Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

Rate this post

Da dầu có cần dưỡng ẩm hay không là một thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Nhiều quan điểm cho rằng da dầu thì không cần phải dưỡng ẩm, tuy nhiên đây hoàn toàn là một quan điểm sai lầm. Cùng tìm hiểu cách dưỡng ẩm cho da dầu qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

Da dầu thường tiết ra lượng dầu quá mức, đặc biệt là vùng chữ T

Dưỡng ẩm cho da dầu có cần thiết không?

Có thể bạn không biết rằng, da dầu cũng cần được cung cấp độ ẩm để duy trì sức sống, do vậy dưỡng ẩm cho da dầu là một điều rất cần thiết. Làn da dầu là khi da dư dầu, nghĩa là vẫn có thể thiếu nước, vì thế cần dùng các sản phẩm dưỡng ẩm để giúp giữ nước cho làn da.

Dưới đây là một số tác dụng của kem dưỡng ẩm với da dầu bạn nên lưu ý:

Giúp kiểm soát dầu nhờn

Kem dưỡng ẩm có khả năng ngăn chặn các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Vì thế, việc thoa kem dưỡng ẩm cho da dầu sẽ giúp da luôn được cung cấp đủ nước và ngăn ngừa các vấn đề khác về da như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn trứng cá,…

Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

Kem dưỡng ẩm giúp ngăn chặn các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức

Làm thông thoáng lỗ chân lông

Khi da bạn không được dưỡng ẩm đầy đủ và đúng cách, rất nhiều bụi bẩn và chất ô nhiễm sẽ nhanh chóng tiếp xúc với da làm bít tắc lỗ chân lông, thậm chí gây bùng phát tình trạng mụn. Do đó, kem dưỡng ẩm là một biện pháp tối ưu giúp ngăn bụi bẩn xâm nhập vào lỗ chân lông của bạn.

Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

Kem dưỡng ẩm là một biện pháp tối ưu giúp lỗ chân lông luôn thông thoáng

Làm chậm quá trình lão hóa

Da không đủ ẩm chính là nguyên nhân khiến da kém sức sống, lão hóa nhanh hơn. Tuy kem dưỡng ẩm không thể ngăn chặn hoàn toàn tác động của lão hóa, nhưng chúng giúp làm chậm sự phát triển của nếp nhăn, từ đó khiến da của bạn luôn căng mịn và mềm mại.

Chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu

Nếu không sử dụng đúng loại kem dưỡng ẩm phù hợp, làn da của bạn không những không được cải thiện mà còn gặp nhiều vấn đề phức tạp hơn. Dưới đây là một số loại kem dưỡng ẩm phổ biến dành cho da dầu bạn có thể tham khảo [2]:

Kem dưỡng ẩm dạng gel

Kem dưỡng ẩm dạng gel đặc biệt phù hợp cho da dầu với khả năng kiểm soát dầu nhờn hiệu quả. Ngoài ra, kết cấu của loại dưỡng ẩm này rất mỏng nhẹ và mát khi thoa lên da, thích hợp cho làn da nhạy cảm và không gây cảm giác nhờn rít sau khi sử dụng.

Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

Kem dưỡng ẩm dạng gel rất mỏng nhẹ và không gây cảm giác nhờn rít

Kem dưỡng ẩm ngăn tiết dầu

Tương tự như giấy thấm dầu, kem dưỡng ẩm ngăn tiết dầu cũng có khả năng hấp thụ dầu thừa để khiến làn da trở nên khô thoáng và mềm mịn. Những sản phẩm này thường chứa các thành phần như đất sét hoặc silica giúp kiểm soát sự tiết dầu trên da một cách tối ưu.

Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

Kem dưỡng ẩm ngăn tiết dầu có khả năng hấp thụ dầu thừa

Kem dưỡng ẩm không mùi và không chứa paraben

Kem dưỡng ẩm không mùi thường có kết cấu nhẹ hơn, không gây kích ứng cũng như không gây bít tắc lỗ chân lông so với các loại có mùi. Lỗ chân lông tắc nghẽn có thể dẫn đến tình trạng mụn, vì vậy những bạn có làn da nhạy cảm hoặc mới bắt đầu dưỡng da nên tránh các loại kem dưỡng ẩm có mùi nếu có thể.

