Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Rate this post

Các triệu chứng gây ra bởi viêm khớp dạng thấp luôn là nỗi lo của những người mắc bệnh. Chế độ ăn uống phù hợp là một trong những yếu tố giúp cải thiện tình trạng bệnh. Vậy mắc viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, hãy cùng Kenshin tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Bạn đang đọc: Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh rất giàu chất chống oxy hoá, giúp ổn định các gốc tự do nguyên nhân gây viêm và làm tổn thương tế bào.

  • Các loại rau có lá màu xanh đậm hay các rau họ cải như bông cải xanh, rau bina, bắp cải, cải Brussels, cải xoăn, cải Thụy Sĩ và cải ngọt…có thể ngăn chặn quá trình viêm và làm chậm tổn thương sụn trong viêm xương khớp dạng thấp.
  • Những loại rau củ như khoai lang, cà rốt, ớt đỏ và bí đỏ, cà chua, hành tây, tỏi, tỏi tây và hẹ… cũng là một trong những loại thực phẩm người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn.
  • Cũng giống như rau những loại trái cây có màu sắc như việt quất, táo, dứa, đào, cam quýt, lựu, nho, dưa hấu … có hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm viêm.

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Cá giàu Omega-3

Eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA) là hai trong các loại omega 3 chủ yếu trong các loại cá biển.

Theo Arthritis Foundation, các nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung các loại cá giàu omega 3 thường xuyên có thể giúp dự phòng cũng như làm giảm tình trạng sưng đau ở bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp.

Ngoài công dụng kháng viêm, omega 3 có tác động tích cực với các bệnh lý về tim mạch cũng như bệnh lý về rối loạn lipid máu, nhờ khả năng làm giảm nồng độ triglycerides và tăng nồng độ cholesterol-HDL máu.

Các loại cá giàu omega 3 bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và một số loại cá nước mặn khác.

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Các loại củ (tỏi, gừng, nghệ)

Có thể bạn chưa biết các loại củ được sử dụng hàng ngày như gia vị hằng ngày cũng có tác dụng hỗ trợ các vấn đề liên quan viêm khớp dạng thấp. Cụ thể:

  • Tỏi: nhờ thành phần có chứa diallyl disulfide – một hợp chất chống viêm và làm giảm tác dụng gây viêm của cytokine, từ đó làm hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân. Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố năm 2018 chứng minh rằng sử dụng tỏi làm tăng hoạt tính chống khớp – ngăn chặn sự phá hủy sụn và giảm viêm – ở chuột bị viêm khớp.
  • Gừng: theo chuyên gia và một số nghiên cứu cho thấy gừng có tác động làm giảm các triệu chứng bệnh của viêm khớp dạng thấp, chủ yếu là tình trạng đau bằng cách ức chế sự biểu hiện của một số gene nhất định.
  • Nghệ: đã được sử dụng từ rất lâu trong Đông Y để chữa trị các bệnh về viêm khớp và rối loạn cơ xương nhờ vào đặc tính kháng viêm của curcumin (một thành phần chiếm tỷ lệ lớn trong nghệ). Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể bổ sung curcumin bằng đường uống với 1 viên nang chứa 500mg curcumin 2 lần/ngày.

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Dầu ô liu

Ngoài việc chứa chất béo không bão hòa tốt cho sức khoẻ, dầu ô liu còn có một hợp chất gọi là oleocanthal – có tác dụng giảm viêm và giảm đau tương tự thuốc ibuprofen (nhóm NSAIDs).

Theo một nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy một số hợp chất khác trong dầu ô liu như chất chống oxy hóa, polyphenol, oleuropein cũng có hoạt tính chống viêmđiều hoà miễn dịch trong bệnh viêm khớp dạng thấp. [1]

Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng có mức độ như với tất cả các loại dầu là chất béo có thể dẫn đến tăng cân.

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc (như yến mạch, lúa mì nguyên cám, gạo lứt, hạt quinoa,…) có thể làm giảm mức CRP (C-Reactive Protein) và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ngoài ra, ngũ cốc còn là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn, protein và chất xơ tốt cho cơ thể. Lưu ý nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế (chứa các thành phần không có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như đường bổ sung và chất béo bão hòa).

Tìm hiểu thêm: Có thể sử dụng Kế sữa (Milk Thistle) để điều trị bệnh về gan không?

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan và các loại đậu khác nói chung là nguồn cung cấp protein dồi dào, rất quan trọng đối với sức khỏe cơ nên rất cần thiết với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp – đối tượng dễ bị giảm cơ.

Hơn nữa, đậu Hà Lan gần như không có chất béo, chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất chống viêm bao gồm acid folic, magie, sắt, kẽm và kali – những chất có lợi cho hệ tim mạch và hệ miễn dịch.

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Quả hạch

Quả hạch chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe, protein, chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Trong các loại hạch thì hạt óc chó và hạt lanh đặc biệt tốt với người bị viêm khớp dạng thấp vì chúng chứa nhiều acid béo Omega 3. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều do chúng cũng chứa nhiều calo.

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

​Một số lưu ý trong chế độ ăn

Bạn cần chú ý một số điều sau đây để có chế độ ăn thêm an toàn và hiệu quả:

  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện chế độ ăn kiêng, tuân thủ khi bác sĩ yêu cầu bổ sung thêm hay kiêng nhóm thực phẩm nào đó.
  • Không nên nhịn ăn hay cố tìm thực phẩm hoàn hảo điều trị viêm khớp dạng thấp.
  • Ăn uống khoa học: Ăn đủ các nhóm chất, lượng calo đối với nam giới là 2500 kcal/ngày, đối với nữ giới là 2000 kcal/ngày.

Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào về chế độ ăn có thể điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số loại thực phẩm gây viêm nhất định bạn nên tránh hoặc hạn chế dùng:

  • Thịt đỏ và sữa.
  • Dầu ngô.
  • Thức ăn nhanh, chế biến sẵn.
  • Muối.
  • Đường.
  • Rượu bia.
  • Thực phẩm chiên hoặc nướng.

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

>>>>>Xem thêm: Hyaluronic Acid là gì? Công dụng của HA đối với làn da và sức khỏe

Hy vọng bài viết đã giải đáp được băn khoăn “ viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?” của người bệnh và bạn đọc. Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè nếu bạn cảm thấy thông tin trên bổ ích nhé!

Nguồn: Arthritis, MedicalNewsToday

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *