễm vi trùng, mụn nước cỡ lớn, màu đục do bên trong có chứa mủ.

Thời kỳ hồi phục: Nếu không bị nhiễm trùng, biến chứng, các mụn nước sẽ vỡ, khô, bong vảy và dần hồi phục sau 7 – 10 ngày, 3 – 4 ngày tiếp theo vị có mụn nước sẽ thâm sạm lại, nếu dùng thuốc bôi ngoài da loại trị sẹo thâm, sẹo rỗ sẽ làm mờ vết mụn.

Cách điều trị thủy đậu

Tìm hiểu thêm: Vai trò của kẽm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thuỷ đậu

– Thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, bác sĩ thường kê đơn điều trị triệu chứng cho người bị bệnh và bệnh nhân tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoại trừ các trường hợp bị viêm nhiễm ở mụn nước thì cần được điều trị nội trú tại bệnh viện.

– Những loại thuốc thường được sử dụng: thuốc giảm sốt Paracetamol (Acetaminophen) để giảm triệu chứng sốt ở trẻ nhỏ, thuốc chống dị ứng như loratadine hay chlopheniramin, citirizine,… để giảm triệu chứng ngứa tránh cho bệnh nhân gãi làm vỡ mụn nước. Với người bị nhiễm trùng nặng cần dùng thuốc kháng virus để giảm các biến chứng.

– Với các nốt mụn nước vỡ cần dùng dung dịch xanh Methylen chấm lên để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không nặn, gãi các nốt mụn nước mà để chúng vỡ một cách tự nhiên, dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý chấm lên các nốt mụn vỡ để lau sạch dịch nước, sau đó chờ khô và chấm xanh methylen lên. Ngoài ra, bạn có thể bôi acyclovir 5% để giúp hạn chế các nốt mụn nước lây lan, giúp phòng chống bội nhiễm, giảm ngứa, ngừa nhiễm trùng.

Tuyệt đối không dùng mỡ Tetracylin, Penicilin, thuốc đỏ bôi lên các nốt thuỷ đậu, trẻ em dưới 6 tháng tuổi + phụ nữ có thai không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol.

– Nên dùng Argyrol 1% hoặc Chloramphenicol 0.4% để nhỏ mắt sát khuẩn 2 – 3 lần/ngày để tránh tình trạng mủ và bóng nước thuỷ đậu vỡ ra dây vào mắt.

– Khi các nốt mụn nước vỡ ra và khô lại, để tránh sẹo có thể dùng cách thuốc đặc trị sẹo như: Curiosin,Hirudoid, Cicaplas, Hiruscar, Curiosin,…

– Người bệnh nên tránh ra gió, nghỉ ngơi nhiều, mặc quần áo nhẹ, mỏng, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để mụn nhanh vỡ, lành.

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn, nước ấm, không dùng xà phòng, chà xát da quá nhiều.

– Nên sử dụng vật dụng cá nhân riêng, tránh đến những nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc với mọi người, cách ly với mọi người từ 7 – 10 ngày từ ngày phát ban để hạn chế lây bệnh tối đa.

– Nếu người bệnh có biểu hiện bất thường như co giật, sốt cao kéo dài, xuất huyết, hôn mê cần đưa đến bệnh viện ngay.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thuỷ đậu

>>>>>Xem thêm: Mụn ẩn là gì? 14 cách trị mụn ẩn an toàn, hiệu quả và cách ngăn ngừa

– Với trẻ nhỏ cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccin phòng bệnh thủy đậu.

– Ngoài ra, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không tiếp xúc với người đang bị bệnh. Nếu tiếp xúc với người đang bệnh thủy đậu mà chưa tiêm ngừa vaccin thì cần tiêm trong vòng 3 ngày sau đó. Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân, chạm vào các mụn nước của bệnh nhân.

– Bổ sung dưỡng chất đa dạng để tăng cường sức đề kháng, ăn các loại thực phẩm tươi, sạch, hạn chế đồ cay, nóng, chua…

– Uống nhiều nước, nghỉ ngơi và chơi thể thao thường xuyên cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, kháng bệnh.

Thủy đậu không đáng sợ, điều đáng sợ là bạn không có đủ kiến thức để phòng ngừa, nhận biết và điều trị đúng cách. Vì thế, hãy ghi nhớ các thông tin ở trên để bổ sung kiến thức về thủy đậu và vượt qua căn bệnh này tốt hơn nhé.

Bạn quan tâm:

>>> Cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu hiệu quả, không để lại sẹo

>>> Lịch tiêm phòng vaccin cho trẻ mới nhất năm 2019

Kenshin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *