Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh lý ác tính có tỷ lệ người mắc cao. Vậy ung thư tuyến giáp có chữa được không? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Ung thư tuyến giáp có chữa được không? Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
Contents
Ung thư tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là khu vực phía trước cổ, bên dưới sụn giáp với chức năng sản xuất các hormone điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và cân nặng.
Ung thư tuyến giáp là tình trạng các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của tuyến giáp. Các ước tính gần đây nhất của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ về bệnh ung thư tuyến giáp cho thấy:
- Khoảng 43.720 ca ung thư tuyến giáp mới (12.540 ở nam và 31.180 ở nữ).
- Khoảng 2.120 ca tử vong do ung thư tuyến giáp. [1]
Ngoài ra, loại ung thư này phổ biến ở những người trẻ, trung bình khoảng 51 tuổi và thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới.
Ung thư tuyến giáp là tình trạng các tế bào ung thư hình thành trong các mô của tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có chữa được không?
Hầu hết các bệnh ung thư tuyến giáp có thể được chữa khỏi, đặc biệt nếu chúng chưa di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Tuy nhiên, nếu không thể chữa khỏi, mục tiêu điều trị có thể thay đổi nhằm loại bỏ hoặc tiêu diệt càng nhiều tế bào ung thư càng tốt. Đồng thời, giữ cho những tế bào này không phát triển, lan rộng hoặc quay trở lại nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng như đau hoặc khó thở và khó nuốt.
Do đó, khi các chuyên gia y tế lựa chọn kế hoạch điều trị thường xem xét các yếu tố bao gồm loại và giai đoạn ung thư cũng như sức khỏe tổng quát của bạn.
Hầu hết các bệnh ung thư tuyến giáp có thể được chữa khỏi
Nguyên nhân ung thư tuyến giáp
Sự phát triển ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và yếu tố:
- Di truyền: Bạn có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nếu gia đình có tiền sử bị ung thư tuyến giáp hoặc di truyền những đột biến gen gây ra các bệnh nội tiết.
- Tuổi và giới tính: Ung thư tuyến giáp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới ở tuổi sinh sản. Tuy nhiên, đàn ông có nhiều khả năng phát triển ung thư tuyến giáp ở tuổi lớn hơn, khoảng từ 80 đến 84 tuổi.
- Mắc các bệnh về tuyến giáp: Những bệnh nhân bị bướu giáp, bệnh basedow hoặc những người đã từng mắc bệnh viêm tuyến giáp, dù đã điều trị khỏi nhưng có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
- Tiếp xúc với bức xạ: Ung thư tuyến giáp phổ biến hơn ở những người được điều trị bằng xạ trị khi còn nhỏ. Đặc biệt, những người có lượng i-ốt thấp trong cơ thể có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn sau khi tiếp xúc với bức xạ so với những người có lượng iốt bình thường.
Ung thư tuyến giáp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới
Triệu chứng ung thư tuyến giáp
Ở giai đoạn sớm, bệnh ung thư tuyến giáp thường không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào. Khi ung thư tuyến giáp tiến triển có thể gây xuất hiện một vài triệu chứng:
- Xuất hiện khối u hoặc nốt sần ở cổ gọi là nốt tuyến giáp.
- Khàn tiếng.
- Khó thở.
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Triệu chứng ung thư tuyến giáp phổ biến là xuất hiện khối u hoặc nốt sần ở cổ
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào có liên quan đến ung thư tuyến giáp, hãy đến gặp các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được sự chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Liên hệ với bác sĩ nếu gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào có liên quan đến ung thư tuyến giáp
Chẩn đoán
Các xét nghiệm sau đây có thể được sử dụng chẩn đoán ung thư tuyến giáp:
- Khám sức khỏe và tiền sử sức khỏe giúp kiểm tra các dấu hiệu của bệnh, chẳng hạn như khối u (nốt sần) hoặc sưng ở cổ, thanh quản và hạch bạch huyết, và bất kỳ điều gì khác có vẻ bất thường.
- Soi thanh quản: Đây là một thủ thuật giúp bác sĩ kiểm tra thanh quản bằng gương hoặc ống soi thanh quản để xem dây thanh âm có cử động bình thường không vì khối u tuyến giáp có thể đè lên dây thanh âm.
- Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone và đánh giá xem tuyến giáp của bạn có hoạt động bình thường hay không.
- Sinh thiết được thực hiện bằng việc lấy mô tuyến giáp bằng kim mỏng để kiểm tra tế bào ung thư, xác định xem các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hay chưa.
- Kiểm tra hình ảnh: Quét i-ốt phóng xạ, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), siêu âm, X-quang,… có thể giúp tìm ra những khu vực đáng ngờ có thể là ung thư, sự phát hiện ung thư, đánh giá sự lây lan và giúp xác định xem việc điều trị có hiệu quả hay không.
Kiểm tra hình ảnh có thể giúp tìm ra những khu vực đáng ngờ có thể là ung thư
Các bệnh viện uy tín
Nếu bản thân, gia đình và bạn bè gặp phải tình trạng ung thư tuyến giáp hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Ung bướu của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại Tp.HCM: Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E,…
Bệnh viện Chợ Rẫy
Cách điều trị ung thư tuyến giáp
Theo dõi tình trạng bệnh
Ở một số người, không cần tiến hành điều trị đối với ung thư tuyến giáp biểu mô dạng nhú vì nguy cơ phát triển hoặc lan rộng thấp.
Thay vào đó, người bệnh thực hiện xem xét, giám sát tích cực, theo dõi ung thư thường xuyên bằng các xét nghiệm máu và siêu âm kiểm tra cổ được bác sĩ chỉ định một hoặc hai lần một năm.
Xét nghiệm máu và siêu âm thường được chỉ định khi theo dõi ung thư tuyến giáp
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp thường được sử dụng nhất để loại bỏ ung thư tuyến giáp. Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở phần dưới của cổ để loại bỏ khối u, kích thước tùy thuộc vào tình trạng của bạn.
Các đề nghị phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Loại bỏ tất cả hoặc hầu hết tuyến giáp (phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp), chỉ để lại những vành mô tuyến giáp nhỏ xung quanh tuyến cận giáp để hạn chế nguy cơ tổn thương tuyến cận giáp, điều chỉnh nồng độ canxi trong máu.
- Cắt bỏ một phần tuyến giáp (cắt thùy tuyến giáp) là phẫu thuật cắt bỏ một nửa tuyến giáp. Phẫu thuật này được khuyến nghị nếu bạn bị ung thư tuyến giáp phát triển chậm ở một phần của tuyến giáp, không có đáng ngờ ở các vùng tuyến giáp khác và không có dấu hiệu ung thư ở các hạch bạch huyết.
- Loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ: Ung thư tuyến giáp thường lan đến các hạch bạch huyết lân cận ở cổ. Siêu âm vùng cổ trước khi phẫu thuật có thể nhận thấy dấu hiệu các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. Nếu vậy, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ một số hạch bạch huyết ở cổ để thử nghiệm.
Phẫu thuật là phương pháp thường được sử dụng nhất để loại bỏ ung thư tuyến giáp
Liệu pháp hormone tuyến giáp
Liệu pháp hormone tuyến giáp là phương pháp điều trị nhằm thay thế hoặc bổ sung các hormone được sản xuất trong tuyến giáp, được điều chế dạng viên uống và có thể được sử dụng để:
- Thay thế hormone tuyến giáp sau phẫu thuật.
- Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến giáp bằng cách ngăn chặn việc sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH) từ tuyến yên của não. Liệu pháp hormone tuyến giáp liều cao có thể được khuyến nghị đối với bệnh ung thư tuyến giáp xâm lấn.
Tìm hiểu thêm: 7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa
Liệu pháp hormone tuyến giáp là phương pháp điều trị hiệu quả
Liệu pháp phóng xạ I-ốt
Điều trị bằng i-ốt phóng xạ là phương pháp sử dụng một dạng i-ốt phóng xạ để tiêu diệt tế bào tuyến giáp và tế bào ung thư tuyến giáp có thể còn sót lại sau phẫu thuật. Liệu pháp này thường được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa có nguy cơ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Iốt phóng xạ được điều chế dạng viên nang hoặc dạng lỏng, khi uống vào hấp thụ chủ yếu bởi các tế bào tuyến giáp và tế bào ung thư tuyến giáp, do đó ít có nguy cơ gây hại cho các tế bào khác trong cơ thể bạn.
Liệu pháp phóng xạ i-ốt được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa có nguy cơ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể
Liệu pháp nhắm trúng đích
Phương pháp điều trị bằng thuốc nhắm trúng đích tập trung vào các hóa chất cụ thể có trong tế bào ung thư, có thể khiến các tế bào chết. Phương pháp điều trị này có dạng thuốc viên và một số được truyền qua tĩnh mạch.
Có nhiều loại thuốc điều trị đích khác nhau cho bệnh ung thư tuyến giáp. Do đó, bác sĩ của bạn có thể đề nghị các xét nghiệm đặc biệt về các tế bào ung thư để xem xét phương pháp điều trị hữu ích.
Có nhiều loại thuốc điều trị đích khác nhau cho bệnh ung thư tuyến giáp
Xạ trị
Bức xạ chùm năng lượng cao, chẳng hạn như tia X và proton, đến các điểm chính xác trên cơ thể có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Do đó, xạ trị có thể được khuyến nghị nếu ung thư của bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác và có thể giúp kiểm soát cơn đau do ung thư di căn đến xương.
Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc vào vị trí bức xạ được nhắm tới. Nếu nhắm vào cổ, tác dụng phụ có thể bao gồm phản ứng giống như bị cháy nắng trên da, ho và đau khi nuốt.
Xạ trị được khuyến nghị nếu ung thư của bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị bằng thuốc sử dụng hóa chất đơn lẻ hoặc kết hợp để tiêu diệt tế bào ung thư dưới dạng thuốc viên, nhưng hầu hết được truyền qua tĩnh mạch.
Hóa trị có thể giúp kiểm soát ung thư tuyến giáp phát triển nhanh và được sử dụng cho các loại ung thư tuyến giáp khác. Đôi khi hóa trị được kết hợp với xạ trị.
Hóa trị là phương pháp điều trị bằng thuốc sử dụng hóa chất đơn lẻ hoặc kết hợp để tiêu diệt tế bào ung thư
Tiêu diệt tế bào ung thư bằng nhiệt và lạnh
Tế bào ung thư tuyến giáp di căn đến phổi, gan và xương có thể được điều trị bằng nhiệt và lạnh để tiêu diệt.
Phương pháp đốt sóng cao tần sử dụng năng lượng nhiệt để hủy bỏ khối u. Kỹ thuật nhiệt động là thủ thuật ngược lại, sử dụng khí để đóng băng và tiêu diệt tế bào ung thư.
Những phương pháp điều trị này có thể giúp kiểm soát các khu vực nhỏ của tế bào ung thư.
Phương pháp đốt sóng cao tần sử dụng năng lượng nhiệt để hủy bỏ khối u
Chăm sóc giảm nhẹ
Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp chăm sóc y tế chuyên biệt, tập trung vào việc giảm đau và các triệu chứng bệnh nghiêm trọng. Chăm sóc giảm nhẹ có thể được sử dụng trong khi đang trải qua các phương pháp điều trị tích cực khác, chẳng hạn như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
Quá trình chăm sóc giảm nhẹ sẽ được kết hợp cùng với tất cả các phương pháp điều trị thích hợp khác khiến những người mắc bệnh ung thư có thể cảm thấy tốt hơn, có chất lượng cuộc sống cao hơn và sống lâu hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp chăm sóc y tế nhằm nâng cao chất lượng đời sống của bệnh nhân
Lưu ý khi bị ung thư tuyến giáp
Sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh có thể cảm thấy hơi đau và bắt đầu hồi phục sau 10 đến 14 ngày. Đồng thời, bác sĩ phẫu thuật có thể khuyên bạn nên tránh xa các hoạt động gắng sức trong vài tuần nữa.
Ngoài ra, sau khi phẫu thuật cắt bỏ tất cả hoặc hầu hết tuyến giáp, bạn phải được thực hiện xét nghiệm máu để chắc chắn tất cả tế bào ung thư tuyến giáp đã được loại bỏ cũng như tìm kiếm các dấu hiệu tái phát ung thư.
Nghỉ ngơi và không hoạt động gắng sức sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Thay thế hormone tuyến giáp
Phương pháp thay thế hormone tuyến giáp có thể thay thế các hormone tự nhiên của bạn. Vì vậy sẽ không có bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng với liều lượng phù hợp.
Ngoài ra, những bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp cũng có thể cần thay thế hormone tuyến giáp nhưng không phải ai cũng vậy. Nếu hormone tuyến giáp của bạn quá thấp sau khi phẫu thuật (suy giáp), đề nghị dùng hormone tuyến giáp có thể được tiến hành.
Bệnh nhân suy giáp được đề nghị dùng hormone tuyến giáp
Khi điều trị bằng liệu pháp phóng xạ I-ốt
Hầu hết i-ốt phóng xạ thải ra khỏi cơ thể bạn qua nước tiểu trong vài ngày đầu sau khi điều trị. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số tác dụng phụ mà bạn gặp phải nếu sử dụng liều cao như: khô miệng, đau miệng, viêm mắt, thay đổi vị giác hoặc khứu giác,…
Đặc biệt, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn về các biện pháp phòng ngừa mà bạn cần thực hiện trong thời gian đào thải để bảo vệ những người khác khỏi bức xạ như tạm thời tránh tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.
>>>>>Xem thêm: Thymomodulin là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý sử dụng
Nên tránh tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là trẻ em sau khi điều trị bằng phương pháp phóng xạ i-ốt
Trên đây là những thông tin về bệnh ung thư tuyến giáp và các phương thức điều trị hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến cho bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Nhs.uk