Ung thư phổi là một trong những bệnh ác tính, phổ biến nhất trong các bệnh lý ung thư. Song song việc điều trị ung thư, thực phẩm bổ sung cũng là một yếu tố quan trọng. Vậy ung thư phổi nên ăn gì và không nên ăn gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Ung thư phổi nên ăn gì? 20 thực phẩm nên và kiêng đối với người bệnh
Contents
Mối liên hệ giữa thực phẩm và ung thư phổi
Không có dữ liệu chứng minh rằng ăn bất kỳ một loại thực phẩm nào hoặc dùng bất kỳ chất bổ sung nào sẽ giúp chữa khỏi bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều trái cây, rau, thịt trắng và ngũ cốc nguyên hạt được chứng minh có thể hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị. [1]
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người trong giai đoạn ung thư phổi là khác nhau, chúng dựa trên kế hoạch điều trị và tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị như buồn nôn, nôn, chán ăn và thay đổi khẩu vị có thể gây khó khăn cho việc ăn uống.
Vì thế tốt nhất luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm nào, vì thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị, cụ thể: [2]
- Ngăn chặn quá trình chuyển hoá của tế bào ung thư.
- Kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Tác dụng chống viêm giúp cải thiện triệu chứng viêm nhiễm cho bệnh nhân.
- Thúc đẩy chu trình chết của tế bào ung thư.
- Cản trở quá trình di căn của các tế bào ung thư.
Chế độ ăn nhiều trái cây, rau được chứng minh có thể hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị.
Các loại thực phẩm người bị ung thư phổi nên ăn
Trà xanh
Trà xanh là thức uống có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Thành phần epigallocatechin gallat (EGCG) có trong trà xanh có đặc tính chống oxy hoá và chống viêm hiệu quả.
Bên cạnh đó, EGCG trong trà xanh được chứng minh có lợi trong cải thiện sức khoẻ các mô tế bào phổi. Một nghiên cứu 20 người bị xơ phổi vào năm 2020 đã cho thấy dấu hiệu xơ hoá của bệnh nhân được cải thiện, giảm trong 2 tuần điều trị với chiết xuất EGCG. [3]
Trà xanh có thể làm giảm các dấu hiệu xơ hoá ở bệnh nhân ung thư phổi.
Quả lê
Một số nghiên cứu đã cho thấy chất được tìm thấy trong quả lê là anthocyanin có thể có đặc tính chống ung thư, cản trở sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư phổi. [4]
Ngoài ra, hoạt chất phloretin có trong quả lê có thể thúc đẩy quá trình chết tế bào (apoptosis) của các tế bào ung thư. Đồng thời, phloretin còn tăng cường tác dụng chống ung thư của thuốc cisplatin – một thuốc hóa trị phổ biến sử dụng để điều trị ung thư phổi.
Quả lê cản trở sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư phổi.
Gừng
Thành phần 6-shogaol trong gừng có công dụng ngăn ngừa sự phát triển của ung thư phổi và làm giảm nguy cơ di căn của ung thư bằng cách tác động ức chế đến quá trình trao đổi chất của tế bào ung thư.
Một nghiên cứu phòng thí nghiệm đã chứng minh sử dụng gừng trong chế độ ăn làm giảm nguy cơ di căn ở chuột bị ung thư phổi, đây được coi là một phát hiện quan trọng trong việc điều trị ung thư phổi. [5]
Gừng hỗ trợ giảm nguy cơ di căn của ung thư phổi.
Nghệ
Nghệ chứa các chống oxy hoá có thể giúp ngăn chặn sự hình thành nitrosamine và ức chế sản xuất aflatoxin – hai quá trình có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.
Hoạt chất chính curcumin trong nghệ đặc biệt có lợi trong việc hỗ trợ cải thiện chức năng phổi, làm các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với việc điều trị hoá trị hoặc xạ trị và làm giảm sự phát triển của bệnh. [6]
Hoạt chất chính curcumin trong nghệ đặc biệt có lợi trong hỗ trợ cải thiện chức năng phổi.
Cà rốt
Cà rốt chứa axit chlorogenic có tác dụng ngăn chặn quá trình truyền tín hiệu của các tế bào ung thư và hỗ trợ ngăn các hoạt động phát triển của các tế bào ung thư phổi.
Cà rốt hỗ trợ ngăn các hoạt động phát triển của các tế bào ung thư phổi.
Cà chua
Cà chua là nguồn cung cấp lycopene dồi dào trong chế độ ăn uống. Lycopene là chất chống oxy hoá có liên quan đến việc cải thiện sức khoẻ của phổi. [7]
Sử dụng cà chua đã được chứng minh làm giảm viêm đường hô hấp và cải thiện chức năng phổi ở những người mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). [8]
Cà chua có liên quan đến việc cải thiện sức khoẻ của phổi.
Các loại quả mọng
Quả mọng là các quả như dâu tây, nho, mâm xôi, việt quất,… Chủ yếu trong các quả mọng chứa anthocyanin và delphinidin có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách cản trở hình thành các mạch máu mới và thúc đẩy quá trình chết tế bào ung thư.
Các loại quả mọng thúc đẩy quá trình chết tế bào ung thư.
Rau cải
Rau cải chứa nhiều chất phytochemical tăng cường sức khỏe và các nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư phổi. [9]
Isothiocyanate trong rau cải đã được chứng minh là có tác dụng vô hiệu hóa các chất gây ung thư và ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư. [10]
Rau cải có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng và chứa nhiều chất xơ và omega-3 đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chức năng phổi và có thể làm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh liên quan đến phổi. [11]
Ngoài ra, các chất chống oxy hoá có trong ngũ cốc như flavonoid và vitamin E có thể tăng cường sức khoẻ của phổi và bảo vệ phổi chống lại các tổn thương tế bào. [12]
Ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng bảo vệ chức năng phổi.
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa chứa nhiều canxi, kali và selen có thể giúp tăng cường chức năng phổi và bảo vệ chống lại nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Các sản phẩm từ sữa giúp tăng cường chức năng phổi.
Chất béo thực vật
Các chất béo thực vật như dầu oliu, dầu óc chó,… chứa nhiều chất chống oxy hoá, chống viêm, bao gồm polyphenol, omega-3, và vitamin E có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp và có lợi cho chức năng phổi. [13]
Các chất béo thực vật có lợi cho chức năng phổi.
Ưu tiên thịt trắng
Người bệnh ung thư phổi cần bổ sung nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khoẻ để điều trị bệnh. Nên ưu tiên thịt trắng và không nên dùng thịt đỏ vì thịt đỏ có chứa các hormon tăng trưởng có thể làm tăng nguy cơ tiến triển nặng bệnh.
Trong đó các loại thịt trắng như thịt gà, cá là nguồn thực phẩm rất giàu protein cùng với albumin, chất béo, các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin E và các dưỡng chất phong phú khác như canxi, sắt, phốt pho,… là những thành phần cần thiết cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Lipa của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Thịt trắng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Nấm hương
Nấm hương chứa nhiều selen và beta-glucan có thể giúp hỗ trợ loại bỏ, tiêu diệt các tế bào ung thư. Đặc tính chống hình thành khối u và chống ung thư của beta-glucan được chứng minh trong nghiên cứu thử nghiệm trên động vật. [14]
Nấm hương thể giúp loại bỏ, tiêu diệt các tế bào ung thư phổi.
Anh đào
Anh đào là một trong những thực phẩm tốt có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi. Anh đào cung cấp nguồn perillyl alcohol (POH), một hợp chất tự nhiên được chứng minh là có tác dụng kích thích và làm các tế bào khối u nhạy cảm với quá trình tự hủy và thuốc điều trị. [15]
Anh đào là một trong những thực phẩm tốt có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi.
Bạch hoa (Capers)
Bạch hoa là một trong những nguồn cung cấp quercetin, là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ức chế sự phát triển của ung thư phổi.
Quercetin ức chế đường truyền tín hiệu trong các tế bào ung thư phổi cần thiết cho các tế bào phân chia và nhân lên. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng quercetin còn có khả năng kích thích quá trình chết tế bào theo chu trình của tế bào ung thư. [16]
Bạch hoa có khả năng ức chế sự phát triển của ung thư phổi.
Cá hồi
Vitamin D và omega-3 trong cá hồi có tác dụng hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư phổi, làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm phổi như COPD và cải thiện chức năng của phổi. [17]
Hàu
Hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm vitamin B, selen, đồng. Các nghiên cứu cho thấy selen và đồng có tác dụng cải thiện chức năng phổi tốt. [12]
Hàu là một nguồn cung cấp kẽm dồi dào, không chỉ có vai trò trực tiếp trong việc chống ung thư phổi mà còn có thể tăng hiệu quả tác dụng của thuốc hóa trị ung thư phổi. [18]
Đồng thời, kẽm còn là nguồn khoáng chất tuyệt vời có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng tái phát, cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
Hàu có tác dụng cải thiện chức năng phổi tốt.
Hạt lanh
Lignan có trong hạt lanh được chứng minh có vai trò trong hỗ trợ điều trị ung thư. Nghiên cứu điều trị cho những con chuột mắc bệnh ung thư phổi bằng chế độ ăn hạt lanh cho thấy không những có thể sống lâu hơn mà còn giúp bảo vệ các tế bào bình thường khỏi bị hư hại, đồng thời còn tăng cường sự tự huỷ của các tế bào ung thư.
Hạt lanh tăng cường sự tự huỷ của các tế bào ung thư.
Táo
Lượng cao chất chống oxy hoá trong táo bao gồm flavonoid và vitamin C có thể làm giảm nguy cơ tiến triển ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cải thiện chức năng phổi tốt hơn. [8]
Táo có thể làm giảm nguy cơ tiến triển ung thư phổi.
Bí ngô
Bí ngô giàu beta-caroten, lutein và zeaxanthin có tác dụng chống viêm, chống oxy hoá hiệu quả. Hàm lượng các carotenoid cao có tác dụng cải thiện chức năng phổi ở những người lớn tuổi. [19]
Bí ngô có tác dụng cải thiện chức năng phổi ở những người lớn tuổi.
Các loại thực phẩm người bị ung thư phổi nên kiêng ăn
Rượu, bia
Uống rượu thường xuyên nói riêng và uống đồ uống có cồn nói chung không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi mà còn làm nặng thêm tiến triển bệnh.
Rượu bia có thể làm tổn thương các mô cơ thể, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển và xâm nhập dễ dàng đến các tế bào lành khác.
Rượu bia có thể làm nặng thêm tiến triển bệnh.
Thực phẩm chiên dầu
Chế biến thực phẩm chiên dầu có thể sinh ra acrylamide và chất aldehyd là những độc tính có khả năng gây ung thư. Ngoài ra thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể gây đầy bụng, nôn, khó chịu,… làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
Thực phẩm chiên dầu làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
Đồ nướng
Trên thực tế, mối liên hệ giữa đồ nướng và ung thư phổi vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thực phẩm khi nướng ở nhiệt độ cao có thể tạo ra hai loại chất gây ung thư là heterocyclic amines và polycyclic aromatic hydrocarbons có khả năng gây đột biến ADN trong cơ thể và sinh ra các tế bào ung thư. [20]
Đồ nướng có thể sinh ra các chất gây ung thư.
Chuẩn bị đồ ăn cho người bị ung thư phổi
Khi điều trị ung thư phổi, hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh có thể không ở trạng thái tốt nhất, điều này khiến nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Bạn có thể tham khảo thực hiện theo các hướng dẫn chung này khi chuẩn bị đồ ăn cho người bị ung thư phổi:
- Rửa tay thật sạch trước khi ăn.
- Rửa trái cây và rau quả kỹ lưỡng.
- Đặc biệt cẩn thận khi xử lý thịt, cá.
- Làm sạch các dụng cụ chế biến trước khi sử dụng.
- Nấu thức ăn ở nhiệt độ thích hợp và uống đồ uống tinh khiết.
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp để giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn (dưới 4,4 độ C).
- Tránh các loại thực phẩm có thể có khả năng nhiễm vi khuẩn như sushi, thịt chưa nấu chín.
Chuẩn bị đồ ăn cho người bị ung thư phổi cần tuân theo các hướng dẫn.
Chế độ luyện tập hợp lý người bị ung thư phổi
- Tập thở: bệnh nhân ung thư phổi thường xuyên bị khó thở dẫn đến mệt mỏi, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Phục hồi hơi thở giúp cải thiện sức bền và làm cho cuộc sống hàng ngày dễ dàng hơn.
- Tập giãn cơ: giãn cơ có thể làm tăng lưu lượng máu và oxy đến cơ bắp, tăng tính đàn hồi và giúp cơ thể tự phục hồi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân đã trải qua xạ trị vì xạ trị thường gây co thắt cơ, co thắt có thể phá hủy mô sẹo do phẫu thuật.
- Tập aerobic: là phương pháp tuyệt vời giúp nâng cao sức bền và cải thiện quá trình trao đổi oxy ở bệnh nhân ung thư phổi. Người bệnh được khuyến khích tập 150 phút mỗi tuần và nên bắt đầu ở mức độ dễ và tăng dần lên mức độ cao hơn.
- Tập luyện sức mạnh: trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư có thể bị mất khối lượng cơ đáng kể do hóa trị, xạ trị hoặc nằm, ngồi lâu do mệt mỏi. Tập luyện sức mạnh giúp tăng cường cơ bắp, duy trì sự cân bằng và giúp xương chắc khỏe.
>>>>>Xem thêm: 1 tô bánh canh bao nhiêu calo? Ăn bánh canh có mập không?
Chế độ luyện tập hợp lý giúp cải thiện sức khoẻ người bị ung thư phổi.
Không có dữ liệu chứng minh rằng ăn bất kỳ một loại thực phẩm nào sẽ giúp chữa khỏi bệnh ung thư phổi, tốt nhất luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm nào. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!