Ngoài ra, bạn cần tránh các sản phẩm có chứa paraben. Paraben là một chất bảo quản thường xuất hiện trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da nhưng nó có thể làm hại hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Bạn nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm không chứa paraben để giúp bảo vệ làn da của mình một cách tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi cơ thể thiếu vitamin B3

Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

Bạn nên lựa chọn kem dưỡng ẩm không mùi và không chứa paraben

Kem dưỡng ẩm không chứa dầu hay cồn

Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu, bạn hãy tìm các thuật ngữ như “oil-free” (không chứa dầu) trên nhãn mỹ phẩm. Kem dưỡng ẩm có thành phần không chứa dầu sẽ giúp kiểm soát lượng dầu thừa trên da tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm chứa cồn. Cồn có đặc tính làm da trở nên cực kỳ khô và rát, điều này sẽ chỉ làm cho tình trạng đổ dầu của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

Bạn không nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm chứa dầu hay cồn

Cách dưỡng ẩm cho da dầu mụn đúng

Chọn sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần hợp lý

Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, hãy để ý đến các thành phần có khả năng cấp đủ nước cho làn da của bạn và đã được chứng minh là có hiệu quả với da dầu. Dưới đây là một số thành phần phổ biến trong các loại kem dưỡng ẩm [3]:

  • Glycolic Acid: đây là thành phần rất quan trọng khi điều trị da nhờn. Sử dụng sản phẩm có chứa Glycolic Acid sẽ giúp giảm lượng dầu tiết ra quá mức, từ đó ngăn ngừa tình trạng mụn tái phát.
  • Hyaluronic Acid: đây là một thành phần phổ biến trong nhiều loại serum và kem dưỡng ẩm. Chất này có khả năng cấp nước rất tốt và giúp tăng độ ẩm cho làn da của bạn.
  • Salicylic Acid: loại axit này có khả năng làm giảm mẩn đỏ và sưng tấy trên da dầu, đồng thời phá vỡ các tế bào da chết và làm lỗ chân lông của bạn luôn được thông thoáng.
  • Niacinamide (Vitamin B3): thành phần này giúp tăng cường độ đàn hồi cho da và thu nhỏ kích thước lỗ chân lông một cách hiệu quả.
  • Retinol: giúp kiểm soát quá trình tiết dầu, giảm mụn trứng cá, giảm nếp nhăn và mang lại cho bạn một làn da trắng sáng, rạng rỡ.
  • Đất sét: thành phần này có thể hút dầu từ sâu trong lỗ chân lông và đưa nó lên bề mặt, từ đó giúp lỗ chân lông luôn được thông thoáng và sạch mụn.

Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

Lưu ý chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần hợp lý, phù hợp

Các sản phẩm dưỡng ẩm nên tránh với da dầu mụn

Bạn nên tránh những sản phẩm dưỡng ẩm có chứa các hợp chất sau đây để bảo vệ làn da dầu mụn không bị tổn thương [3]:

  • Các hợp chất như dầu khoáng, sáp ong hoặc bất kỳ sản phẩm nào có cồn.
  • Chất khóa ẩm.
  • Các hợp chất trong sản phẩm che phủ có kết cấu nhờn.
  • Dầu dưỡng da mặt có hàm lượng axit oleic cao (dầu dừa, dầu hoa trà, dầu hướng dương).
  • Chất làm mềm da.
  • Isopropyl Myristate.
  • Chất tẩy tế bào chết mạnh.
  • Chất tạo màu và hương liệu nhân tạo.

Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

Bạn nên tránh những sản phẩm dưỡng ẩm có chứa sáp ong khi có làn da dầu mụn

Những lưu ý khi dưỡng ẩm cho da dầu mụn

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả chăm sóc da tốt nhất, bạn nên lưu ý một số điều sau khi dưỡng ẩm cho da dầu mụn [3]:

  • Lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp (gốc nước): sử dụng kem dưỡng ẩm gốc nước để giúp thúc đẩy sự cân bằng trên da nếu bạn có làn da dầu. Ngược lại, sử dụng kem dưỡng ẩm gốc dầu sẽ chỉ làm da nhờn thêm trầm trọng.
  • Lựa chọn kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ: kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ chính là chìa khóa dưỡng ẩm cho da dầu. Bạn nên tránh các loại kem có đặc tính dày và nặng vì da dầu của bạn sẽ không có khả năng hấp thụ chúng đúng cách.
  • Ăn uống hợp lý: bạn nên ăn các loại thực phẩm như trà xanh và dưa hấu vì chúng có tác dụng dưỡng ẩm và chứa chất chống oxy hóa. Ngoài ra, bạn cần tránh chế độ ăn nhiều đường, muối, thịt đỏ, lòng đỏ trứng và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Yếu tố môi trường: căng thẳng, thiếu ngủ và kiệt sức có thể dẫn đến việc tiết nhiều dầu thừa. Ngoài ra, một yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết dầu của cơ thể chính là sự thay đổi nội tiết tố. Điều này có thể liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc việc mang thai của phụ nữ.

Dưỡng ẩm cho da dầu mụn có cần thiết không? Cách dưỡng ẩm đúng cách

>>>>>Xem thêm: Cây kê huyết đằng có tác dụng gì? 12 vị thuốc kê huyết đằng hiệu quả

Kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ chính là chìa khóa dưỡng ẩm cho da dầu

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về cách dưỡng ẩm cho da dầu. Ngoài dùng sản phẩm chăm sóc da, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt. Hãy chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh bạn cùng đọc để biết thêm nhiều kiến thức hay về sức khỏe nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *