Viêm da cơ địa là một bệnh về da rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Vậy chữa viêm da cơ địa có khỏi được hoàn toàn không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 17 cách chữa viêm da cơ địa tại nhà an toàn bạn nên lưu ý ngay!
Viêm da cơ địa là viêm da kèm theo ngứa, khô da
Contents
Lá khế
Lá khế là vị thuốc dân gian được sử dụng để chữa ngứa, viêm da, khô da từ ngàn đời nay. Lá khế chứa nhiều chất khoáng như sắt, kẽm, magie, vitamin C và các chất chống oxy hóa như flavonoid, tanin và saponin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giảm ngứa và khô da.
Bạn có thể sử dụng những cách sau để giảm triệu chứng của viêm da cơ địa
- Tắm với nước lá khế: đun sôi một nắm lá khế trong 3 – 5 phút chắt lấy nước cốt rồi pha loãng với nước để tắm.
- Dùng lá khế sao vàng: lấy lá khế cho vào chảo, sao cho vàng, sau đó nghiền nát thành bột bôi lên vùng da tổn thương.
- Xông hơi lá khế: cho lá khế vào đun khoảng 3 – 5 phút rồi tiến hành xông hơi.
- Uống: đun nước lá khế trong 3 – 5 phút, lọc lấy nước cốt, uống 2 lần mỗi ngày khoảng 5 – 10 ngày có thể giảm triệu chứng.
Dùng lá khế đun nước xông để điều trị viêm da cơ địa
Lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ chứa nhiều các chất chống oxy hóa như saponin, coumarin, flavonoid có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, qua đó hạn chế tình trạng viêm da cơ địa.
Một số cách dùng để chữa viêm da cơ địa có thể kể đến như:
- Đun một nắm lá đơn đỏ sau 3 – 5 phút chắt lấy nước uống. Sử dụng trong 7 – 10 ngày có thể giảm được triệu chứng.
- Dùng lá đơn đỏ đun nước tắm giống với nước tắm lá khế.
Dùng lá đơn đỏ đun nước uống để giảm viêm da cơ địa
Lá đinh lăng
Lá đinh lăng có chứa chất saponin, tanin, các acid amin, các vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, C, lysin và methionin có tính chất kháng viêm mạnh giúp giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa.
Bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng lá đinh lăng sau:
- Lá đinh lăng phơi khô, đun với 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát nước. Sử dụng nước này uống trong 10 ngày.
- Giã lá đinh lăng cùng muối bôi trực tiếp lên vùng da viêm.
Đun lá đinh lăng và uống trong 10 ngày để giảm triệu chứng viêm da cơ địa
Mật ong
Mật ong có tác dụng giúp các vùng da đang bị tổn thương tự hồi phục nhanh, không bị tái phát. Ngoài ra, trong mật ong có chứa vitamin E, chất chống oxy hóa, khoáng chất có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa nên rất thích hợp sử dụng điều trị viêm da cơ địa.
Bạn có thể dùng mật ong để pha nước uống (4 – 6 thìa với 200 ml nước) hoặc kết hợp mật ong với sữa chua hoặc chanh với tỉ lệ 1 : 2 bôi lên vùng da bị tổn thương. [1]
Dùng mật ong bôi lên vùng da bị viêm
Nha đam
Nha đam (Lô hội) có chứa nhiều các vitamin ( vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin B12), thành phần chất chống oxy hóa, đặc biệt là saponin giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đồng thời có tác dụng làm sạch, sát trùng, loại bỏ độc tố, hỗ trợ da tự lành vết thương.
Bạn có thể dùng gel nha đam (phần lá nha đam tước hết vỏ) bôi quanh vùng da tổn thương ngày hai lần để giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa. [1]
Sử dụng gel nha đam để bôi lên vùng da tổn thương
Dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều axit lauric (tăng độ đàn hồi của da), vitamin A, vitamin E giúp tăng cường khả năng kháng viêm, đồng thời cung cấp đủ nước cho da, giúp da không bị khô, tăng cường khả năng tự hồi phục của da.
Bạn bôi trực tiếp dầu dừa lên vùng da tổn thương 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. [2]
Bôi dầu dừa lên vùng da bị tổn thương để kích thích tự tái tạo da
Tỏi
Tỏi chứa các chất chống oxy hóa như allicin có tác dụng chống sự oxy hóa tế bào, đồng thời tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, các chất acid amin và hợp chất lưu huỳnh có tác dụng kích thích sản sinh collagen, giúp da nhanh hồi phục thương tổn.
Bạn nên dùng tỏi cùng với mật ong (ngâm mật ong và tỏi trong 2 tuần) uống 1 thìa/1 lần, ngày 2 lần hoặc giã tỏi lấy nước đắp trực tiếp lên vết thương.
Dùng tỏi ngâm mật ong uống mỗi ngày
Lá lốt
Lá lốt chứa các chất chống oxy hoá như flavonoid, alkaloid (hợp chất hữu cơ có chứa nitơ), beta-carotene, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm, làm giảm triệu chứng và tránh bội nhiễm viêm da cơ địa.
Bạn có thể dùng lá lốt giã nát bôi lên vết thương, có thể phơi khô lá lốt để làm nước uống thay trà hoặc cũng có thể dùng một nắm lá lốt để đun nước tắm.
Giã nát lá lốt bôi lên vùng da bị viêm
Lá trà xanh
Trà xanh chứa nồng độ rất lớn chất chống oxy hóa flavonoid, giúp trung hòa gốc tự do giảm quá trình tổn thương tế bào. Ngoài ra, lá trà xanh còn chứa vitamin E có tác dụng giúp da mịn màng, ngăn cản tình trạng khô da, hỗ trợ da tự hồi phục cấu trúc.
Bạn có thể dùng trà xanh để uống, cũng có thể sử dụng một nắm lá trà xanh đun nước và tắm 3 lần/tuần.
Đun nước trà xanh uống mỗi ngày giúp hạn chế triệu chứng viêm da cơ địa
Lá bàng non
Trong lá bàng non chứa các chất như tanin, flavonoid, phytosterol hỗ trợ làm lành mô tổn thương, góp phần vào quá trình tự hồi phục của da, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Efroze của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Giã lá bàng non bôi trực tiếp lên da
Lá ổi
Lá ổi có chứa các chất chống oxy hoá như polyphenol, tanin, vitamin C hỗ trợ tốt cho quá trình tự tái tạo của da, chống viêm hiệu quả.
Bạn có thể dùng lá ổi giã nát bôi trực tiếp lên vết thương hoặc đun nước để ngâm phần da bị viêm trong 10 – 15 phút mỗi ngày để giúp điều trị hiệu quả viêm da cơ địa.
Giã nát lá ổi bôi lên vùng da bị viêm
Cây sài đất
Cây sài đất chứa các chất có dược tính mạnh như flavonoid, carotenoid, saponin giúp hạn chế quá trình oxy hoá của cơ thể, giảm viêm, giúp giảm nhanh mẩn đỏ. Ngoài ra, cây sài đất còn chứa chlorophyll (chất diệp lục cô đặc) giúp thúc đẩy quá trình tự phục hồi trên da.
Bạn có thể dùng cây sài đất để giã nước đắp hoặc tắm ngày 1 lần đều mang lại hiệu quả.
Giã cây sài đất bôi trực tiếp lên da
Giấm táo
Giấm táo chứa axit citric giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, qua đó giảm tính trạng viêm nhiễm, ngứa da. Ngoài ra, giấm táo còn giúp cân bằng độ pH của da, giúp da đủ điều kiện môi trường để tự hồi phục.
Bạn có thể dùng 1ml giấm táo với 10ml, lấy bông thấm vào hỗn hợp bôi lên vùng da tổn thương. [1]
Sử dụng giấm táo bôi lên vùng da tổn thương
Dầu tràm trà
Dầu tràm trà có chứa lượng lớn terpinen-4-ol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, là thành phần chính của một số loại thuốc sát khuẩn. [3].
Bạn nên sử dụng dầu tràm trà 10% bôi lên vùng da bị viêm, ngày 2 lần để đạt được hiệu quả.
Dùng dầu tràm trà 10% bôi lên vùng da tổn thương giúp giảm viêm
Bột yến mạch dạng keo
Bột yến mạch chứa beta glucan, phenol, saponin (có đặc tính làm sạch giống xà phòng) nên có thể giảm tình trạng viêm da, giữ cho da luôn đủ nước, hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn.
Bạn có thể sử dụng 1 cốc bột yến mạch dạng keo (bột yến mạch dạng bột mịn) cho vào bồn tắm nước ấm khuấy đều, sau đó ngâm trong vòng 10 phút để đạt hiệu quả. [2]
Dùng yến mạch dạng keo trộn với nước tắm
Chườm lạnh giảm viêm ngứa
Khi chườm lành, mạch máu ở khu vực đó sẽ co lại đột ngột làm giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm cung cấp oxy, giảm sự đâm xuyên của bạch cầu, giảm chuyển hóa, từ đó giúp giảm sản sinh histamin (chất gây ngứa), giảm quá trình viêm của cơ thể.
Bạn có thể lấy khăn bông bọc đá lạnh chườm vào vùng da để làm giảm cảm giác ngứa.
Chườm lạnh để giảm cảm giác ngứa khi bị viêm da cơ địa
Bổ sung vitamin cần thiết
Bổ sung đầy đủ rau xanh và hoa quả để cung cấp vitamin để tận dụng tác dụng của nó trong điều trị viêm da.
- Vitamin A: giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm viêm.
- Vitamin C: với vai trò là chất chống oxy hoá giúp bảo vệ da khỏi các yếu tố gây dị ứng.
- Vitamin E: giúp làm ẩm da, bảo vệ da.
- Vitamin B5: giúp các cơ quan biểu bì tăng trưởng, phát triển và tái sinh các biểu mô qua đó giúp tái tạo da tổn thương [4].
Bổ sung đầy đủ vitamin để có một làn da khỏe mạnh
Những lưu ý khi trị viêm da cơ địa tại nhà
Ngoài dùng các cách điều trị trên, người bệnh nên chú ý một số điều sau đây để đẩy nhanh quá trình phục hồi viêm da cơ địa:
- Thay đổi chế độ ăn uống: tránh các thực phẩm gây dị ứng, bổ sung nhiều thực phẩm như rau xanh và hoa quả để cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
- Tránh gãi ngứa: không gãi khi ngứa để tránh làm da tổn thương nặng hơn, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Mặc áo thoáng: để tránh cọ xát vải vào vùng da tổn thương.
- Cắt móng tay để tránh khi gãi làm tổn thương da.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để làm ẩm da. [1]
Phải dưỡng ẩm cho da đầy đủ để ngăn ngừa viêm da cơ địa
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu da của bạn xuất hiện các tình trạng như nổi mụn nước, ngứa, mẩn đỏ toàn thân không hết trong 2 tuần nên đến các cơ sở chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và điều trị.
Khi nổi mụn, ngứa nên đến các cơ sở chuyên khoa để được điều trị
Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh chàm chủ yếu dựa vào lâm sàng (đặc điểm trên da, tiền sử bệnh tật, tiền sử tiếp xúc, yếu tố nguy cơ cao). Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng test dị ứng để xác định nguyên nhân gây nên viêm da dị ứng.
>>>>>Xem thêm: 21 tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người mà bạn nên tránh
Chẩn đoán viêm da cơ địa hoàn toàn dựa vào lâm sàng
Các bệnh viện điều trị viêm da cơ địa uy tín
Bạn có thể tham khảo các bệnh viện chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm. Một số bệnh viện chuyên khoa Da liễu uy tín có thể kể đến là:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Quân đội 108, Bệnh viện Da liễu Hà Nội,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một số phương pháp chữa viêm da cơ địa tại nhà. Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh thân thể sạch sẽ, dùng thuốc trị viêm da và hạn chế gãi nhé!