Vải là một loại trái cây nhiệt đới được ưa chuộng bởi vị thanh ngọt vô cùng hấp dẫn cùng giá trị dinh dưỡng cao. Hãy cùng tìm hiểu vải bao nhiêu calo và các lưu ý khi ăn vải qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Vải bao nhiêu calo? Ăn vải có béo không và các lưu ý khi ăn
Contents
Quả vải bao nhiêu calo?
Theo thông tin dinh dưỡng từ USDA, trong 100g quả vải tươi có chứa khoảng 66 calo, tương đương với lượng calo có trong 1 trái táo [1].
Một ly trà vải cung cấp trung bình khoảng 125 calo cho cơ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào số lượng vải và cách pha chế lượng đường, lượng siro mà hàm lượng calo trong trà vải sẽ có sự thay đổi.
100g vải khô cũng có hàm lượng calo khoảng 66 calo, tương tự như quả tươi nhưng đã được sấy khô (làm mất nước) tự nhiên. Điểm khác biệt ở vải khô là có lớp vỏ giòn, sẫm màu, thịt vải màu nâu sẫm, khô ráo nên khi thưởng thức sẽ có cảm giác mềm dẻo hơn, phù hợp để ăn vặt.
100g quả vải tươi có chứa khoảng 66 calo
Ăn vải có tăng cân không?
Trung bình một người cần cung cấp khoảng 2000 calo cho 3 bữa/ngày, tương đương mỗi bữa ăn khoảng 667 calo để duy trì các hoạt động của cơ thể. Trường hợp nếu bạn chỉ ăn vải trong bữa thì bạn cần ăn khoảng 500g, tương ứng với 330 calo.
Ngoài ra, với thành phần gần như không có chất béo và giàu chất xơ, vitamin C dồi dào, vải cũng giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giảm cân hiệu quả.
Tuy nhiên, trong trái vải chứa hàm lượng đường trái cây khá cao, việc ăn quá nhiều, ăn không hợp lý vẫn có khả năng gây tăng cân không kiểm soát và tích tụ mỡ trong cơ thể. Vì thế, vải tuy ít calo nhưng bạn cần ăn một lượng vừa phải và không ăn vải thay cho các bữa ăn chính trong ngày.
Ăn vải không gây tăng cân nhưng vẫn cần ăn có kiểm soát
Cách ăn vải không tăng cân
Mặc dù ăn vải với một lượng vừa phải không gây tăng cân nhưng bạn nên chú ý về cách ăn và cách chế biến các món vải khoa học như hạn chế dùng đường, sữa, thay vào đó là dùng đường ăn kiêng,… để kiểm soát tốt cân nặng.
Ăn trực tiếp
Đa phần khi ăn trực tiếp quả vải, mọi người chỉ ăn phần cùi trắng mà bỏ phí phần vỏ lụa bọc quanh phần thịt quả vải bên ngoài. Tuy nhiên, húng ta có thể ăn cả lớp vỏ lụa, tuy hơi chát nhưng khi ăn đến thịt của quả vải sẽ cảm thấy càng ngọt và sẽ không gây nóng cho cơ thể.
Hạt vải dù không thể ăn trực tiếp nhưng vẫn được mài nhỏ làm vị thuốc Đông y, gọi là lệ chi hạch (lệ nhân). Tuy vậy, bạn có thể ăn phần trắng trên đầu hạt vải có thể giúp phòng tránh được tình trạng nóng trong cơ thể.
Bạn hoàn toàn có thể ăn lớp vỏ lụa của vài để tránh bị nóng trong người
Chè vải hạt sen
Nguyên liệu:
- 200g hạt sen.
- 10 – 15 quả vải (khoảng 350g).
- Đường phèn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch vải và để ráo. Tách vỏ, bỏ hạt, chỉ lấy phần thịt vải.
- Bước 2: Rửa sạch hạt sen, loại bỏ tim sen để không bị đắng.
