Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh thường thắc mắc liệu viêm tai ngoài có tự khỏi không và sau bao lâu thì khỏi. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu thông tin về bệnh viêm tai ngoài và một số lưu ý khi điều trị nhé!
Bạn đang đọc: Viêm tai ngoài có tự khỏi không và bao lâu thì khỏi?
Contents
Viêm tai ngoài có tự khỏi không?
Viêm tai ngoài thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên trong các trường hợp mạn tính, tình trạng viêm có thể tiếp tục trong nhiều tuần và nhiều tháng. Điều trị thường chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng.
Trong những trường hợp nhẹ, viêm tai ngoài có thể tự khỏi. Tuy nhiên do có nhiều bất tiện trong sinh hoạt, hầu hết người bệnh sẽ tìm đến bác sĩ để làm giảm bớt các triệu chứng.
Các lưu ý trong quá trình điều trị viêm tai ngoài
Có thể sẽ mất khoảng một tuần trước khi khỏi hẳn bệnh viêm tai ngoài. Trong thời gian điều trị, bạn có thể thực hiện một số điều như sau để cảm thấy tốt hơn và giúp việc điều trị có hiệu quả.
Sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết
Một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như paracetamol, ibuprofen hoặc naproxen có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau tai.
Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến dược sĩ tư vấn khi mua thuốc để tránh sử dụng thuốc không đúng cách. Nếu tình trạng đau kéo dài và trầm trọng, có thể cần thuốc giảm đau do bác sĩ chỉ định.
Sử dụng thuốc nhỏ tai trong thời hạn quy định
Thời gian dùng thuốc nhỏ tai thông thường từ 7 đến 14 ngày. Nếu ngưng sử dụng chỉ sau một vài ngày, tình trạng nhiễm trùng có thể tái phát.
Giữ cho tai luôn khô thoáng
Khi bạn tắm, hãy nhẹ nhàng đặt bông gòn vào tai để tránh nước. Dừng các hoạt động bơi lội cho đến khi bác sĩ cho phép – có thể là trong 7 đến 10 ngày điều trị.
Không nên sử dụng tai nghe hoặc máy trợ thính
Sử dụng các thiết bị này có thể làm tình trạng nhiễm trùng khó lành và gây khó khăn cho việc điều trị.
Bảo vệ tai khỏi các thành phần hóa học có trong mỹ phẩm
Đối với một số đối tượng, keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc và các sản phẩm khác có thể gây kích ứng da và gây đau tai. Người bệnh nên ngừng sử dụng bất cứ thứ gì có thể gây ra viêm ngoài tai hoặc ít nhất hãy đặt bông gòn vào tai trước khi sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Ai không nên ăn hạt óc chó? 4 cách sử dụng quả óc chó bạn cần lưu ý
Liên hệ bác sĩ nếu không cảm thấy đỡ hơn sau 36 – 48 giờ điều trị
Có nhiều nguyên nhân khác nhau cho việc không đáp ứng với phác đồ điều trị. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân và chuyển sang một liệu trình khác phù hợp hơn.
Khi nào gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào sau đây:
- Đau tai có kèm theo sốt hoặc không sốt.
- Ngứa tai kéo dài.
- Mất thính lực, giảm thính lực ở một hoặc cả hai tai.
- Có dịch chảy ra từ tai, đặc biệt nếu dịch đặc, đổi màu, có máu hoặc có mùi hôi.
Điều trị là cách nhanh nhất để giảm đau tai và chấm dứt nhiễm trùng.
Chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài thường được chẩn đoán và phân loại dựa trên tiến triển của bệnh.
Nhiễm trùng tai mức độ nhẹ:
- Ngứa trong ống tai.
- Đỏ nhẹ bên trong tai.
- Khó chịu nhẹ khi kéo tai ngoài hoặc ấn vào vết sưng đỏ ở tai.
- Có dịch trong suốt, không mùi.
Nhiễm trùng tai mức độ trung bình:
- Ngứa dữ dội hơn.
- Tai ngày càng đau.
- Tai đỏ nhiều hơn.
- Chảy dịch quá nhiều.
- Cảm giác tắc nghẽn một phần ống tai.
- Giảm thính lực.
Nhiễm trùng tai mức độ nặng:
- Đau dữ dội có thể lan đến mặt, cổ hoặc một bên đầu.
- Hoàn toàn tắc nghẽn ống tai.
- Đỏ hoặc sưng tai ngoài.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
- Sốt.
>>>>>Xem thêm: Cách phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm tai ngoài và các lưu ý khi chăm sóc bệnh tại nhà. Bạn hãy liên hệ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất khi có các triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài. Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ nó đến những người xung quanh của bạn nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, WebMD, Healthline, Wexner Medical Center, KidsHealth