Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Rate this post

Glucosamin là sản phẩm được rất nhiều người tin dùng trong việc hỗ trợ giảm đau xương khớp. Hãy tìm hiểu về công dụng và các dùng glucosamine hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Glucosamine là gì?

Glucosamine là một amino monosaccharide nội sinh do cơ thể sản xuất ra, có hầu hết ở các mô trong cơ thể. Đặc biệt, nó tồn tại nhiều nhất ở sụn khớp và mô liên kết.

Cơ thể chúng ta sử dụng glucosamine để cấu tạo lên hệ thống gân, sụn và dây chằng quanh khớp. Vì thế glucosamine được biết đến là hoạt chất đem lại nhiều lợi ích cho bệnh lý xương khớp.

Hiện nay, có nhiều dạng glucosamine khác nhau được tổng hợp nhờ công nghệ dược phẩm để bổ sung từ bên ngoài như:

  • Glucosamine sulfate.
  • Glucosamine hydrochloride.
  • N-acetyl glucosamine.

Trong đó, glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride là 2 dạng glucosamine được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh viêm xương khớp, đau khớp, đa xơ cứng hay viêm khớp dạng thấp.[1][2]

Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Glucosamine có nhiều dạng khác nhau với tác dụng chủ yếu lên hệ xương khớp

Các tác dụng của glucosamine đối với sức khỏe

Glucosamin giúp giảm đau trong viêm xương khớp

Người bị viêm xương khớp, sụn thường trở nên yếu và chất tiết tại khớp ít hơn. Điều này làm tăng ma sát tại khớp khi vận động dẫn đến đau.

Việc bổ sung glucosamine có thể làm tăng sản sinh sụn và chất lỏng xung quanh khớp. Nhờ đó có thể giúp giảm đau trong viêm khớp, đặc biệt là những người bị thoái hóa khớp gối.

Đối với một số người, glucosamine sulfate có thể hoạt động tốt như thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, thuốc giảm đau có tác dụng nhanh chóng, trong khi glucosamine sulfate có thể mất 4-8 tuần mới có tác dụng. Do đó, việc bổ sung glucosamine là một cách an toàn và hiệu quả hơn so với việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên.[1]

Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Glucosamine giúp cải thiện triệu chứng đau trong bệnh viêm xương khớp

Glucosamine có tác dụng bảo vệ sụn

Glucosamin đóng vai trò quan trọng giúp kích thích tăng sinh sụn khớp, đặc biệt ở người cao tuổi. Vì thế, uống glucosamin có thể làm dày phần sụn quanh khớp, hạn chế bào mòn khi vận động.[3][4]

Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Glucosamine giúp tăng sản sinh sụn và bảo vệ sụn khớp

Glucosamin giúp xương chắc khỏe, ngừa loãng xương

Bổ sung glucosamine có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh loãng xương sau mãn kinh. Glucosamine dường như giúp giảm sự suy yếu của xương bằng cách hỗ trợ xương phát triển khỏe mạnh, ngừa loãng xương ở người già.[5]

Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Bổ sung glucosamine có thể giúp phòng ngừa loãng xương

Glucosamin giúp giảm đau trong viêm khớp dạng thấp

Trong viêm khớp dạng thấp, các tác nhân gây bệnh làm tổn thương bao hoạt dịch khớp và phá hủy các khớp xương khiến người bệnh đau đớn. Bổ sung glucosamine có thể hỗ trợ làm chậm tốc độ phá hủy khớp. Từ đó hỗ trợ giảm đau cùng với thuốc điều trị bệnh đặc hiệu.[2]

Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Glucosamine có vai trò hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Hướng dẫn cách dùng glucosamine đúng cách an toàn, hiệu quả

Liều lượng glucosamine thông thường bổ sung trong 1 ngày là 1500mg, thường được uống sau bữa ăn. Có thể uống 1 lần hoặc chia làm nhiều lần trong ngày.

Glucosamin cần có thời gian để phát huy tác dụng, do đó cần phải uống trong một thời gian dài, ít nhất là từ 2 – 4 tháng. Hầu hết các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu quả cao nhất là dạng glucosamine sulfate hoặc glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng glucosamine

Glucosamine sử dụng đúng liều lượng, hầu hết đều an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, số ít người sử dụng glucosamine có thể gặp các tác dụng phụ như:[2]

  • Buồn nôn.
  • Ợ nóng.
  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Buồn ngủ.
  • Phát ban da.
  • Đau đầu.

Tìm hiểu thêm: 11 cách làm tóc nhanh dài từ những mẹo hàng ngày, đơn giản hiệu quả

Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Buồn nôn, nôn là tác dụng phụ có thể gặp của glucosamine

Lưu ý khi sử dụng glucosamine

Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng

Đặc biệt, glucosamine có thể làm trầm trọng hơn việc kiểm soát đường huyết đối với những người mắc bệnh tiểu đường, dù nguy cơ này là tương đối thấp. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc tiểu đường, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng glucosamine.

Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc

Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Hiện nay, chưa có báo cáo đầy đủ về độ an toàn của các dạng glucosamine đối với sức khỏe của thai nhi và sự phát triển của trẻ em. Do đó, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng glucosamin để đảm bảo an toàn.[1]

Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Phụ nữ có thai không được dùng glucosamine để đảm bảo an toàn

Không dùng với bệnh nhân bị tăng nhãn áp

Trong một số trường hợp, glucosamin làm tăng nhãn áp của mắt khiến người bệnh đau mắt, đau đầu hoặc giảm thị lực. Do đó, nếu đang điều trị tăng nhãn áp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt trước khi sử dụng glucosamine.[1][2]

Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Glucosamine không dùng cho bệnh nhân tăng nhãn áp

Không dùng cho bệnh nhân hen suyễn

Glucosamin có thể kích thích co thắt phế quản đối với bệnh nhân hen suyễn khiến người bệnh khó thở tăng lên nhanh chóng, rất nguy hiểm. Vì thế, người bệnh có tiền sử hen suyễn không nên dùng glucosamin.[1][2]

Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Glucosamine có thể làm nặng thêm tình trạng khó thở ở bệnh nhân hen suyễn

Tránh sử dụng cho bệnh nhân dị ứng với vỏ tôm, tôm hùm và cua

Glucosamine được chiết xuất từ vỏ tôm và cua. Do đó, bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các loại hải sản này không được sử dụng glucosamin để tránh biến chứng nguy hiểm.[1]

Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

>>>>>Xem thêm: 30 thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả mà bạn nên biết

Người bị dị ứng vỏ tôm, cua nên tránh sử dụng glucosamine

Glucosamin tương tác với một số loại thuốc

Ngoài ra, người bệnh đang sử dụng một số thuốc khác cần lưu ý khi bổ sung glucosamin để tránh tương tác thuốc như:[2]

  • Acetaminophen: hay thuốc giảm đau paracetamol, khi sử dụng hai loại thuốc này cùng 1 lúc có thể gây giảm tác dụng điều trị.
  • Warfarin: là thuốc chống đông máu. Glucosamin làm tăng tác dụng chống đông máu có thể gây xuất huyết cho bệnh nhân.

Cách bổ sung glucosamine

Glucosamine có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm hàng ngày như:

  • Các loại tôm, cua hoặc mực.
  • Sụn cá, sụn heo hoặc sụn trâu bò.
  • Tảo biển.
  • Hạt điều.
  • Các loại trái cây chứa dẫn xuất glucosamine như cam, quýt, táo, lê…

Tuy nhiên, lượng glucosamine có trong thực phẩm thường rất ít và khó đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Do đó, bạn có thể bổ sung hoạt chất này dưới dạng thuốc, các viên uống bổ sung hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Mặc dù sử dụng glucosamine khá an toàn. Tuy nhiên trước khi sử dụng nên liên hệ Bác sĩ, Dược sĩ hoặc người có chuyên môn để được tư vấn, không nên tự ý sử dụng.

Glucosamine là một chất có vai trò quan trọng trong sụn khớp, giúp hỗ trợ giảm đau khớp rất tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần tuân thủ đúng liều lượng, cách sử dụng và chú ý đến các tác dụng phụ có thể gặp phải để sử dụng một cách hiệu quả, an toàn cho sức khỏe nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *