Glucosamin là chất hỗ trợ xương khớp hiệu quả, được nhiều người tin tưởng và sử dụng. Tuy nhiên, uống glucosamin cho đúng cách, an toàn, hiệu quả không phải ai cũng biết. Tìm hiểu ngay bài viết sau đây để biết cách bổ sung đúng nhé.
Bạn đang đọc: Uống glucosamin đúng cách, an toàn, hiệu quả
Glucosamin là một chất nội sinh do cơ thể sản xuất ra. Tuy nhiên, càng lớn tuổi glucosamin sản xuất ra càng thấp, do đó việc bổ sung glucosamin là điều cần thiết. Glucosamin có trong thức ăn rất ít, bổ sung bằng viên uống glucosamin là lựa chọn thường được nhiều người ưa chuộng. Liều lượng, cách uống như thế nào, theo dõi ngay nội dụng sau để hiểu rõ hơn nhé.
Liều dùng, cách uống glucosamin hiệu quả, an toàn
Liều lượng glucosamin thường dùng cho người lớn là: 1500 mg x 1 lần mỗi ngày hoặc 500 mg x 3 lần/ngày, uống sau bữa ăn.
Trong các dạng glucosamine, theo nghiên cứu cho thấy lợi ích nhiều nhất là đối với sản phẩm có chứa glucosamin sulfate. Người ta thường hay kết hợp glucosamine với một vài thành phần khác để tăng hiệu quả như chondroitin, methylsulfonylmethane (MSM), sụn cá mập…
Để phát huy được tác dụng, glucosamin cần có thời gian. Do đó, khi bổ sung glucosamin cần bổ sung trong thời gian dài, ít nhất là từ 2-4 tháng để phát huy tác dụng. Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng sử dụng glucosamin trong thời gian dài sẽ gây ra tác hại cho cơ thể, do đó, bạn có thể bổ sung liên tục 1 năm mà không cần lo lắng.
Những lưu ý khi sử dụng glucosamin
Tìm hiểu thêm: Phòng tránh bị lây nhiễm Covid-19 khi mua hàng online
>>>>>Xem thêm: Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để tránh tác hại không mong muốn
Có một số sản phẩm glucosamine được làm từ vỏ của tôm, cua…Nếu bạn dị ứng với hải sản, cần cân nhắc trước khi sử dụng, nếu muốn bổ sung cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, dược sĩ hoặc bác sĩ, không nên tự ý bổ sung.
Hiện tại chưa có thông tin đáng tin cậy để biết glucosamin có an toàn nếu sử dụng trong khi mang thai và cho con bú hay không, tốt nhất không nên sử dụng.
Có một vài báo cáo liên quan đến cơn hen suyễn khi dùng glucosamine, không biết chắc liệu glucosamine có phải là nguyên nhân gây ra cơn hen suyễn hay không. Do đó, những người bị bệnh hen suyễn nên thận trọng khi dùng các sản phẩm có chứa glucosamine.
Glucosamine có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và mức insulin. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn lẫn lộn, chưa có kết luận chính xác. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bổ sung glucosamin nếu bạn bị tiểu đường hoặc kháng insulin.
Glucosamine có thể làm tăng áp lực bên trong mắt và có thể làm trầm trọng thêm bệnh tăng nhãn áp. Nếu bạn bị bệnh tăng nhãn áp, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng glucosamine.
Khi sử dụng glucosamin có thể gây ra 1 số tương tác thuốc như sau:
– Một số báo cáo cho thấy rằng dùng glucosamine có hoặc không có chondroitin làm tăng tác dụng của warfarin (Coumadin) đối với quá trình đông máu. Điều này có thể gây ra bầm tím và chảy máu nghiêm trọng, không dùng glucosamine nếu bạn đang dùng warfarin.
– Thận trong khi sử dụng glucosamin với thuốc trị ung thư: một số loại thuốc điều trị ung thư hoạt động bằng cách giảm tốc độ sao chép của tế bào ung thư. Một số nhà khoa học nghĩ rằng glucosamine có thể làm tăng tốc độ sao chép của các tế bào ung thư. Nếu dùng glucosamine cùng với một số loại thuốc điều trị ung thư như: etoposide, teniposide và doxorubicin…có thể làm giảm hiệu quả của những loại thuốc này.
– Có một số lo ngại rằng dùng glucosamine và acetaminophen cùng nhau có thể ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của mỗi loại. Nhưng cần thêm thông tin, chưa thể kết luận hoặc bằng chứng gì chính xác về điều này, đây mới chỉ là nghi ngờ.
– Đã có lo ngại rằng glucosamine có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường, glucosamine có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc điều trị tiểu đường. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng glucosamine có lẽ không làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Để thận trọng, trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ, trong thời gian dùng glucosamine và thuốc trị tiểu đường, hãy theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu.
Nguồn: web.md, drugs.com
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Có thể bổ sung glucosamin bằng thực phẩm không?
>>>>> Glucosamin là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng
Uống melatonin đúng cách, an toàn, hiệu quả?
Uống nước đậu đen có tác dụng gì? 11 công dụng của đỗ đen với sức khỏe