Đái dầm là một căn bệnh khá phổ biến và thường thấy ở trẻ em, tuy nhiên có nhiều người đã lớn nhưng vẫn mắc chứng bệnh này, vì sao lại như vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Vì sao đã lớn mà đêm ngủ vẫn đái dầm?
Contents
Chứng đái dầm là gì?
Ở trẻ em, khi tri giác đã phát triển( khoảng 4 tuổi trở lên) mà đêm đi tiểu ra quần không biết, thì là đã bị chứng đái dầm. Thông thường, chứng đái dầm ngày kéo dài tới khoảng 10 tuổi thì tự khỏi. Tuy nhiên cũng có những em bị đái dầm kéo dài hơn. Có cả một số em gái bị đái dầm tới khi lớn, sau khi lấy chồng, có bầu (mang thai) mới hết đái dầm.
Nguyên nhân của chứng đái dầm
Có em đái dầm do một tật ở đường tiểu. Có khi chỉ là chứng hẹp bao quy đầu, có khi là một tật ví dụ một bướu nhỏ ở ống tiểu phía trên quy đầu.
Có em đái dầm là do đốt xương sống bị nứt: đây cũng là một tật bẩm sinh, khi lọt lòng mẹ đã có.
Có em đái dầm là do bị bệnh đái nhạt: trong bệnh này, người bệnh cũng đi tiểu nhiều như trong bệnh tiểu đường nhưng trong nước tiểu lại không có đường.
Có em đái dầm là do bị bênh giang mai, một bệnh hoa liễu, do cha hoặc mẹ truyền cho.
Tuy nhiên, nguyên nhân thông thường hay gặp nhất là đái dầm do rối loạn thần kinh. Đại đa số các em đái dầm là do nguyên nhân này. Ở các em đó, thần kinh luôn luôn không ổn định. Nếu chú ý nhận xét, sẽ thấy các em đó rất dễ bị kích thích, dể hờn giận, cáu kỉnh, nhưng lại dễ lo sợ, hay mặc cảm,… Chính chứng rồi loạn thần kinh này đã tác động đến hệ tiết niệu, gây ra chứng đái dầm. Cho nên, có cả những người lớn, khi có một chuyện gây ra lo sợ quá, cũng có thể tiểu ngay ra quần. Ta thường gọi hiện tượng đó theo tiếng dân gian là “lo vãi đái” hoặc sợ vãi đái”. Những người này, xét cho cùng, cũng thuộc loại thần kinh không thật ổn định.
Tìm hiểu thêm: Loét họng nên ăn gì? 3 loại thực phẩm dành cho người bị loét họng
Có thể trị khỏi được chứng đái dầm không?
Dĩ nhiên là có thể chữa khỏi. Nhưng, việc chữa trị đòi hỏi gia đình phải kiên nhẫn.
Đối với các trẻ đái dầm do rối loạn thần kinh – nghĩa là tuyệt đại đa số các trẻ em đái dầm – thì trên thực tế, nên như sau :Khuyến khích trẻ, làm cho trẻ không lo lắng về chứng bệnh của mình, tạo cho trẻ niềm tin là chứng đái dầm này chắc chắn sẽ khỏi. Những câu nói đại loại như: “Con đừng lo, chứng đái dầm của con chắc chắn sẽ hết thôi” là rất tốt. Điều đó sẽ đánh tan được sự lo lắng, sự mặc cảm… là những yếu tố thúc đẩy chứng đái dầm.
Tập cho trẻ trước khi đi ngủ ban đêm, phải đi tiểu đã. Đối với một số trường hợp đặc biệt nặng, có thể mỗi đêm đánh thức trẻ dậy một lần – vào giờ mà trẻ hay đái dầm – để trẻ đi tiểu lấy.
Cuối cùng, trong bữa cơm chiều – hoặc tối – không cho trẻ ăn mặn quá, để trẻ đỡ uống nước nhiều buổi tối. Tuyệt đối không cho trẻ đi chơi, uống nước giải khát ban đêm.
Nếu các biện pháp trên chưa đạt kết quả, cần cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm một nguyên nhân khác nguyên nhân thần kinh và điều trị theo nguyên nhân đó.
Có thể dùng thuốc để chữa trị chứng đái dầm do nguyên nhân thần kinh không?
Có thể, tuy nhiên việc dùng thuốc vẫn cần phối hợp với các biện pháp xử trí của gia đình như đã nói trên. Và các thuốc này cũng phải được bác sĩ cho chỉ định sau khi thăm khám. Thông thường, các thuốc đó là:
Đối với các trẻ ngủ quá say – các bà mẹ thường gọi là “ngủ say như chết ” tới mức tiểu ra quần lúc nào cũng không hay thì có thể dùng Tofranil, viên 10mg, liều trung bình ở trẻ 6-12 tuổi là mỗi ngày uống 3 viên, chiều 1 viên, tối (sắp ngủ) 2 viên.
Đối với các trẻ có giấc ngủ chập chờn, thường tiểu ra quần lúc nửa tỉnh nửa mê thì có thể dùng một loại an thần nhẹ, thí dụ Diazepam, viên 5mg, mỗi tối uống 1/2 viên hoặc 1 viên. Đây là loại thuốc thông dụng nhất, dễ kiếm nhất và cũng có công hiệu.
>>>>>Xem thêm: Lợi ích của Lysine đối với mụn trứng cá
Cần nhớ là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các thuốc trên, và không nên dùng dài ngày quá.
Bệnh đái dầm ở trẻ em đến một khoảng thời gian nào đó sẽ tự khỏi, tuy nhiên một số người bị do nguyên nhân thần kinh thì vẫn có thể được điều trị khỏi, cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị đúng cách và bên cạnh đó gia đình lại một lần nữa đóng vai trò khá quan trọng.
(Nguồn: Trích từ sách BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 102 đến 105)
Kenshin