Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Rate this post

Gần đây Việt Nam vừa mới công bố đã có thêm một ca đậu mùa khỉ. Đồng thời, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã đưa ra các cảnh báo về bệnh. Vậy đậu mùa khỉ là bệnh gì, triệu chứng, những con đường lây nhiễm và liệu nó có nguy hiểm hay không? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để được giải đáp các thắc mắc về căn bệnh này nhé.

Bạn đang đọc: Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkey pox) là bệnh truyền nhiễm do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có thể lây từ động vật sang người hoặc từ người sang người. Loại virus gây bệnh này cùng họ với virus gây ra bệnh đậu mùa là Variola, vì thế các triệu chứng của chúng gần như giống nhau.

Bệnh lần đầu được phát hiện vào năm 1958 trên một đàn khỉ được nuôi để làm thí nghiệm.
Ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công gô và sau đó bệnh đã xuất hiện khắp khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Bệnh đậu mùa khỉ lần đầu được phát hiện trên đàn khỉ được nuôi để làm thí nghiệm

Biểu hiện thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Triệu chứng của bệnh kéo dài từ 2-3 tuần, có thể tự biến mất hoặc cần được chăm sóc, điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt để cải thiện tình trạng bệnh.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh như:

  • Sốt.
  • Nhức đầu.
  • Đau nhức khắp cơ thể: đau lưng, đau cơ,…
  • Mệt mỏi.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Phát ban (Mụn nhọt hoặc mụn cóc).
  • Các triệu chứng liên quan đến hô hấp: ho, đau họng, nghẹt mũi,…

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là tổn thương ở da. Ban đầu các tổn thương trên da bằng phẳng, sau đó sẽ chứa dịch bên trong. Một thời gian, chúng sẽ đóng vảy, khô lại và bong tróc ra. Những nốt này sẽ có xu hướng xuất hiện ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, đôi khi còn nổi ở miệng, bộ phận sinh dục hoặc mắt.

Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Triệu chứng điển hình của bệnh là các nốt tổn thương ở da

Bệnh đậu mùa khỉ có gây tử vong không?

Ở một số trường hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là dẫn tới tử vong.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết khoảng 3-6% ca bệnh đã được báo cáo là tử vong ở một số nước đang lưu hành bệnh trong thời gian gần đây và tỷ lệ này cũng có thể cao hơn thế nữa do hoạt động giám sát tình hình dịch bệnh còn hạn chế. [1]

Các đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm/yếu sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng của bệnh và từ đó tỷ lệ tử vọng cao hơn. Các biến chứng mà người bệnh có thể gặp như: viêm não, viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, lú lẫn hoặc các vấn đề liên quan đến mắt.

Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Mặc dù có thể tự khỏi sau vài tuần nhưng bệnh vẫn có thể gây tử vong

Ai dễ mắc bệnh đậu mùa khỉ?

Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh đậu mùa khỉ nếu tiếp xúc với người đang nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh. Tuy nhiên dưới đây là một vài đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Trẻ em.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Những người bị suy giảm miễn dịch.
  • Các cán bộ nhân viên y tế đang làm trong môi trường có dịch bệnh đang lưu hành.
  • Người chưa tiêm vaccine bệnh đậu mùa (do vaccine này hiện tại vẫn chưa phổ biến).

Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Người bị suy giảm chức năng miễn dịch có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ

Có thể mắc đậu mùa khỉ lại lần thứ hai không?

Hiện nay thông tin về bệnh đậu mùa khỉ còn hạn chế vì chưa rõ liệu rằng sau khi nhiễm bệnh thì các lần sau cơ thể đã tạo ra miễn dịch với bệnh hay chưa.

Vì vậy mà nếu như trước đây bạn hoặc người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh thì cũng đừng chủ quan mà không phòng ngừa bệnh. Bạn vẫn cần nghiêm túc thực hiện mọi biện pháp để phòng ngừa bệnh quay trở lại. [2]

Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Mặc dù đã mắc bệnh trước đó nhưng bạn cũng không nên chủ quan

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người không?

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ động vật sang người hoặc lây từ người này sang người khác bao gồm:

  • Tiếp xúc gần với các đối tượng đang bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh như có nốt phát ban, dịch mủ, vảy da,…
  • Nhiễm bệnh thông qua đường hô hấp do tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết hoặc giọt bắn của người bệnh.
  • Sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân đã bị nhiễm virus.
  • Lây qua quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con.
  • Lây truyền trung gian thông qua việc hít vảy da hoặc virus dính trên quần áo, giường, gối,…

Tìm hiểu thêm: 10 cách trị lẹo mắt NHANH NHẤT trong 1 đêm đơn giản hiệu quả

Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người

Có vắc-xin phòng bệnh đậu mùa khỉ không? Nên tiêm không?

Hiện nay, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ phê duyệt và thừa nhận 1 loại vaccine, đó là MVA-BN (còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos), được dùng dưới dạng 2 mũi tiêm dưới da, mỗi mũi cách nhau 4 tuần. Tuy nhiên, ở nước ta hiện vẫn chưa sản xuất được vaccine đậu mùa khỉ.

Việc có nên tiêm vaccine đậu mùa khỉ hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng và nhu cầu của bạn, liệu bạn có đang nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hay không. Các đối tượng nên tiêm là: [3]

  • Người có tiếp xúc với bệnh nhân đang mắc bệnh.
  • Người đang sống trong vùng dịch.
  • Cán bộ nhân viên y tế làm công tác hỗ trợ các trường hợp mắc bệnh.

Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Hiện nay chỉ có một loại vaccine phòng ngừa bệnh được FDA phê duyệt và thừa nhận

Nếu nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ thì phải làm gì?

Khi nghi ngờ hoặc có các dấu hiệu mắc bệnh, những điều bạn cần làm là:

  • Liên hệ cho cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi cho đến khi gặp bác sĩ.
  • Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, bạn cần chủ động cách ly và tuân thủ các biện pháp cách ly theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ cho đến khi các nốt bong ra và hình thành lớp da mới.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác nếu bạn có các triệu chứng sốt, ho, đau họng và chỉ ra đường trong các trường hợp khẩn cấp.

Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Khi mắc bệnh, bạn nên chủ động cách ly và hạn chế tiếp xúc với người thân và vật nuôi

Bệnh đậu mùa khỉ có tự khỏi không?

Như đã đề cập, bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi sau 2-3 tuần nếu được điều trị và chăm sóc kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá chủ quan vì bệnh vẫn có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi sau 2-3 tuần nếu được điều trị và chăm sóc kịp thời, đúng cách

Đậu mùa khỉ có chữa được không?

Bệnh đậu mùa khỉ cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nhưng bệnh vẫn có thể được điều trị bằng thuốc điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ.

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và chăm sóc các nốt tổn thương trên da bằng cách để khô tự nhiên hoặc sử dụng gạc ẩm để bảo vệ.

Như đã nói, bệnh đậu mùa khỉ có triệu chứng giống bệnh đậu mùa nên bạn cũng có thể sử dụng thuốc kháng virus đậu mùa như cidofovir, tecovirimat,… đã hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.

Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

>>>>>Xem thêm: 8 tác dụng của bơi lội có thể khiến bạn bất ngờ

Có thể điều trị bệnh đậu mùa khỉ bằng các loại thuốc điều trị triệu chứng

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được các thắc mắc của bạn về bệnh đậu mùa khỉ. Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi sau vài tuần nhưng nó cũng có khả năng lây lan rất nhanh và biến thành dịch bệnh lớn. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan mà cần phải tuân theo hướng dẫn của bộ Y Tế để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người yêu thương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *