Giấm táo được làm từ rượu táo lên men. Trong quá khứ, người ta sử dụng giấm như một phương pháp có thể hỗ trợ điều trị bất cứ loại bệnh nào, trong đó có điều trị bệnh gút. Vậy giấm táo có giúp điều trị bệnh gút không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây bạn nhé.
Bạn đang đọc: Giấm táo có thể điều trị bệnh gút không?
Contents
Giấm táo là gì?
Giấm táo là một loại thức uống lên men từ rượu táo. Nhờ được lên men qua hai công đoạn (lên men rượu táo và lên men giấm táo) mà giấm táo chứa rất nhiều axit axetic, kali, vitamin, muối khoáng, axit amin, chất chống oxy hóa và các axit hữu cơ tốt cho sức khỏe.[1]
Giấm táo là một loại thức uống lên men từ rượu táo
Bệnh gút là gì?
Gút là một dạng viêm khớp xuất hiện khi axit uric trong máu quá cao. Viêm khớp xảy ra khi các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp, thường gây đỏ, đau và sưng ở các khớp và mô xung quanh chúng, đặc biệt là ở ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay.[2]
Gout là một dạng viêm khớp xuất hiện khi axit uric trong máu quá cao
Giấm táo có thể điều trị bệnh gút không?
Cho đến nay, chưa bằng chứng khoa học nào cho thấy giấm táo có thể điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh gút. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy axit axetic, một thành phần chính trong giấm táo có thể giúp giảm hoặc kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh gút, bao gồm: viêm, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tiểu đường, béo phì.[3]
Axit axetic trong giấm táo giúp giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh gút
Tác dụng của giấm táo trong điều trị bệnh gút
Nồng độ pH và tác động đối với bệnh gút
Một nghiên cứu của người Nhật về nồng độ axit trong nước tiểu đã đưa ra một số kết luận quan trọng. Nghiên cứu phát hiện ra rằng axit trong nước tiểu ngăn cơ thể bài tiết axit uric.
Mức độ axit trong nước tiểu bị ảnh hưởng bởi thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày. Điều này có nghĩa là người có chế độ ăn kiềm có nồng độ axit nước tiểu thấp sẽ đào thải được nhiều axit uric ra ngoài cơ thể nhiều hơn.[4]
Nghiên cứu 2 nhóm người tham gia hai chế độ ăn kiêng khác nhau cho thấy:
- Ăn chế độ có tính axit (giàu protein động vật): dễ bị bệnh gút hơn những người có chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả.
- Ăn chế độ có tính kiềm (nhiều rau củ quả như măng tây, cải xanh, cải bó xôi… trong đó có giấm táo): làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể và triệu chứng sưng, đau các khớp do gút.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích của vitamin A đối với làn da của bạn
Chế độ ăn có tính kiềm gồm nhiều rau củ có thể giúp làm giảm axit uric
Giấm táo tác động gián tiếp đến bệnh gút
1/ Giúp giảm cân
Nghiên cứu gần đây cung cấp bằng chứng khoa học về việc giấm táo giúp giảm cân. Trên chuột ăn chế độ giàu chất béo, giấm khiến chúng no nhanh hơn và dẫn đến giảm cân.[5]
Nghiên cứu năm 2010 trên 12.000 nam giới (35 – 57 tuổi) trong 7 năm cho thấy những người giảm cân có khả năng giảm nồng độ axit uric cao hơn 4 lần so với những người duy trì cân nặng.[6]
2/ Kiểm soát bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc sử dụng giấm táo có thể cải thiện độ nhạy insulin ở cả những người có và không có tiểu đường. Điều này có thể là do axit axetic trong giấm giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm hấp thụ carbohydrate, giảm lượng đường hấp thụ trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng giấm táo trước khi đi ngủ có thể làm giảm mức đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. [7]
3/ Giảm viêm
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy giấm táo giúp kiểm soát cơn đau mãn tính và viêm. Vitamin B trong giấm táo được xác định có tác dụng đối với các triệu chứng viêm. Mặc dù đây là kết quả đầy hứa hẹn, nhưng hiện chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh giấm táo có hiệu quả trong việc giảm viêm ở người.
4/ Giúp hạ huyết áp
Một nghiên cứu trên chuột khác nhằm kiểm tra tác động của giấm táo đối với chỉ số huyết áp. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tiêu thụ giấm táo hàng ngày trong 6 tuần dẫn đến giảm huyết áp tâm thu.[8]
5/ Giảm cholesterol máu
Trong một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên được tiến hành vào năm 2018, chứng minh rằng giấm táo làm giảm triglycerides và mức cholesterol toàn phần trong máu. Nhờ đó mà giấm táo giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.[9]
Dù chưa có bằng chứng cụ thể về việc giấm táo ảnh hưởng trực tiếp đến việc ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh gút, nhưng có khả năng nó mang lại những lợi ích gián tiếp cho căn bệnh này. Tuy nhiên, với cách điều trị chưa được chứng minh và có thể ảnh hưởng đến các phương pháp điều trị khác, việc thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng là quan trọng.
Giấm táo hỗ trợ giảm cân gián tiếp giúp giảm nồng độ axit uric
Cách sử dụng giấm táo đúng cách an toàn và hiệu quả
Không có liều lượng cố định được khuyến nghị khi sử dụng giấm táo để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh gút.
Một đánh giá năm 2016 cho thấy uống 15ml giấm, chứa 750mg axit axetic mỗi ngày có thể giúp cải thiện một số tình trạng là yếu tố nguy cơ của bệnh gút, chẳng hạn như béo phì và huyết áp cao.[10]
Giấm táo nên được pha loãng với nước trước khi uống. Vì nó có tính axit và có thể dẫn đến sâu răng, hỏng men răng hoặc bỏng thực quản khi không được pha loãng.
Hãy thử pha 1 muỗng canh giấm táo vào một cốc nước đầy và uống trước khi đi ngủ bạn sẽ có một giấc ngủ ngon hơn. Nếu bạn thấy vị quá đắng thì có thể thử thêm một ít mật ong hoặc đường ăn kiêng để dễ uống hơn.
Ngoài ra, còn có một cách dùng giấm táo thú vị khác là trộn giấm táo với salad để tăng thêm mùi vị cho món salad và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.[11]
Giấm táo nên được pha loãng với nước trước khi uống
Lưu ý khi sử dụng giấm táo
Giấm táo nhìn chung là một thực phẩm an toàn và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên để đạt hiệu quả tối ưu và không gặp phải những tác dụng phụ ngoài mong muốn thì bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không uống giấm táo quá đậm đặc để tránh mòn men răng.
- Dừng sử dụng giấm táo khi xuất hiện các tác dụng phụ: đầy bụng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, viêm tụy cấp, viêm thực quản…[3]
- Nếu sử dụng giấm táo bôi lên da thì cần phải pha loãng với nước trước để tránh tổn thương da như kích ứng, ăn mòn, viêm da…
>>>>>Xem thêm: Tự làm siro húng chanh trị ho đơn giản tại nhà
Dừng sử dụng giấm táo khi xuất hiện trào ngược dạ dày thực quản
Giấm táo mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc bệnh gút. Tuy nhiên, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý khi dùng giấm táo để không xuất hiện các tác dụng phụ. Chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh bạn nếu thấy bài viết hữu ích bạn nhé!