Ethylene glycol tìm thấy trong siro ho nguy hiểm như thế nào?

Rate this post

WHO mới đây đã đưa ra thông tin cảnh báo về những sản phẩm siro ho có chứa hàm lượng Ethylene glycol vượt mức cho phép gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng. Vậy Ethylene glycol trong siro ho nguy hiểm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Ethylene glycol tìm thấy trong siro ho nguy hiểm như thế nào?

Ethylene glycol tìm thấy trong siro ho nguy hiểm như thế nào?

Ảnh hưởng đến sức khoẻ

Gần đây, WHO đã đưa ra cảnh báo về những sản phẩm siro ho chứa hàm lượng Ethylene glycol vượt mức cho phép là sản phẩm không đạt chuẩn, không an toàn khi sử dụng. Đặc biệt khi dùng ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong.

Ethylene glycol tìm thấy trong siro ho nguy hiểm như thế nào?

Siro ho chứa Ethylene glycol có thể gây ngộ độc hoặc thậm chí tử vong đối với người sử dụng

Nồng độ hay ngộ độc

Những sản phẩm được WHO cảnh báo đều thuộc hãng Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất và chứa nồng độ Ethylene glycol trong thuốc dao động từ 0,62 – 0,82%, cao hơn so với mức cho phép 0,1%.

Cụ thể, các sản phẩm WHO cảnh báo bao gồm các chế phẩm siro Alergo, hỗn dịch Emidone, siro Mucorid, hỗn dịch Ulcofin, siro Zincell được dùng để điều trị ho, dị ứng hay các vấn đề sức khoẻ khác.

Trước đó, Cục quản lý dược Pakistan đã tìm thấy một số sản phẩm được xác định là nhiễm độc trong quá trình sản xuất tại Pharmix Laboratories. Do đó, cơ quan này yêu cầu công ty ngừng sản xuất siro ho và đưa ra cảnh báo thu hồi sản phẩm vào tháng 11.

Ethylene glycol tìm thấy trong siro ho nguy hiểm như thế nào?

WHO đã đưa ra phát hiện một số thuốc chứa hàm lượng Ethylene glycol vượt mức cho phép 0,1%

Chưa ghi nhận các thuốc chứa Ethylene glycol lưu hành tại Việt Nam

Sau khi nhận được thông tin từ WHO về những sản phẩm chứa hàm lượng Ethylene glycol vượt mức cho phép, lãnh đạo Cục quản lý dược Việt Nam đã yêu cầu các phòng chức năng liên quan rà soát lại hồ sơ, dữ liệu cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc bao gồm cả các hồ sơ đang xử lý tại Cục Quản lý Dược và dữ liệu cấp phép nhập khẩu thuốc đến sáng 13/12/2023.

Qua tra cứu cho thấy, những sản phẩm siro Alergo, hỗn dịch Emidone, siro Mucorid, hỗn dịch Ulcofin và siro Zincell do Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất chưa có giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP, cũng như chưa được cấp giấy phép nhập khẩu đối với thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành. [1]

Tìm hiểu thêm: Dùng biện pháp dân gian chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần lưu ý gì?

Ethylene glycol tìm thấy trong siro ho nguy hiểm như thế nào?

Cục quản lý dược chưa ghi nhận thuốc chứa ethylene glycol lưu hành tại Việt Nam

Lưu ý khi lựa chọn thuốc

Để đảm bảo an toàn sức khoẻ khi sử dụng những chế phẩm siro ho, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, bạn nên lưu ý:

  • Cần đi khám trước khi mua thuốc và sử dụng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Kiểm tra thành phần trên bao bì thuốc, tránh sử dụng phải những sản phẩm chứa hàm lượng Ethylene glycol cao.
  • Bạn nên mua thuốc tại các cơ sở, địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và được cấp phép lưu hành tại Việt Nam của Bộ Y tế.
  • Không nghe theo truyền miệng, quảng cáo, tuyên truyền trên mạng xã hội dẫn đến sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc, bảng thành phần không được kiểm định, chứng thực.

Ethylene glycol tìm thấy trong siro ho nguy hiểm như thế nào?

Bạn nên chọn mua sản phẩm tại những nơi uy tín như chuỗi Kenshin

Bài viết trên đã đưa ra những cảnh báo về độ an toàn khi sử dụng các chế phẩm siro ho chứa Ethylene glycol, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và thậm chí tử vong đối với người sử dụng. Chính vì vậy, bạn chỉ nên tìm mua thuốc tại những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng như bệnh viện hay các chuỗi nhà thuốc nhé!

Xem thêm Ethylene glycol tìm thấy trong siro ho nguy hiểm như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh sốt rét hiệu quả bạn và dễ thực hiện

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *