Vitamin E không chỉ có tác dụng trong việc chăm sóc sắc đẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Vậy vitamin E có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Vitamin E có tác dụng gì? 13 công dụng của vitamin E với sức khỏe
Vitamin E là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
Contents
- 1 Công dụng cải thiện khả năng chống oxy hóa
- 2 Giảm nguy cơ bệnh tim
- 3 Có lợi cho bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
- 4 Cải thiện sức khỏe mạch máu
- 5 Tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch
- 6 Làm chậm quá trình mất trí nhớ bệnh Alzheimer
- 7 Giúp kiểm soát đau bụng kinh
- 8 Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
- 9 Giúp người bị rối loạn chức năng điểm vàng
- 10 Làm chậm quá trình lão hóa của tế bào
- 11 Ngăn ngừa cháy nắng và tác hại của tia UV
- 12 Giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh chàm
- 13 Hỗ trợ quản lý bệnh vẩy nến
- 14 Biểu hiện và nguy cơ khi dùng vitamin E không đúng cách
- 15 Cách bổ sung vitamin E hiệu quả nhất
- 16 Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E
- 17 Lưu ý khi bổ sung vitamin E
Công dụng cải thiện khả năng chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là những chất có thể bảo vệ tế bào chống lại tác động của các gốc tự do. Các gốc tự do này có hoạt tính rất mạnh, là yếu tố dẫn đến bệnh tim, ung thư và một số bệnh nguy hiểm khác.
Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung vitamin E có thể làm giảm các dấu hiệu của stress oxy hóa và tăng cường khả năng chống oxy hóa. [3]
Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh
Giảm nguy cơ bệnh tim
Những người bị cao huyết áp hoặc người có nồng độ cholesterol LDL (có hại) trong máu cao có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao. Một số nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy, việc bổ sung vitamin E có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim ở nhóm đối tượng này. [4]
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, dùng vitamin E cùng với omega-3 có thể hỗ trợ làm giảm mức LDL và chất béo trung tính ở những người có lượng mỡ trong máu cao, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số loại bệnh khác. [5]
Bổ sung vitamin E giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Có lợi cho bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là tình trạng gây tích tụ chất béo trong gan ở những người uống ít hoặc không uống rượu. Việc bổ sung vitamin E có thể giúp giảm nồng độ lipid trong máu và cải thiện sức khỏe gan ở những người bị NAFLD.
Ngoài ra, theo các kết quả nghiên cứu, dùng vitamin E có thể làm giảm nồng độ men gan alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST). Nồng độ AST và ALT tăng cao là dấu hiệu cho thấy gan bị viêm và tổn thương ở những người bị NAFLD. Vì vậy nồng độ AST và ALT giảm là một tín hiệu tích cực cho sức khỏe của gan. [6]
Vitamin E giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe gan ở những người bị NAFLD
Cải thiện sức khỏe mạch máu
Vitamin E đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu, bằng cách bảo vệ chúng khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Cùng với vitamin K, vitamin E cũng giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Ngoài ra, vitamin E còn có hiệu quả trong việc ức chế quá trình oxy hóa cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL), hạn chế chứng xơ vữa động mạch và cải thiện sức khỏe của mạch máu.
Vitamin E giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu
Tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch
Vitamin E làm tăng mức độ của một loại tế bào miễn dịch gọi là tế bào lympho T hoặc tế bào T.
Cụ thể, vitamin E giúp duy trì sức mạnh và sức sống của màng tế bào T, giúp các tế bào này nhân lên một cách chính xác. Các tế bào T giảm dần theo tuổi tác, vì vậy việc bổ sung vitamin E cho cơ thể rất quan trọng để giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt.
Sử dụng vitamin E có thể giúp tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch
Làm chậm quá trình mất trí nhớ bệnh Alzheimer
Não bộ là một cơ quan cần sử dụng nhiều oxy để hoạt động, do đó não rất dễ bị tổn thương và gặp phải tình trạng stress oxy hóa. Trong khi đó, vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào do oxy gây ra.
Mặt khác, vitamin E có thể ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức và làm chậm quá trình mất trí nhớ ở người mắc bệnh Alzheimer. [7]
Vitamin E giúp làm chậm quá trình mất trí nhớ ở người mắc bệnh Alzheimer
Giúp kiểm soát đau bụng kinh
Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt, đặc trưng bởi những cơn đau thắt lại ở vùng bụng dưới và mức độ đau đớn đối với mỗi người có thể khác nhau.
Trong một nghiên cứu năm 2018 ở 100 phụ nữ bị đau bụng kinh đã cho thấy, uống 200 IU vitamin E mỗi ngày giúp giảm đau bụng kinh nhiều hơn so với giả dược. Hiệu quả thậm chí còn tốt hơn khi vitamin E được kết hợp với omega-3 có chứa 180 mg EPA và 120 mg DHA. [8]
Sử dụng vitamin E giúp giảm các cơn đau bụng kinh
Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Vitamin E có thể giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như lo lắng, trầm cảm và thậm chí là thèm ăn. Ngoài ra, việc tiêu thụ vitamin E hai ngày trước kỳ kinh nguyệt có thể giúp giảm bớt tình trạng chuột rút – triệu chứng phổ biến với phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
Vitamin E giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như lo lắng, trầm cảm
Giúp người bị rối loạn chức năng điểm vàng
Rối loạn chức năng điểm vàng là một bệnh về mắt có thể di truyền và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến mất thị lực. Tình trạng này xảy ra khi vùng hình bầu dục ở trung tâm mắt (vùng điểm vàng) bị tổn thương bởi các gốc tự do.
Vitamin E khi kết hợp với một số hợp chất khác như kẽm oxit, đồng, vitamin C và beta-carotene có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của rối loạn chức năng điểm vàng từ giai đoạn nhẹ sang nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Mitsubishi Tanabe của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Vitamin E làm giảm khả năng tiến triển của bệnh rối loạn chức năng điểm vàng
Làm chậm quá trình lão hóa của tế bào
Các gốc tự do làm giảm tuổi thọ của tế bào thông qua một quá trình gọi là stress oxy hóa. Đây là tác nhân dẫn đến một loạt căn bệnh nguy hiểm, khiến cơ thể nhanh chóng lão hoá.
Vitamin E là một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho tế bào. Vì vậy, sử dụng vitamin E có thể làm chậm quá trình lão hóa của tế bào, đồng thời cũng góp phần kéo dài tuổi thọ.
Sử dụng vitamin E có thể làm chậm quá trình lão hóa của da
Ngăn ngừa cháy nắng và tác hại của tia UV
Mặc dù Vitamin E không thể tự ngăn ngừa cháy nắng, nhưng vitamin này có thể được sử dụng kết hợp với kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím. Sự kết hợp này thậm chí còn đem lại hiệu quả tốt hơn so với việc chỉ sử dụng kem chống nắng.
Vitamin E kết hợp với kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV
Giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh chàm
Theo nghiên cứu, uống bổ sung vitamin E 400 IU/ngày trong 4 tháng có hiệu quả hơn trong việc điều trị các triệu chứng ngứa và tổn thương da do bệnh chàm so với giả dược. [9]
Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin E trong điều trị bệnh chàm cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Vitamin E giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh chàm
Hỗ trợ quản lý bệnh vẩy nến
Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đồng thời coenzyme Q10, vitamin E và selen đem lại hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến nặng. Theo đó, tình trạng stress oxy hóa và các diễn biến nặng của bệnh vẩy nến đã được cải thiện so với những người dùng giả dược. [10]
Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm để khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng vitamin E đơn độc đối với bệnh nhân vẩy nến.
Vitamin E giúp hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến
Biểu hiện và nguy cơ khi dùng vitamin E không đúng cách
Nếu sử dụng quá liều vitamin E có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi.
Bên cạnh đó, việc bổ sung quá mức vitamin E (trên 1000mg/ngày) cũng làm tăng nguy cơ chảy máu. Do vậy, những người dùng vitamin E liều cao nên ngừng sử dụng 2 tuần trước khi phẫu thuật hoặc làm răng. [11]
Sử dụng quá liều vitamin E có thể gây mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy
Cách bổ sung vitamin E hiệu quả nhất
Việc bổ sung vitamin E liều cao có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với một số loại thuốc. Vì vậy, bạn nên bổ sung với liều vừa phải, tốt nhất là thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Đồng thời, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể bổ sung vitamin E từ thực phẩm tự nhiên và cả thực phẩm chức năng.
Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin E có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như như cải thiện giúp noãn (trứng), tinh trùng phát triển tốt hơn, giảm lão hóa da, tóc. Tuy nhiên, liều lượng bổ sung cần được điều chỉnh theo mục đích sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tốt nhất bạn nên bổ sung vitamin E thông qua chế độ ăn uống hàng ngày
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E
Vitamin E là một chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Vitamin E có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm:
- Các loại hạt và hạt: Hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều.
- Các loại dầu thực vật: Dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu bắp.
- Trái cây và rau quả: Quả bơ, rau bina, bông cải xanh, đu đủ, ớt chuông.
- Thịt và trứng: Cá hồi, tôm, thịt ngỗng, trứng.
Xem thêm: Vitamin E có trong thực phẩm nào? 20 thực phẩm giàu vitamin E
Thực phẩm giàu vitamin E như bơ, dầu ô liu, hạt óc chó
Lưu ý khi bổ sung vitamin E
Để tránh các tác dụng phụ khi dùng vitamin E, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Dưới đây là một số lưu ý khi bổ sung vitamin E:
- Những người có làn da nhạy cảm nên tránh lạm dụng vitamin E vì thành phần này có thể gây kích ứng da nghiêm trọng.
- Không nên bổ sung quá nhiều vitamin E (chỉ nên bổ sung dưới 1000mg/ngày) vì có thể khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
- Không nên sử dụng vitamin E với liều cao trong thời gian dài vì vitamin này có thể kích thích sự phát triển của các gốc tự do, khiến quá trình lão hóa xảy ra nhanh hơn.
- Không tự ý sử dụng thuốc để bổ sung vitamin E khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không dùng vitamin E cùng với thuốc chống đông máu vì vitamin E có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu.
>>>>>Xem thêm: 15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi
Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc để bổ sung vitamin E khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về công dụng của vitamin E với sức khỏe và làn da. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ rộng rãi cho người thân và bạn bè xung quanh cùng biết nhé!