HIV là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu HIV qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Dấu hiệu HIV sớm theo từng giai đoạn giúp điều trị hiệu quả
Contents
Tổng quan bệnh HIV
HIV là tên gọi viết tắt của Human immunodeficiency virus. Đây là virus tấn công tế bào bạch cầu – một trong những thành phần của hệ thống miễn dịch khiến cho hệ này suy giảm chức năng.
AIDS là tên viết tắt của Acquired Immunodeficiency Syndrome – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối của HIV. Trong giai đoạn này cơ thể rất dễ mắc và tử vong bởi các bệnh truyền nhiễm thông thường.
HIV là một đại dịch mang tính chất toàn cầu. Tính cho tới thời điểm hiện tại bệnh đã cướp đi sinh mạng của 40,4 triệu người. Một số quốc gia tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng nhanh sau một khoảng thời gian có xu hướng giảm.
HIV có thể lây từ người sang người thông qua các con đường như:
- Quan hệ tình dục.
- Dùng chung kim tiêm.
- Từ mẹ sang con.
Hiện nay chưa có phương pháp tiêu diệt toàn bộ virus HIV trong cơ thể nhưng một số thuốc kháng virus (ART) có thể giảm được sự phát triển của virus, kìm hãm quá trình chuyển sang AIDS.[1]
Dấu hiệu HIV qua từng giai đoạn
HIV gây suy giảm hệ thống miễn dịch nên các dấu hiệu của bệnh thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh thường gặp khác. Theo tình trạng gây bệnh của virus người ta chia bệnh thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp tính
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể từ 2 – 4 ngày có thể xuất hiện các phản ứng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Các triệu chứng thường tồn tại vài ngày rồi biến mất nên khá giống tình trạng cúm do virus.
Một số triệu chứng có thể gặp là:
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Phát ban.
- Đau cơ.
- Viêm họng.
- Mệt mỏi.
- Đổ mồ hôi trộm.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Loét miệng, loét thực quản, loét hậu môn.
Khi xuất hiện những dấu hiệu trên và đã tiếp xúc với người mắc HIV trong vòng từ 2 – 6 tuần, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm này.
Giai đoạn đầu có thể xuất hiện sốt cao, rét run
Giai đoạn 2: Nhiễm HIV không triệu chứng
Còn gọi là giai đoạn nhiễm HIV mạn tính, khi virus đã tấn công và làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể nhưng chưa xuất hiện triệu chứng nào gây nguy hiểm đến tính mạng. Giai đoạn này thường kéo dài từ 10 đến 15 năm.
Người bệnh cần tiến hành điều trị để làm giảm tải lượng virus xuống mức thấp khiến cho virus không thể lây nhiễm từ người này sang người khác.
Giai đoạn 3: AIDS
AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Lúc này số lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể đã giảm sút một cách nặng nề và rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công và dẫn tới tử vong.
Một số triệu chứng thường gặp trong giai đoạn này có thể kể đến là:
- Mệt mỏi kéo dài.
- Sốt cao hơn 10 ngày.
- Sụt cân nhanh chóng.
- Tiêu chảy nặng, kéo dài.
- Sưng các hạch bạch huyết trong thời gian dài.
- Xuất hiện các vết bầm tím trên da.
- Rối loạn hành vi và rối loạn ý thức.[2]
Giai đoạn sau có thể xuất hiện sưng hạch bạch huyết trong thời gian dài
Đối tượng nào nên làm xét nghiệm HIV
Mỗi người trong khoảng từ 13 đến 64 tuổi nên làm xét nghiệm ít nhất một lần trong đời khi tham gia khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh này trong cộng đồng.
Ngoài ra, nếu thuộc một trong những đối tượng sau, nên tiến hành xét nghiệm thường xuyên hơn:
- Có quan hệ tình dục với nhiều người.
- Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV trong thời gian gần đây.
- Người dùng chung kim tiêm.
- Có tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong thời gian gần đây.
- Phụ nữ có thai.
- Nhân viên y tế bị phơi nhiễm với người HIV.[3]
Phụ nữ mang thai nên xét nghiệm HIV để tránh lây nhiễm cho con
Chẩn đoán và điều trị HIV
Nên xét nghiệm HIV vào thời điểm nào?
Khi virus xâm nhập vào cơ thể cần có thời gian nhân lên. Các phương tiện chẩn đoán HIV hiện tại không thể phát hiện được virus nếu có số lượng quá ít. Chính vì vậy, sau khi vừa quan hệ với người mắc HIV khi xét nghiệm cũng không cho kết quả chính xác.
Thông thường, sau khoảng 2 – 3 tháng thì xét nghiệm HIV mới cho kết quả chính xác. Không nên xét nghiệm quá sớm vì đang ở trong giai đoạn cửa sổ không thể khẳng định mắc bệnh hay không.[4]
Tìm hiểu thêm: 20 thực phẩm tăng cường ham muốn sinh lý nữ chuyên gia gợi ý
Nên xét nghiệm HIV sau 2 – 3 tháng
Chẩn đoán nhiễm HIV
Mỗi phương pháp xét nghiệm HIV khác nhau sẽ có thời gian phát hiện khác nhau. Thông thường, có 3 xét nghiệm HIV thường được sử dụng là:
- Xét nghiệm kháng thể: là xét nghiệm nhanh, cho kết quả luôn trong ngày, dựa vào việc phát hiện ra kháng nguyên virus HIV trong máu. Phương pháp này có thể phát hiện virus HIV sau 23 – 90 ngày virus tiếp xúc với cơ thể.
- Xét nghiệm kháng thể và kháng nguyên HIV: thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, không mang nhiều ý nghĩa về lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành tìm kiếm cả kháng thể và kháng nguyên HIV trong máu.
- NAT: tìm virus trong máu, có thể phát hiện được virus sau 10 – 23 ngày tiếp xúc.
Hiện nay, người nghi ngờ mắc HIV có thể tự lấy mẫu bệnh phẩm như dịch trong miệng hoặc máu đầu ngón tay, sau đó tiến hành xét nghiệm với kit test để nhận định bản thân có mắc HIV hay không.
- Nếu kết quả có phản ứng: người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm và khẳng định chẩn đoán.
- Nếu kết quả không phản ứng: nhưng người bệnh vẫn nghi ngờ thì có thể xét nghiệm sau 3 tháng để cho kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm kháng thể thường dùng để xét nghiệm HIV
Điều trị HIV/AIDS
Không có biện pháp điều trị khỏi bệnh HIV. Bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng virus để ngăn chặn sự nhân lên của virus trong cơ thể giúp bảo vệ hệ miễn dịch cũng như ngăn lây truyền cho người khác.
Thuốc kháng virus ART thường được sử dụng trong các trường hợp:
- Người bệnh mắc HIV.
- Người phơi nhiễm với HIV (đã tiếp xúc nhưng không chắc là mắc bệnh hay chưa).
- Người có yếu tố nguy cơ như tiếp xúc với chất tiết và máu của người mắc HIV.
- Phụ nữ có thai mắc HIV.[4]
>>>>>Xem thêm: Có nên xông hơi khi bị covid-19? Cách xông hơi đúng cách và an toàn
Thuốc kháng virus được sử dụng để ngăn khả năng nhân đôi của virus HIV
Xét nghiệm HIV ở đâu?
Tùy thuộc vào xét nghiệm người bệnh yêu cầu mà chi phí xét nghiệm HIV thường khá dao động. Người bệnh nên cân nhắc các yếu tố như giá thành, độ tin cậy để lựa chọn xét nghiệm phù hợp.
HIV có thể xét nghiệm ở bất kỳ bệnh viện nào trong hệ thống y tế. Bạn có thể tham khảo những địa chỉ sau nếu có nhu cầu xét nghiệm bệnh lý này:
- Tại Hà Nội: Trung tâm xét nghiệm HIV tự nguyện – khoa khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai, Viện huyết học và truyền máu Trung ương Hà Nội, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Viện Pasteur.
Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín
Người bệnh đến chuyên khoa Truyền nhiễm của bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Tham khảo một số bệnh viện đa khoa uy tín:
- Tại TP. HCM: Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hùng Vương.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về HIV. Đây là một bệnh nguy hiểm nhưng các dấu hiệu nhận biết lại nghèo nàn và không đặc hiệu. Chính vì vậy, khi có nguy cơ, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn phát hiện bệnh kịp thời.