Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

Rate this post

Người bị viêm phế quản nhẹ hay nặng đều cần điều chỉnh chế độ ăn trong điều trị bệnh. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau để tìm hiểu viêm phế quản kiêng ăn gì nhé!

Bạn đang đọc: Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

Bị viêm phế quản nên kiêng ăn gì?

Đồ uống chứa cồn và cafein

Các loại đồ uống chứa cồn hay cafein có cơ chế hoạt động giống như thuốc lợi tiểu nên dễ gây tình trạng mất nước. Điều này làm giảm khả năng loại bỏ chất nhầy của cơ thể, làm trầm trọng hơn triệu chứng viêm phế quản.

Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

Viêm phế quản nên kiêng dùng thức uống chứa caffein

Thực phẩm làm từ sữa

Các sản phẩm làm từ sữa có khả năng làm đặc chất nhầy dịch mũi họng, gây hiện tượng khó thở ở bệnh nhân viêm phế quản.

Bạn nên cân nhắc chuyển sang những thực phẩm không chứa sữa hoặc sữa ít chất béo. Vì chất béo làm mất kiểm soát cân nặng và là nguyên nhân gây tăng dịch nhầy khiến bạn ho đờm. [1]

Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

Người bệnh nên hạn chế sản phẩm làm từ sữa khi bị viêm phế quản

Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Khi bị ho đờm, bạn nên tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên,… Vì chúng sẽ gây nặng hơn tình trạng ho và gây khó thở ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính.

Niêm mạc họng đang bị tổn thương nên khi tiêu thụ loại thực phẩm này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn hơn ở vòm họng khi ho. [1]

Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

Không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ khi bị viêm phế quản

Thực phẩm cay, nóng

Khi bị viêm phế quản, bệnh nhân nên tránh các loại đồ ăn cay, nóng như ớt, tiêu,… vì chúng gây kích thích niêm mạc họng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Thực phẩm cay nóng có thể gây ho nhiều hơn và tình trạng kích ứng niêm mạc họng dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét họng.

Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

Đồ ăn cay nóng làm kích ứng niêm mạc họng, khiến bệnh lâu lành

Thực phẩm quá mặn

Bạn nên hạn chế lượng muối trong bữa ăn mỗi ngày. Thực phẩm quá mặn không chỉ khiến bạn ho, ngứa rát họng mà còn ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp.

Cơ thể thừa muối sẽ gây tình trạng tích lũy chất lỏng, tăng quá trình sản xuất chất nhầy khiến bệnh viêm phế quản nặng hơn. [1]

Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

Bệnh nhân viêm phế quản nên hạn chế lượng muối trong chế độ ăn

Bánh kẹo, đồ ngọt

Những người bệnh viêm phế quản mạn tính khi ăn thường xuyên các loại bánh kẹo, đồ ngọt sẽ làm gia tăng hiện tượng khó thở.

Nguyên nhân là vì đồ ngọt gây tăng tiết dịch đờm vùng họng, gây ho dai dẳng và gây nóng trong người. Vì vậy bệnh nhân cần giảm lượng đường trong chế độ ăn.

Tìm hiểu thêm: Dược Phẩm VCP của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

Khi bị viêm phế quản không nên ăn thực phẩm ngọt, bánh kẹo

Bị viêm phế quản nên ăn gì?

Trái cây và rau xanh

Kể cả lúc sức khỏe bình thường hay khi bị viêm phế quản thì bạn đều cần bổ sung trái cây và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.

Chúng chứa các loại vitamin, chất chống oxy hóa và chất khoáng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp.

  • Trái cây giàu vitamin như cam, dâu, nho, táo, lê,… và vitamin C trong trái cây giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Các loại rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn, rau ngót, bông cải xanh,… trong rau xanh có chứa kẽm giúp nâng cao hệ miễn dịch của người bệnh, phục hồi tốt hơn.

Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

Trái cây và rau xanh bổ sung nhiều vitamin cần thiết

Thực phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp

Các thực phẩm từ sữa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như canxi, protein,… Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên sử dụng loại thực phẩm mà chứa ít hàm lượng chất béo để giảm gây ho đờm, khó thở ở bệnh nhân viêm phế đường hô hấp.

Bạn nên sử dụng loại sữa chua không để lạnh vì nó chứa nhiều lợi khuẩn vừa tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời tăng sức đề kháng, phù hợp cho bệnh viêm phế quản.

Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

Sữa chua giúp tăng đề kháng cơ thể, nhanh lành bệnh

Mật ong

Từ lâu, con người đã biết sử dụng mật ong để điều trị bệnh đường hô hấp, vì chúng chứa hàm lượng lớn chất kháng khuẩn nên có thể ức chế hoạt động của tác nhân gây bệnh.

Mật ong có khả năng giảm ho làm dịu cổ họng được dùng nhiều trong chữa trị viêm phế quản. Trong mật ong có chứa protein và đường glucose, đường fructose giúp bổ sung năng lượng cho người bệnh ngay lập tức. [2]

Tuy nhiên, bố mẹ không nên tự ý sử dụng mật ong đối với trẻ dưới 1 tuổi vì dễ bị ngộ độc.

Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

Sử dụng mật ong hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Thực phẩm giàu protein và năng lượng

Khi bị bệnh viêm phế quản hay các bệnh các sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, mất dần năng lượng. Vì thế việc bổ sung các loại thực phẩm giàu protein và năng lượng là rất cần thiết.

Từ đó, giúp cơ thể bạn nhanh chóng hồi phục đồng thời ngăn ngừa tái phát bệnh. Một số thực phẩm trong nhóm này như gạo, đậu phụ, trứng, thịt gà, thịt heo,… Bạn nên lưu ý chia nhỏ các loại thực phẩm cho từng bữa ăn không ăn quá nhiều vào một bữa sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Một số món ăn giàu protein, chất dinh dưỡng phù hợp với người bệnh như súp gà, cháo thịt bằm cà rốt, canh gà hầm,… [3]

Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh

>>>>>Xem thêm: Hạt bí ngô là gì? 13 tác dụng của hạt bí ngô đối với sức khỏe

Bổ sung thực phẩm giàu protein giúp cơ thể nhanh hồi phục

Ngoài bổ sung thêm các loại thực phẩm trên, bạn có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm phế quản giúp nhanh lành bệnh nhé!

Người bệnh và người thân nên chú ý đến chế độ ăn uống, đồng thời bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ để nhanh điều trị bệnh. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh viêm phế quản. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *