Hắc lào là bệnh lý về da liễu do nấm gây nên. Nhiều người thắc mắc hắc lào có lây không? Cùng Kenshin giải đáp thắc mắc và tìm hiểu thêm những thông tin về hắc lào qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Hắc lào có lây không, lây qua đường nào? Cách phòng ngừa hắc lào
Contents
Bệnh hắc lào có lây không?
Hắc lào là bệnh lý da liễu gây ra bởi các loại nấm khác nhau, thường biểu hiện là những chấm đỏ hình tròn và ngứa. Chứng nhiễm nấm này được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh xuất hiện, chẳng hạn như nấm da toàn thân (tinea corporis), nấm da đầu (tinea capitis), nấm da chân (lác đồng tiền-tinea pedis),…
Bệnh hắc lào có khả năng lây lan rất nhanh khi tiếp xúc trực tiếp da với người hoặc động vật bị bệnh, nếu như không có biện pháp xử trí ngăn chặn sự phát triển của vi nấm.
Bệnh hắc lào lây lan qua con đường nào?
- Từ người sang người: Bệnh hắc lào thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp, da kề da với người bệnh. Không chỉ vậy, bệnh này còn có thể lây lan từ bộ phận này đến bộ phận khác trên cùng một người nhiễm bệnh.
- Từ động vật sang người: Bạn có thể mắc bệnh hắc lào khi chạm vào vật nuôi đang nhiễm bệnh như chó, mèo, … khi vuốt ve hoặc chải lông cho chúng. Đặc biệt, các giống vật nuôi lông dài như mèo Ba Tư và chó sục Yorkshire được báo cáo là dễ mắc bệnh hơn cả.
- Từ đồ vật sang người: Bệnh hắc lào có thể lây lan khi tiếp xúc với các vật dụng hoặc bề mặt đồ vật mà người hoặc động vật bị nhiễm bệnh đã chạm vào, chẳng hạn như quần áo, khăn tắm, khăn trải giường, lược và bàn chải,…
Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh hắc lào có thể lây sang người khi tiếp xúc lâu với bề mặt mang mầm bệnh.
Thời gian ủ bệnh hắc lào
Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi bị nhiễm bệnh cho tới khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Đối với bệnh hắc lào, thời gian ủ bệnh thường từ một đến hai tuần. Đây là khoảng thời gian các bào tử nấm dễ dàng lây nhiễm sang người khác trước khi có sự đề phòng sau khởi phát các triệu chứng.
Nguy hiểm hơn là cũng có một số người và động vật có thể mắc bệnh hắc lào nhưng không có triệu chứng và dĩ nhiên, bệnh hắc lào vẫn sẽ lây lan từ những đối tượng này.
Bào tử nấm gây bệnh hắc lào tồn tại trong bao lâu?
Bệnh hắc lào có thể lây lan miễn là có sự tồn tại của các bào tử nấm sống trên bề mặt tiếp xúc như quần áo, giường chiếu, … Đặc biệt, các bào tử này có khả năng sinh sôi và tồn tại từ 12 đến 20 tháng trong một môi trường sống lý tưởng: đủ độ ấm và ẩm, kèm theo nguồn thức ăn là các tế bào chết dồi dào.
Tuy nhiên, những bào tử nấm gây hại này có thể bị tiêu diệt nếu bạn bắt đầu sử dụng các phương pháp điều trị kèm theo là che chắn kĩ các vết thương đã có trên cơ thể, hạn chế được nguy cơ lây lan cho người khác.
Tìm hiểu thêm: Bị đau gót chân là bệnh gì? 12 nguyên nhân đau gót chân bạn không thể bỏ qua
Triệu chứng bệnh hắc lào
Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh hắc lào bao gồm:
- Thường xuất hiện ở mông, thân, cánh tay và chân.
- Vùng da bị nấm hình vòng nhẫn có vảy, ranh giới rõ ràng, sau đó hình thành một mảng lớn da cứng, chồng chéo lên nhau nổi ở trên bề mặt của da.
- Có thể có rải rác các nốt sần có màu từ đỏ đến đỏ tía, nâu hoặc xám trên da.
- Ngứa, đặc biệt là khi ra mồ hôi.
Cách phòng ngừa bệnh hắc lào
Hắc lào là căn bệnh có thể lây lan kể cả khi người bệnh không có triệu chứng và không biết đến sự tồn tại của nó. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây để giảm nguy cơ mắc bệnh hắc lào:
- Giữ cho da của bạn sạch sẽ và khô ráo, các khu vực xung quanh cũng luôn sạch sẽ.
- Tránh mặc quần áo dày trong thời gian dài khi thời tiết ấm áp, ẩm ướt
- Mang giày dép loại cho phép không khí lưu thông tự do xung quanh bàn chân của bạn.
- Không đi chân trần trong các khu vực như phòng thay đồ hoặc phòng tắm công cộng.
- Cắt ngắn móng tay và móng chân, giữ chúng sạch sẽ.
- Thay tất và quần lót của bạn ít nhất một lần một ngày.
- Không dùng chung quần áo, khăn tắm, ga trải giường hoặc các vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là người bị bệnh hắc lào.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là sau khi chơi với vật nuôi. Nếu có nghi ngờ thú cưng của mình bị bệnh hắc lào, hãy đưa nó đến gặp bác sĩ thú y để nhận được sự chăm sóc kịp thời.
- Nếu bạn là một vận động viên tham gia các môn thể thao tiếp xúc gần, hãy tắm ngay sau buổi tập hoặc trận đấu của bạn, đồng thời giữ cho tất cả các dụng cụ thể thao và đồng phục của bạn sạch sẽ. Không dùng chung dụng cụ thể thao (mũ bảo hiểm, v.v.) với những người chơi khác.
- Chia sẻ cho những người xung quanh về bệnh hắc lào, những điều cần chú ý để luôn đề phòng những nguy cơ gây lây nhiễm.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân và giữ gìn vệ sinh cá nhân giúp bạn phòng tránh hắc lào
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hắc lào không thể tự khỏi mà phải điều trị tích cực, sớm và đúng cách, nhất là khi các tổn lương lan rộng, hay tái phát hoặc biến chứng bội nhiễm, hoặc lây lan cho người xung quanh. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng không rõ ràng, đặc biệt là khi bạn đang công tác tại một vị trí có khả năng dễ lây bệnh cho người khác.
Trong một số trường hợp bệnh hắc lào không đáp ứng với các biện pháp điều trị trong vòng 2 tuần, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống chống nấm phù hợp hơn.
Chẩn đoán bệnh hắc lào
Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh hắc lào thông qua các phương pháp sau đây:
- Kiểm tra thể chất: Khám sức khỏe và kiểm tra kỹ lưỡng các vết thương để chẩn đoán bệnh nấm da. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng có thể từ các tổn thương nhẹ, có vảy, đến các tổn thương ban đỏ, tiết dịch đặc trưng của bội nhiễm vi khuẩn.
- Soi dưới kính hiển vi bằng phương pháp nhuộm kali hydroxide (KOH). KOH phá vỡ các tế bào da bình thường và giúp các sợi tế bào nấm nhìn rõ hơn. Đây là phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán nấm da vì đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện và có độ nhạy cao.
- Nuôi cấy khuẩn lạc: Nếu kết quả bằng phương pháp nhuộm KOH không kết luận được, phương pháp nuôi cấy khuẩn lạc sẽ được thực hiện bằng cách lấy mẫu nấm da trên người bệnh nuôi cấy ở môi trường thích hợp. Phương pháp này đặc hiệu hơn nhuộm KOH nhưng phải mất nhiều thời gian để có được kết luận cụ thể.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng cách, an toàn
Các bệnh viện có chuyên khoa da liễu uy tín
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội (cơ sở 1), Bệnh viện Bạch Mai – Khoa Da liễu,…
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh – Khoa Da liễu – Thẩm mỹ, Bệnh viện Nhân dân 115 – Khoa Nội Thần kinh,… Tổng quát.
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp đến cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh hắc lào cũng như biết cách phòng ngừa căn bệnh lây lan một cách khoa học và hiệu quả nhất. Hãy chia sẻ bài viết này để mọi người cùng hiểu biết thêm thông tin về bệnh hắc lào bạn nhé.
Nguồn: CDC, Healthline, Mayoclinic