Cholesterol toàn phần là tổng lượng của hai loại cholesterol quan trọng cho cơ thể. Xét nghiệm cholesterol toàn phần là gì và tại sao phải làm xét nghiệm, tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc nhé.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm cholesterol toàn phần
Mức độ cholesterol thay đổi theo độ tuổi, cân nặng và giới tính. Theo thời gian, cơ thể có xu hướng sản xuất nhiều cholesterol hơn, có nghĩa là tất cả người lớn nên kiểm tra mức cholesterol của họ thường xuyên, lý tưởng là khoảng 4 đến 6 năm một lần. Cholesterol toàn phần của bạn là tổng lượng cholesterol được tìm thấy trong máu của bạn. Chỉ số cholesterol toàn phần thấp hoặc cao có thể là cơ sở để dự đoán một số tình trạng sức khỏe.
Contents
Xét nghiệm cholesterol toàn phần là gì?
Cholesterol là một chất béo steroid, không tan trong nước. Để có thể lưu thông được trong máu, chúng phải liên kết với protein vận chuyển để tạo thành các lipoprotein có trọng lượng phân tử khác nhau. Hai loại lipoprotein chính trong cơ thể là lipoprotein mật độ thấp (LDL – Cholesterol ) và lipoprotein mật độ cao (HDL – Cholesterol). Cholesterol toàn phần là tổng lượng LDL, HDL và khoảng 20% triglyceride (một thành phần khác của lipid máu) được tìm thấy trong máu thông qua các xét nghiệm sinh hóa.
Xét nghiệm cholesterol toàn phần giúp cho xác định được tổng lượng cholesterol trong máu và nó phản ánh nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn. Do đó, nếu kết quả xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng lớn. Kết quả sẽ được nhận xét dựa trên các giới hạn như sau:
Người lớn:
– Mức cholesterol toàn phần bình thường:
– Mức cholesterol toàn phần hơi cao: 200 – 239mg/dL (5,2 mmol/L – 6,2 mmol/L).
– Mức cholesterol toàn phần cao: > 240 mg/dL (> 6.2 mmol/L).
Trẻ em:
– Mức cholesterol toàn phần bình thường:
– Mức cholesterol toàn phần cao: > 200 mg/dL.
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm cholesterol toàn phần
Tìm hiểu thêm: Có nên tẩy nốt ruồi hay không?
Khi thực hiện xét nghiệm cholesterol toàn phần bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
– Trước khi xét nghiệm, bạn sẽ cần nhịn ăn (không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước) từ 9 đến 12 giờ.
– Tuyệt đối không dùng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn trước xét nghiệm 24 giờ, vì có thể làm sai lệch kết quả.
– Nên thực hiện lấy mẫu vào buổi sáng để có được kết quả chính xác nhất.
Một số nguyên nhân có thể làm sai lệch kết quả khi xét nghiệm cholesterol toàn phần:
– Nếu bệnh nhân ăn các thực phẩm giàu cholesterol như trứng, nội tạng động vật…trước khi xét nghiệm sẽ làm tăng nồng độ cholesterol, dẫn tới sai lệch kết quả.
– Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc ngừa thai, thuốc lợi tiểu, vitamin D, levodopa, phenytoin, phenobrbitol…cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, bạn cần báo cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang sử dụng trước khi thực hiện xét nghiệm.
Nên làm gì để kiểm soát chỉ số cholesterol
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Costar Pharma của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Thay đổi lối sống được xem là hiệu quả trong việc giúp bạn kiểm soát giảm mức cholesterol. Chúng cũng khá đơn giản và có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi và trong khả năng của hầu hết mọi người:
– Tập thể dục: Hoạt động thể chất có thể giúp bạn giảm cân và tăng cholesterol HDL. Cố gắng tập thể dục vừa phải từ 30 đến 60 phút mỗi ngày, chẳng hạn như đi xe đạp, chạy bộ, bơi lội và khiêu vũ, ít nhất 5 lần một tuần.
– Ăn nhiều chất xơ: Cố gắng bổ sung nhiều chất xơ hơn vào chế độ ăn uống của bạn.
– Ăn chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh bao gồm dầu ô liu, bơ và một số loại hạt. Đây là tất cả các chất béo sẽ không làm tăng mức LDL của bạn.
– Hạn chế hấp thu lượng cholesterol: Giảm lượng thức ăn giàu chất béo bão hòa như pho mát, sữa nguyên chất và các loại thịt đỏ giàu chất béo .
– Không hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, hãy cân nhắc việc bỏ thuốc. Hút thuốc làm giảm HDL cholesterol. Bỏ thuốc lá có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn mức cholesterol của mình.
– Hạn chế uống rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu và dẫn đến các tình trạng như tăng huyết áp và rung nhĩ.
– Cân nặng: Giảm trọng lượng cơ thể dư thừa có thể giúp giảm mức cholesterol của bạn.
Trên đây là một số thông tin về cholesterol toàn phần. Mong rằng bài viết giúp cho mọi người biết thêm về cholesterol toàn phần và các chỉ số của nó, giúp cho mọi người kiểm soát được lượng cholesterol trong cơ mình của mình.
Nguồn: Healthline, Medlineplus
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Làm sao đẩy lùi căn bệnh rối loạn lipid máu?
>>>>> Phân biệt giữa LDL cholesterol và HDL cholesterol