Giấm táo có giúp điều trị tiêu chảy không?

Rate this post

Giấm táo trở nên phổ biến như một phương thuốc tự nhiên có thể chữa nhiều loại bệnh, trong đó có tiêu chảy. Vậy giấm táo hỗ trợ như thế nào và sử dụng nó ra sao trong trị tiêu chảy, cùng tìm hiểu nhé.

Bạn đang đọc: Giấm táo có giúp điều trị tiêu chảy không?

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến khi hệ tiêu hóa của bạn không ổn định, nó gây bất tiện cho sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tiêu chảy, còn có nhiều cách trị tiêu chảy bằng thực phẩm bổ sung trong đó có giấm táo. Cùng tìm hiểu xem phương thuốc này hỗ trợ ra sao và sử dụng như thế nào trong bài viết này nhé.

Tổng quan về tiêu chảy

Giấm táo có giúp điều trị tiêu chảy không?

Tiêu chảy được đặc trưng bởi đi ngoài phân lỏng, nhiều nước hoặc thường xuyên phải đi tiêu. Nó thường kéo dài một vài ngày và thường biến mất mà không cần bất kỳ điều trị nào. Thậm chí còn có một tình trạng được gọi là tiêu chảy du lịch, xảy ra khi bạn bị tiêu chảy sau khi tiếp xúc với vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong khi đi du lịch ở một nơi khác.

Một số trường hợp tiêu chảy được gọi là “tiêu chảy rối loạn chức năng” vì mặc dù tất cả các cơ quan tiêu hóa có vẻ bình thường, nhưng chúng không hoạt động như lý tưởng. Ở các nước phát triển, hội chứng ruột kích thích (IBS)nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy rối loạn chức năng.

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Tiêu chảy có 2 dạng: cấp tính và mãn tính. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra 2 dạng trên:

Tiêu chảy cấp tính: Nhiễm virus (Norovirus, Rotavirus), nhiễm vi khuẩn (Salmonella,Campylobacter hoặc là Shigella sp; Escherichia coli; Clostridium difficile), nhiễm ký sinh trùng (Giardia. sp, Entamoeba histolytica,Cryptosporidia. sp), ngộ độc thực phẩm (Staphylococci, Bacillus cereus,Clostridium perfringens), các loại thuốc ( thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid có chứa magiê, caffein, thuốc chống ung thư, kháng sinh, colchicin, quinine/ quinidine, chất có hoạt tinh tương tự prostaglandin, tá dược (ví dụ lactose))

Tiêu chảy mãn tính: Tác dụng phụ của thuốc (thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid có chứa magiê, caffein, thuốc chống ung thư, kháng sinh, colchicin, quinine/ quinidine, chất có hoạt tinh tương tự prostaglandin, tá dược (ví dụ lactose)), hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, phẫu thuật nối ruột hoặc dạ dày hoặc phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, bệnh Celiac, thiểu năng tụy, không dung nạp carbohydrate (đặc biệt là không dung nạp lactose), ung thư biểu mô đại tràng, u lympho, u tuyến tiết nhầy đại tràn, ung thư nguyên phát ở tụy, u tế bào tiết gastrin, u tế bào tiết serotonin, tăng sinh dưỡng bào, ung thư biểu mô tuyến giáp, cường giáp, đái tháo đường

Các triệu chứng của tiêu chảy

Có nhiều triệu chứng tiêu chảy khác nhau. Bạn chỉ có thể gặp một trong số những điều này hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của tất cả chúng: buồn nôn, đau bụng, chuột rút, đầy hơi, mất nước, sốt, phân có máu, đi tiêu nhiều lần, nhức mỏi,….

Vì sao giấm táo giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Giấm táo có giúp điều trị tiêu chảy không?

Giấm táo được làm từ táo lên men trong đó chứa pectin. Pectin có thể giúp hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn tốt trong ruột, cần thiết cho tiêu hóa khỏe mạnh. Nó cũng có thể làm tăng khối lượng phân và giảm viêm ruột. Hơn thế nữa, giấm táo là một chất kháng khuẩn tự nhiên nên nó có thể hiệu quả nhất đối với bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng do vi khuẩn. Những loại nhiễm trùng này thường do thực phẩm bị hư hỏng hoặc bị ô nhiễm, có thể chứa E. coli hoặc Salmonella .

Một nghiên cứu về hoạt động kháng khuẩn của giấm táo chống lại E.coli đã phát hiện ra rằng giấm táo có đặc tính kháng khuẩn và có thể tiêu diệt vi khuẩn E.coli, nó có thể gây ngộ độc thực phẩm và là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp tiêu chảy.

Giấm táo thô, hữu cơ và chưa lọc là loại giấm táo được khuyên dùng để làm phương pháp chữa tiêu chảy tự nhiên. Thông thường, loại giấm táo này có màu đục và có các sợi mịn trong đó.

Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng giấm táo điều trị tiêu chảy, nên cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng phương pháp này.

Cách sử dụng giấm táo hỗ trợ trị tiêu chảy

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Thái Minh của nước nào? Có tốt không?

Giấm táo có giúp điều trị tiêu chảy không?

Cũng như nhiều phương pháp điều trị tại nhà khác, không có nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ hoặc bác bỏ những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của giấm táo. Giấm táo có tính axit, vì vậy điều quan trọng là phải pha loãng nó với một chất lỏng khác trước khi uống. Nếu không, giấm có thể làm mòn men răng của bạn.

Một nguyên tắc chung là trộn 1 đến 2 thìa canh giấm táo với một cốc nước lớn. Hoặc có thể pha trà bằng cách kết hợp giấm với nước nóng và mật ong. Uống hỗn hợp này 2 đến 3 lần một ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần.

Tuy nhiên theo nghiên cứu tác dụng giấm táo cho bệnh đái tháo đường type 1 và bị liệt dạ dày do đái tháo đường chỉ ra rằng, những người bị bệnh tiểu đường được khuyên tránh dùng giấm táo. Vì giấm táo sẽ ảnh hưởng đến bệnh nhân bằng cách làm giảm tốc độ làm rỗng dạ dày hơn nữa và điều này có thể gây bất lợi liên quan đến việc kiểm soát đường huyết của họ.

Các phương pháp điều trị tiêu chảy khác

Giấm táo có giúp điều trị tiêu chảy không?

>>>>>Xem thêm: Tinh thể canxi oxalat: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Tiêu chảy thường tự khỏi mà không cần điều trị nhưng có thể kéo dài từ 2 đến 4 ngày ở người lớn. Một số phương pháp điều trị tiêu chảy giúp cho mọi người có thể tự điều trị tại nhà:

Bù nước: bổ sung nước rất quan trọng khi bạn bị tiêu chảy, mất nước do tiêu chảy có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi.Bù nước bằng cách uống nhiều nước lọc, nước khoáng chứa các chất điện giải hoặc muối (ORS)- một dạng nước có chứa muối và glucose. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, một người có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Thực phẩm: ăn các loại thực phẩm ít chất xơ để làm chắc phân như cơm trắng và chuối, cũng có thể giúp tạo khối lượng phân lớn hơn. Bánh mì nướng với mứt là một lựa chọn dễ tiêu hóa khác, vì hầu hết các loại mứt đều chứa pectin, có thể là một lợi ích bổ sungkẹo cao su không đường, đồ uống và thuốc có chứa caffein, fructose với số lượng cao, từ nước trái cây, nho, mật ong,…,lactose trong các sản phẩm từ sữa.

Thuốc trị tiêu chảy: đa phần các thuốc trị tiêu chảy là thuốc không kê đơn, bạn có thể dễ dàng mua ngoài các tiệm thuốc. Chúng bao gồm loperamide (Imodium) là một loại thuốc chống co thắt làm giảm sự di chuyển của phân và bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) làm giảm lượng phân tiêu chảy ở người lớn và trẻ em.

Men vi sinh (Probiotics): có ở dạng viên nang, viên nén, bột và chất lỏng. Các vi khuẩn tốt sống trong đường ruột của bạn cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa của bạn. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường ruột của bạn chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên khi hệ tiêu hóa của bạn bị thay đổi bởi thuốc kháng sinh hoặc bị lấn át bởi vi khuẩn hoặc vi rút không lành mạnh, chúng làm bạn có thể bị tiêu chảy. Probiotics có thể giúp chữa tiêu chảy bằng cách khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột của bạn.

Hi vọng qua bài viết này đã cung cấp thêm nhiều thông tin về việc sử dụng giấm táo trong điều trị tiêu chảy. Mong rằng mọi người có thể sử dụng giấm táo hợp lí và tránh các tác dụng không mong muốn.

Nguồn: Healthine, Medicalnewstoday

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *