Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Rate this post

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu xem viêm đường tiết niệu có lây không và các cách phòng ngừa bệnh hiệu quả qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu (UTI) là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu. Hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu ở nữ giới cao hơn nam giới do niệu đạo ở nữ ngắn hơn.

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng ở hệ thống tiết niệu

Nhận biết viêm đường tiết niệu

Một số triệu chứng của viêm đường tiết niệu thường gặp có thể bao gồm:

  • Cảm giác mắc tiểu nhiều lần, tiểu không hết, khi tiểu xong không giảm cảm giác buồn tiểu.
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Tiểu máu hoặc tiểu nâu sậm.
  • Tiểu mủ.
  • Nước tiểu nặng mùi rõ, tanh, hôi đặc trưng.
  • Có thể đau vùng bụng dưới.
  • Ở người lớn tuổi, triệu chứng viêm đường tiết niệu đôi khi không rõ ràng.

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Đau vùng chậu là dấu hiệu có thể viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Hầu hết viêm đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn, thường gặp là E. Coli, xâm nhập vào đường tiết niệu. UTI có thể phát triển trong bàng quang, niệu đạo hoặc niệu quản. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể di chuyển lên niệu quản – đài bể thận. [1]

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

E. Coli là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu

Các yếu tố nguy cơ viêm đường tiết niệu

Nhiễm trùng tiểu thường gặp ở phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ dành riêng cho phụ nữ bao gồm:

  • Giải phẫu: Phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nam giới, và khoảng cách từ hậu môn đến lỗ niệu đạo của nữ rất gần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
  • Sinh hoạt tình dục: Ở một số phụ nữ nhạy cảm, có thể xuất hiện nhiễm trùng tiểu sau sinh hoạt tình dục 1-2 ngày.
  • Mãn kinh: Sau khi mãn kinh, sự suy giảm estrogen lưu thông gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu. Những thay đổi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Các dị tật về đường tiết niệu.
  • Tắc nghẽn trong đường tiết niệu, sỏi thận hoặc phì đại tuyến tiền liệt có thể giữ nước tiểu trong bàng quang.
  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
  • Đặt sonde tiểu.
  • Phẫu thuậ’ t tiết niệu hoặc khám đường tiết niệu có sử dụng dụng cụ y tế đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng tiểu. [2]

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Phụ nữ có nhiều yếu tố nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có lây không?

Quan hệ tình dục không an toàn có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm đường tiết niệu. Vi khuẩn E. Coli – thường sống trong ruột, có thể di chuyển từ hậu môn đến niệu đạo hoặc lỗ dương vật khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Quan hệ tình dục qua đường âm đạo có thể đẩy vi khuẩn trên da vào lỗ niệu đạo, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.

Viêm đường tiết niệu không có khái niệm lây “từ người sang người” mà sẽ dễ xuất hiện trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ vừa nêu trên.

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Viêm đường tiết niệu sẽ không lây từ người sang người

Phòng ngừa viêm đường tiết niệu?

Lau từ trước ra sau

Vì trực tràng là nơi sinh sống chính của E.coli nên tốt nhất bạn nên lau bộ phận sinh dục của mình từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh. Thói quen này sẽ làm giảm nguy cơ mang vi khuẩn E.coli từ hậu môn đến niệu đạo.

Uống nhiều nước

Uống nước trong suốt cả ngày. Điều này sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn,tăng lưu lượng dòng nước tiểu, giảm khả năng ứ đọng, sinh sôi – phát triển của vi khuẩn. Tốt nhất, bạn nên tính lượng nước cần uống theo khối lượng: 40ml/kg (50kg ~ 2L nước).

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Uống nước nhiều cũng là một biện pháp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu

Tránh nhịn tiểu

Mọi người nên tránh nhịn tiểu vì điều này có thể tăng nguy cơ cho vi khuẩn phát triển. Cố gắng không nhịn tiểu, nên đi vệ sinh ngay khi có cảm giác và làm trống hoàn toàn bàng quang của bạn mỗi lần sau khi đi tiểu.

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Meyer – BPC của nước nào? Các dòng sản phẩm nổi bật

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Nhịn tiểu lâu là một thói quen dễ gây viêm đường tiết niệu

Uống nhiều nước, đi tiểu, vệ sinh kỹ vùng sinh dục sau quan hệ tình dục

Hoạt động tình dục làm tăng khả năng mắc nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ. Đó là vì vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo khi quan hệ tình dục. Để giảm nguy cơ này, hãy vệ sinh kĩ vùng sinh dục, uống nhiều nước và đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Chú ý uống nhiều nước, đi tiểu, vệ sinh kỹ trước khi quan hệ tình dục

Tránh lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Âm đạo tự nhiên có nhiều loại vi khuẩn cùng sinh sống, nhiều trong số đó là một loại vi khuẩn có tên là Lactobacilli. Những vi khuẩn này giúp giữ cho âm đạo khỏe mạnh và cân bằng độ pH ổn định.

Lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể phá vỡ sự cân bằng này, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển quá mức. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng tiểu, viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm nấm men.

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Lạm dụng dung dịch vệ sinh có thể tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Dùng thuốc kháng sinh

Nếu bạn bị nhiễm trùng tiểu không đáp ứng tốt với điều trị hoặc tiếp tục bị tái phát, bác sĩ có thể đề nghị một liều nhỏ thuốc kháng sinh uống hàng ngày. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu bằng cách kiểm soát các vi khuẩn có hại.

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Dùng thuốc kháng sinh có thể giúp kiểm soát các vi khuẩn gây hại

Ăn quả nam việt quất

Sử dụng quả nam việt quất là một biện pháp khắc phục tại nhà để ngăn ngừa viêm đường tiết niệu. Quả này có các hợp chất gọi là proanthocyanidins có thể ngăn E. Coli bám vào các mô trong đường tiết niệu.

Người ta cũng cho rằng vitamin C trong quả nam việt quất có thể làm tăng độ axit của nước tiểu, điều này có thể làm giảm sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

Quả nam việt quất là phương pháp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu tại nhà

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn sẽ cần phải đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đi tiểu nhiều lần và nhỏ giọt, mót rặn sau khi tiểu.
  • Nước tiểu đục.
  • Nước tiểu có máu (đỏ, hồng hoặc màu cola).
  • Đau vùng chậu dai dẳng (ở phụ nữ).

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể sử dụng kết quả phân tích nước tiểu của bạn để chẩn đoán viêm đường tiết niệu. Xét nghiệm nước tiểu sẽ kiểm tra các tế bào máu và vi khuẩn có trong mẫu nước tiểu.

Sau đó, họ có thể xét nghiệm cấy nước tiểu để xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Họ cũng có thể sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán khác, bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang, siêu âm và chụp cộng hưởng từ để kiểm tra hình thái đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết

>>>>>Xem thêm: Bị zona thần kinh kiêng gì? 3 loại thực phẩm không nên ăn khi bị zona

Dùng xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán tình trạng viêm đường tiết niệu

Các bệnh viện uy tín

Nếu gặp phải tình trạng viêm đường tiết niệu hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến khoa Tiết niệu của một số bệnh viện uy tín sau:

  • TP. HCM: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…

Vừa rồi là những chia sẻ về bệnh viêm đường tiết niệu và những cách phòng tránh tình trạng này hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ đến với người thân và bạn bè của mình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *