Flavonoid rất phổ biến và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm xung quanh chúng ta, giúp phòng ngừa bệnh tật, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu liệu rằng flavonoid có chống lại bệnh ung thư không thông qua bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Flavonoid có chống lại bệnh ung thư không?
Flavonoid là nhóm các hợp chất thứ cấp thực vật có trong nhiều loại cây, rau và một số loại hạt. Bổ sung nhiều flavonoid hơn trong chế độ ăn uống của bạn là một cách tuyệt vời để giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và có khả năng giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe mãn tính. Cùng đọc tiếp để tìm hiểu về tác dụng chống ung thư của flavonoid nhé.
Flavonoid có thể bảo vệ cơ thể chống lại ung thư
Tất cả các flavonoid đều là yếu tố cần thiết để hấp thu vitamin C – chất dinh dưỡng quan trọng chịu trách nhiệm cho việc tăng trưởng và tái tạo mô. Chúng cũng rất cần thiết cho việc duy trì xương, răng và sản xuất collagen protein được dùng để tạo ra các mạch máu và các mô cơ. Nếu không có sự trợ giúp của flavonoid, các quá trình trên sẽ không thể xảy ra.
Flavonoid còn là một chất chống oxy hoá mạnh mẽ. Bên cạnh sự hấp thụ vitamin C, nó cũng giúp hệ miễn dịch, ngăn ngừa và đảo ngược mất cân bằng oxy hóa (hay còn gọi là stress oxy hoá) là yếu tố quan trọng để flavonoid giúp ngăn ngừa và chống lại ung thư.
Những người ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid nguy cơ chết vì ung thư và bệnh tim thấp hơn những người ăn ít thực phẩm flavonoid, theo một báo cáo về lượng tiêu thụ flavonoid đối với tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mới được công bố trên tạp chí Nature Communications [1].
Tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của flavonoid cũng đã khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu tiềm năng của chúng như một loại thuốc chống ung thư. Nghiên cứu về flavonoid cho rằng một số flavonoid nhất định có thể giúp ngăn chặn các tế bào ung thư nhân lên, bao gồm thực phẩm có flavonoid và giữ một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như là ung thư tuyến vú, ung thư tuyến tiền liệt,…[2].
Trong vai trò chống lại ung thư của flavonoid người ta đặc biệt chú ý tới vai trò của hai flavonoid là quercetin và curcumin:
– Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã cho thấy rằng quercetin có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào và gây chết tế bào ở các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, gan, phổi, vú, bàng quang, máu, ruột kết, buồng trứng, tuyến thượng thận [3] [4] [5] [6] [7].
– Một nghiên cứu về curcumin và tế bào ung thư đã phát hiện ra rằng chất curcumin có thể tiêu diệt nhiều loại tế bào ung thư theo nhiều cách. Bởi vì có thể thực hiện nhiều phương pháp, các tế bào ung thư ít có khả năng kháng curcumin hơn. Curcumin chỉ nhắm vào các tế bào ung thư, giúp các tế bào khỏe mạnh không bị ảnh hưởng. Đây là một bước quan trọng trong điều trị tiềm năng vì thuốc hóa trị sẽ tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh và tế bào ung thư [8].
– Một nghiên cứu khác về ứng dụng của curcumin trong điều trị ung thư tuyến tuỵ kết luận rằng chất curcumin có thể giúp chống lại các tế bào ung thư tuyến tụy, nhưng cần phải có hàm lượng cao hơn. Để giải quyết vấn đề này, một dạng curcumin có giá trị sinh học cao đã được tạo ra là là Theracurmin để bổ sung curcumin với hàm lượng cao hơn cho những người bị ung thư mà không làm tăng tác hại. Nhưng cần nghiên cứu thêm về những người bị ung thư tuyến tụy và các bệnh ung thư khác để xác định hiệu quả của Theracurmin [9].
Có thể bổ sung flavonoid từ những nguồn nào
Tìm hiểu thêm: Crom là gì? Tác dụng, liều dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa crom
>>>>>Xem thêm: Bánh flan bao nhiêu calo? Ăn bánh flan có mập không? Cách ăn giảm cân
Tiêu thụ khoảng 500 miligam (mg) flavonoid mỗi ngày mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ chống lại ung thư thì tăng lên đến 1.000 mg flavonoid mỗi ngày.
Bạn cũng có thể bổ sung flavonoid qua những món ăn hàng ngày bởi vì flavonoid là một nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật, có trong hơn nửa các loại rau quả dùng hàng ngày. Chúng có mặt trong một loạt các thực phẩm tự nhiên, bao gồm trái cây, rau, sôcôla đen, rượu vang đỏ và trà, các loại hạt, ớt, hành lá,…
Tiến sĩ Bondonno nói: “Điều quan trọng là phải tiêu thụ nhiều loại hợp chất flavonoid khác nhau có trong thức ăn và đồ uống có nguồn gốc thực vật. Điều này có thể dễ dàng đạt được thông qua chế độ ăn uống. Một tách trà, một quả táo, một quả cam, 100 gam quả việt quất và 100 gam bông cải xanh sẽ cung cấp một loạt các hợp chất flavonoid và hơn 500 mg tổng số flavonoid”.
Teresa Baczkowski, quản lý dinh dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Adventist Health White Memorial ở Los Angeles, nói rằng “Không một flavonoid hoặc hợp chất nào đứng một mình. Đó là sự cân bằng của các hợp chất này và các hợp chất khác trong thực phẩm tự nhiên giúp chúng ta khỏe mạnh.”
Hoặc bạn có thể chọn cách bổ sung flavonoid bằng thực phẩm chức năng chứa các chất flavonoid. Các thực phẩm chức năng có sẵn ở nhiều dạng, bao gồm cả viên nang và bột, khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng này bạn nên sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cũng như hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta đã biết được thêm một công dụng mới của flavonoid nữa là giúp phòng chống ung thư và cũng như liều dùng mỗi ngày và thực phẩm chứa flavonoid để qua đó có thể lưu ý bổ sung hàng ngày.
Nguồn: Healthline
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Bổ sung carotenoid có giúp chống ung thư không
>>>>> Dấu hiệu sớm để nhận biết ung thư phổi