- Bước 3: Cho hạt sen vào nồi luộc trong khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo.
- Bước 4: Nhồi từng hạt sen vào bên trong phần thịt cùi vải, ngay ở vị trí hạt đã bị tách bỏ.
- Bước 5: Đun lại nước đã ninh hạt sen cho sôi, cho phần vải đã nhồi hạt sen và phần hạt sen còn lại vào đun thêm khoảng 10 phút.
- Bước 6: Cho đường vào khuấy đều cho tan và nêm nếm vừa miệng rồi tắt bếp.
- Bước 7: Có thể để chè vải hạt sen vào tủ lạnh làm mát từ 1 – 2 tiếng thì thưởng thức sẽ ngon hơn.
Chè vải hạt sen là món ăn thanh mát và giàu dinh dưỡng
Trà vải
Nguyên liệu:
- Vải ngâm: 1 hộp.
- Trà túi lọc tuỳ ý: 1 gói.
- 120ml nước sôi.
- Đường: 2 muỗng canh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm 120ml nước sôi và 1 gói trà túi lọc tuỳ ý trong ly khoảng 1 – 2 phút rồi lấy túi lọc ra.
- Bước 2: Cho đường vào ly trà rồi khuấy đều đến khi đường tan hết. Có thể gia giảm lượng đường tùy khẩu vị.
- Bước 3: Dằm 1 quả vải ngâm trong bình lắc.
- Bước 4: Sau đó, cho thêm 30ml nước vải ngâm cùng 120ml nước trà đường vừa pha vào bình lắc. Thêm đá, đậy nắp và lắc đều.
- Bước 5: Cho trà vải ra ly rồi thưởng thức.
Trà vải được pha chế giúp giải nhiệt ngày nắng
Nước ép vải
Nguyên liệu:
- 5 – 20 quả vải đã bóc vỏ và bỏ hạt.
- 5 – 6 lá bạc hà tươi.
- 2 thìa đường.
- 2 cốc nước.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố xay đến mịn.
- Bước 2: Lọc nước ép qua lưới lọc mịn. Dùng muôi ép nước để lấy được nhiều nước cốt ép vải và loại bỏ phần bã.
- Bước 3: Bảo quản nướp ép vải trong tủ lạnh và nên sử dụng trong ngày.
Nước ép vải được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng
Salad vải
Nguyên liệu:
- Vải thiều.
- Xà lách.
- Một số nguyên liệu khác tùy thích như tôm, xoài, bạc hà, bơ, giấm táo, nước cốt chanh,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch vải, bỏ vỏ, tách hạt.
- Bước 2: Sơ chế và hấp các nguyên liệu sống (hải sản).
- Bước 3: Các loại rau, trái cây rửa sạch, cắt nhỏ vừa ăn.
- Bước 4: Pha nước sốt hoặc sử dụng các loại nước sốt có sẵn như sốt mè rang, sốt dầu giấm,… Lưu ý, phần nước sốt cũng chiếm một lượng calo khá cao trong món ăn nên cần cân nhắc kĩ khi lựa chọn.
- Bước 5: Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị, nêm nếm cho vừa miệng rồi cho ra đĩa và thưởng thức.
Salad vải có thể được chế biến với nhiều nguyên liệu tùy sở thích
Tác dụng của vải với sức khỏe
- Giúp làm đẹp da: Các chất chống oxy hóa có trong quả vải giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn, tăng tuần hoàn máu, loại bỏ nếp nhăn, tàn nhang, khiến da căng tràn sức sống và trẻ trung hơn.
- Tốt cho hệ tim mạch: Quả vải chứa polyphenol, các chất chống oxy hóa, flavonoid có ích trong việc cải thiện chức năng mạch máu và ngăn ngừa những bệnh về tim mạch. Đồng thời, lượng vitamin C dồi dào trong quả vải cũng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm rủi ro nhồi máu cơ tim.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch: Hàm lượng kali và natri trong quả vải giúp cho cơ thể điều hòa huyết áp. Hơn nữa, khả năng loại bỏ các cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt của niacin (vitamin B3) trong quả vải giúp giảm thiểu các nguy cơ đột quỵ, tổn thương oxy hóa, xơ vữa động mạch,…
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng khá cao vitamin C trong vải hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh cảm, cúm,…
- Phòng ngừa ung thư: Vải chứa flavonoid, các chất chống oxy hóa và polyphenol dồi dào giúp ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có khả năng trung hòa các gốc tự do, hỗ trợ ngăn ngừa các tế bào bình thường chuyển hóa thành tế bào ung thư.
Tìm hiểu thêm: Tê đầu ngón tay là bệnh gì? 9 nguyên nhân tê đầu ngón tay cần biết
Polyphenol, các chất chống oxy hóa, flavonoid có trong vải tốt cho hệ tim mạch
Lưu ý khi ăn vải
Các đối tượng không nên ăn vải
- Phụ nữ mang thai: Quả vải chứa lượng đường khá cao nên có thể gây ra tăng đột biến glucose nếu tiêu thụ quá mức. Vì vậy, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều để tránh mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và khó kiểm soát cân nặng, dẫn đến nhiều hậu quả như tiền sản giật, thai to, tăng huyết áp thai kỳ, sinh non,…
- Người bị dị ứng: Một số người cũng có thể bị dị ứng với vải thiều, đặc biệt nếu dị ứng với nhựa mủ, có thể gây ra các triệu chứng dị ứng thực phẩm như nổi mề đay, ngứa, mẩn đỏ, rôm sảy, phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là suy hô hấp,…
- Trẻ em có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, còn rất non yếu nên khi ăn quá nhiều vải có thể gây rối loạn trong quá trình chuyển hóa đường, dẫn đến nóng trong người, xuất hiện tình trạng khó tiêu, rôm sảy và có thể gây sốt cao.
Phụ nữ mang thai không nên ăn vải quá nhiều
Lưu ý khi chọn mua
Để có thể lựa chọn được quả vải tươi và ngon, bạn có thể áp dụng một vài lưu ý sau:
- Vỏ có màu đỏ tươi hoặc hồng, da hơi sần sùi và có đường kính khoảng 3cm.
- Phần gai trên vỏ chín sẽ nhẵn còn nếu gai nhiều và nhọn thì vải có thể vẫn chưa chín.
- Vải tươi khi ấn nhẹ vào cảm giác mềm, có độ đàn hồi nhưng nếu quá mềm thì có thể là đã quá chín.
- Hương thơm nhẹ của vải chín khá đặc trưng, không có mùi chua, lên men hoặc mùi lạ bất thường.
- Tách phần cuống trên quả vải có màu trắng, không thâm, không sâu. Vỏ dễ lột và không bị rỉ nước.
Vải ngon thường có màu đỏ tươi, mềm và hương thơm nhẹ
Lưu ý khi bảo quản vải
Vải thiều rất dễ hỏng nên bạn có thể thực hiện bảo quản bằng cách sau:
- Rửa vải với nước lạnh giúp làm sạch phần nước chảy ra từ trái cây hỏng trong quá trình vận chuyển.
- Loại bỏ tất cả những quả vải bị nứt hoặc hư hỏng.
- Để vải khô tự nhiên.
- Cho vào hộp kín hoặc túi nhựa và bảo quản trong tủ lạnh vì vỏ vải có thể chuyển sang màu nâu khi tiếp xúc với không khí khô mát. Có thể đặt một chiếc khăn giấy hoặc vải sạch vào túi để hấp thụ thêm độ ẩm.
- Vải có thể được thưởng thức ngon và ngọt hơn khi ướp lạnh.
Nên cho vải vào hộp kín hoặc túi nhựa và bảo quản trong tủ lạnh
Ăn nhiều vải có tốt không? Nên ăn bao nhiêu vải một ngày
Tuy vải đem lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì lượng đường trong vải quá cao có thể khiến:
- Mức độ đường trong máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến nhiều tình trạng bệnh trở nên trầm trọng như đái tháo đường, béo phì,…
- Cơ thể phản ứng nhằm tăng tiết insulin để làm hạ nồng độ đường trong máu, gây phản ứng đường máu thấp hay còn gọi là “say vải” với các triệu chứng buồn nôn, váng đầu, ra mồ hôi lạnh,..
- Cơ thể bị nóng trong, gan sinh hỏa, nhiệt miệng, đồng thời xuất hiện nhiều mụn, nhọt hay những vết ban đỏ,…
Vì vậy, cần chú ý không nên ăn quá nhiều quá nhiều một lúc, chỉ nên ăn dưới 10 quả/lần, mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 2 lần. Đối với trẻ em cũng chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả/ lần, người lớn nên chú ý để tránh trường hợp trẻ bị hóc vải, nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ em cũng chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả vải/ lần
Lưu ý khi ăn vải
- Không nên ăn khi bụng đói: Vải thiều có chứa hypoglycin A, một chất độc ngăn cơ thể tạo ra glucose và ảnh hưởng đến người có lượng đường trong máu thấp gây ra các triệu chứng gồm mệt mỏi quá mức, chóng mặt, mất trí nhớ, buồn ngủ và thậm chí tử vong.
- Không nên ăn quá nhiều vì có thể khiến nóng gan, nóng trong người, đau rát lưỡi họng, nhiệt miệng, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, chân tay mỏi rã rời,…
- Không ăn vải chưa chín vì có thể dẫn đến ngộ độc vải với các triệu chứng co giật, mất ý thức và sưng não cấp tính,… Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ một lượng lớn vải chưa chín chứa hợp chất axit methylene cyclopropyl axetic có thể gây ra tình trạng gọi là bệnh não do hạ đường huyết ở trẻ em [2].
- Không ăn hạt vải vì chúng chứa độc tố tự nhiên gây độc cho cơ thể con người.
Không ăn vải chưa chín vì có thể dẫn đến ngộ độc vải
Giải đáp các thắc mắc khi ăn vải
Ăn vải có nóng không?
Theo Đông y, quả vải có thuộc tính dương, mang đặc tính đại nhiệt. Do đó, ăn nhiều vải có thể gây “bốc hỏa” và dẫn đến “chứng bệnh lệ chi” (say vải) với các triệu chứng như hồi hộp, choáng váng, nhức đầu,… Ngoài ra, sách Bản thảo tụng tân cũng có đề cập đến ăn vải có có thể gây phát sốt, sưng chân răng, chảy máu mũi,…
Trong Y học hiện đại, dựa vào hàm lượng các chất có trong vải cho thấy quả vải cung cấp một lượng lớn năng lượng cho cơ thể. Do đó, có thể gây có cảm giác nóng trong người, dẫn đến nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi,…
Theo Đông y quả vải mang đặc tính đại nhiệt có thể gây bốc hỏa
Nên ăn vải khi nào là tốt nhất?
- Bạn nên ăn vải với lượng vừa phải, sau bữa ăn khoảng 30 phút để tránh những tác động không tốt đến dạ dày.
- Không ăn vào buổi tối, đặc biệt là sau 19 giờ vì ăn vào thời điểm đêm muộn sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, thức ăn không được tiêu hóa kịp thời sẽ có khả năng chuyển thành chất béo, gây tình trạng tăng cân.
>>>>>Xem thêm: 30 thực phẩm ít calo hỗ trợ giảm cân hiệu quả và các lưu ý giảm cân
Nên ăn vải sau bữa ăn khoảng 30 phút tránh những tác động xấu đến dạ dày
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quả vải cũng như những lưu ý khi ăn vải. Tuy vậy bạn chỉ nên ăn dưới 10 quả/lần, với trẻ em cũng chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả/ lần sau 30 phút khi ăn cơm để tránh bị nóng trong người hoặc say vải nhé.