Viêm, triệu chứng viêm và các nhóm thuốc điều trị kháng viêm thông dụng

Rate this post

Thường nghe mọi người nói bị viêm họng, viêm chân răng, viêm khớp… nhưng bạn có biết viêm là gì? Triệu chứng ra sao? Điều trị bằng thuốc nào để hạn chế tình trạng trên. Xem ngay bài viết bên dưới nhé.

Bạn đang đọc: Viêm, triệu chứng viêm và các nhóm thuốc điều trị kháng viêm thông dụng

Trong cuộc sống, ai cũng đã từng ít nhất một lần được bác sĩ chẩn đoán bị “viêm…” nhưng không phải ai cũng hiểu viêm là tình trạng như thế nào của cơ thể, các triệu chứng và thường dùng thuốc điều trị kháng viêm nào. Nếu bạn quan tâm về những vấn đề này, tham khảo nội dung bên dưới ngay.

Viêm là gì?

Viêm là một phản ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch để chống lại sự tấn công của những tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, chấn thương, chất hóa học… hoặc những tác nhân bên trong như thiếu oxi tại chỗ, hoại tử mô, bệnh tự miễn, xuất huyết…

– Tại ổ viêm có biến đổi thường sẽ gây ra rối loạn tuần hoàn, rối loạn chuyển hóa, tổn thương mô, tăng sinh tế bào trong cơ thể.

– Có nhiều cách phân loại viêm:

+ Theo nguyên nhân: viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn.

+ Theo tính chất: viêm đặc hiệu và viêm không đặc hiệu.

+ Theo vị trí: viêm nông và viêm sâu.

+ Theo diễn biến: viêm cấp tính và viêm mạn tính.

Triệu chứng viêm

Viêm, triệu chứng viêm và các nhóm thuốc điều trị kháng viêm thông dụng

– Khi bạn bị viêm thường có 4 triệu chứng chính là nóng, đỏ, sưng và đau, kèm theo các rối loạn chức năng của cơ quan bị viêm. Có 4 mức độ viêm từ nhẹ, vừa, nặng đến rất nặng.

Các nhóm thuốc điều trị kháng viêm thông dụng

Tìm hiểu thêm: Top 20 viên uống chống nắng an toàn, hiệu quả được khuyên dùng

Viêm, triệu chứng viêm và các nhóm thuốc điều trị kháng viêm thông dụng

>>>>>Xem thêm: Tẩy tế bào chết trước hay sau khi tắm? Lưu ý khi tẩy tế bào chết body

– Trước khi tìm hiểu về các nhóm thuốc điều trị kháng viêm thông dụng, bạn cần biết thuốc kháng viêm thường chỉ làm giảm các triệu chứng viêm (giới hạn hoặc làm chậm lại quá trình viêm bằng cách ức chế việc sản xuất các chất trung gian gây viêm) mà không loại bỏ được các nguyên ngân gây viêm hay thay đổi tiến triển phát triển của bệnh lý.

– Cho nên để điều trị bệnh hiệu quả, điều quan trọng nhất là xác định tác nhân gây viêm, phối hợp linh hoạt các biện pháp điều trị để chữa dứt viêm.

– Có 3 nhóm thuốc điều trị kháng viêm thông dụng là kháng viêm dạng men, kháng viêm steroid, kháng viêm non-steroid.

1. Thuốc kháng viêm dạng men (enzym)

– Một số loại thông dụng thường gặp như trypsin, papain, bromelain…

– Công dụng: kháng viêm, giảm phù nề.

– Lưu ý khi sử dụng: Bản chất thuốc này là men (enzym) nên nó dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, khi tiếp xúc với các yếu tố này thuốc dễ bị biến chất, giảm tác dụng. Bạn cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, tránh ẩm.

– Trong các loại thuốc kháng viêm dạng men Alphachymotripsin chỉ được chỉ định điều trị phù nề sau khi bị chấn thương, phẩu thuật hoặc bỏng.

2. Thuốc kháng viêm steroid

– Những loại thông dụng thường gặp có dexamethason, prednisolon, hydrocortison, prednison, methylprednisolone,…Có tác dụng kháng viêm cực mạnh, nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như tăng huyết áp, chậm lành vết thương, phù, loãng xương, suy tuyến thương thận, hội chứng cai thuốc… nếu tự ý sử dụng.

– Lưu ý khi sử dụng: Đây là thuốc kê đơn nên khi dùng cần tuân thủ một số quy định sau:

+ Uống đúng thời gian chỉ định của bác sĩ điều trị.

+ Không được tự ý ngưng thuốc giữa chừng.

+ Không tự ý dùng lại đơn thuốc cũ khi gặp các triệu chứng như bệnh cũ hoặc có các triệu chứng giống bệnh của người khác.

3. Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID)

– Thuốc này thường có ký hiệu là NSAID, một số loại thông dụng gồm có: ibuprofen, meloxicam, diclofenac celecoxib…

– Công dụng: giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. Thuốc này thường dùng giảm đau, chống viêm cho một số trường hợp như giảm đau răng, đau bụng kinh, bong gân, đau xương khớp…

– Khi dùng loại thuốc này bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ:

+ Sưng mặt, phát ban, thở khò khè.

+ Nguy cơ loét dạ dày có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa (chảy máu dạ dày hoặc vị trí khác trong đường tiêu hóa), thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

+ Nguy cơ cao trên tim mạch như tăng huyết áp, đột quỵ…

– Lưu ý khi sử dụng thuốc:

+ Hầu hết các loại thuốc NSAID là thuốc kê đơn chỉ có 1 số ít là thuốc không cần kê đơn, nên bạn cũng cần cẩn trọng khi sử dụng.

+ Nếu sau vài ngày sử dụng thuốc mà tình trạng viêm, đau không giảm hoặc có bất cứ nghi ngờ nào, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Khi gặp bác sĩ cần nói rõ về thuốc kháng viêm bạn đã sử dụng, tiền sử bệnh, nhất là những bệnh về mạch, thận và dạ dày.

Mong rằng thông qua những thông tin bổ ích bên trên sẽ giúp bạn hiểu thêm tình trạng viêm là gì, triệu chứng và cách điều trị như thế nào để vượt qua những cơn viêm đáng ghét dễ dàng hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Lối sống và chế độ ăn uống khoa học khi điều trị viêm

>>> Bệnh viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Kenshin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *