Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Rate this post

Hậu môn nhân tạo có thể gặp ở trẻ em, người trẻ tuổi lẫn người già do nguyên nhân bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải, thậm chí là chấn thương, tai nạn. Hãy cùng tìm hiểu hậu môn nhân tạo là gì và cách chăm sóc hậu môn nhân tạo như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Hậu môn nhân tạo là gì?

Hậu môn nhân tạo là một lỗ thông từ trong ruột già hoặc ruột non ra ngoài da bụng. Lỗ thông này được tạo ra nhằm mục đích đào thài phân từ ruột già hoặc thức ăn từ ruột non ra ngoài khi đường tiêu hóa của người bệnh không thể làm việc một cách bình thường.[1]

Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Hậu môn nhân tạo là một lỗ thông từ ruột ra ngoài ra bụng

Nguyên nhân cần đến hậu môn nhân tạo

Nguyên nhân dẫn đến cần phải làm hậu môn nhân tạo là rất đa dạng nhưng chủ yếu là do tổn thương ở ống tiêu hóa dưới nặng khiến cho người bệnh không thể tự đào thải phân hoặc thức ăn.

Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như thủng ruột, tắc đại tràng do khối u ác tính (ung thư đại tràng), cắt túi thừa đại tràng, cắt bỏ toàn bộ đại-hồi tràng trong viêm loét đại tràng nặng…

Ngoài ra, một số dạng bệnh lý, khiếm khuyết bẩm sinh cũng dẫn đến việc người bệnh cần sự hỗ trợ của hậu môn nhân tạo như: không có hậu môn, teo hậu môn, Hirschsprung…

Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Các tổn thương đường tiêu hóa dưới có thể dẫn đến phải làm hậu môn nhân tạo

Phân loại hậu môn nhân tạo

Tùy thuộc theo tình trạng bệnh và mục đích điều trị mà người bệnh có thể được đặt hậu môn nhân tạo tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

Thông thường, đối với các nhóm bệnh mạn tính như ung thư, són phân do rối loạn cơ vòng hậu môn hay các tổn thương lan tỏa như viêm ruột hoại tử, chấn thương ổ bụng dập ống tiêu hóa sẽ được chỉ định hậu môn vĩnh viễn.

Vì các tổn thương này không có khả năng hồi phục nên người bệnh phải học cách thích nghi và sống chung với hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.

Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Viêm ruột hoại tử ở trẻ em có thể dẫn đến việc đặt hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

Hậu môn nhân tạo tạm thời

Đối với các nhóm tổn thương nhẹ hơn và mang tính tạm thời như thủng ruột tại chỗ, khâu cơ vòng hậu môn… sẽ được chỉ định hậu môn nhân tạo tạm thời. Thời gian sử dụng hậu môn nhân tạo tạo thời phụ thuộc vào quá trình hồi phục vết thương.[2]

Có thể phân biệt đơn giản: hậu môn nhân tạo vĩnh viễn thường sẽ chỉ có 1 lối ra dành cho đào thải phân, còn đối với hậu môn tạm thời thường sẽ bao gồm ống trên ruột và ống dưới ruột (nhằm tạo điều kiện cho việc khâu nối sau này).

Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Hậu môn nhân tạo có thể được chỉ định khi thủng ruột với vết thủng lớn nhưng khu trú

Vị trí đặt hậu môn nhân tạo

Đầu tiên là căn cứ theo vị trí tổn thương của đường ruột sẽ chọn vị trí đặt hậu môn nhân tạo ở trong cho phù hợp. Sau đó là chọn vị trí lỗ thoát ra ngoài, thường là ở thành bụng trước vì có cơ thẳng bụng chắc khỏe để tránh biến chứng thoát vị xảy ra sau này.

Không chỉ vậy, việc đặt lỗ thoát của hậu môn nhân tạo ở thành bụng trước còn giúp bệnh nhân thuận tiện trong việc vệ sinh và dán túi chứa chất thải.

Cần lưu ý vùng da được chọn làm hậu môn nhân tạo không nên có sẹo và ở sát xương, vùng thường xuyên vận động. Bệnh nhân đặt hậu môn nhân tạo không nên mặc áo quần quá chật, đặc biệt ở vùng thắt lưng hay các loại quần áo gây khó quan sát, chăm sóc.

Đặc biệt, đối với hậu môn vĩnh viễn thì vị trí đặt hậu môn trên bụng càng thấp thì bệnh nhân sẽ càng thuận tiện trong việc tự vệ sinh.

Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Hậu môn nhân tạo thường được đặt ở thành bụng trước để tránh thoát vị

Các loại hậu môn nhân tạo

Theo kiểu

  • Hậu môn kiểu quai: nối cả 2 đầu trên và dưới đoạn cắt của ruột ra ngoài, phương pháp này sẽ ưu tiên hơn cho các bệnh nhân đặt tạm thời. Đối với nhóm này đôi khi vẫn sẽ có phân đi ra ở hậu môn do các đoạn ruột vẫn còn ít nhiều nối với nhau.
  • Hậu môn kiểu đầu tận: nối 1 đoạn ruột phía trên ra ngoài, đầu ruột phía dưới sẽ được khâu bít lại, thường dùng cho các bệnh nhân đặt hậu môn nhân tạo vĩnh viễn. Vị trí thường thấy sẽ là đoạn đại tràng nhằm đảm bảo được tối đa khả năng hấp thụ thức ăn và dịch của đường tiêu hóa.
  • Hậu môn kiểu nòng súng: tiết kiệm thời gian và dễ làm hơn so với kiểu quai, kiểu hậu môn nhân tạo này dùng cho bệnh nhân đặt tạm thời và sẽ thực hiện đóng đoạn ruột lại khi đã điều trị xong các bệnh lý liên quan.

Tìm hiểu thêm: 15 cách làm mặt nạ khoai tây tại nhà giúp sáng da, mờ thâm, tóc chắc khoẻ

Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Hậu môn nhân tạo kiểu đầu tận và kiểu quai

Theo vị trí

  • Hậu môn nhân tạo đại tràng sigma: đây là loại hậu môn nhân tạo phổ biến nhất. Đại tràng sigma nằm ở phần xa của ruột già, gần với trực tràng. Phân đào thải từ hậu môn nhân tạo đại tràng sigma thường giống với phân bình thường hơn các loại hậu môn nhân tạo khác.
  • Hậu môn nhân tạo đại tràng ngang: đại tràng ngang nằm bắc ngang ở vùng trên bụng, phân thải ra từ vị trí này thường lỏng do nước chưa được hấp thu vào cơ thể nhiều.
  • Hậu môn nhân tạo đại tràng xuống: là đoạn tiếp nối với đại tràng ngang, khi phân đến vùng này thì hầu như đã trải qua xong quá trình tiêu hóa nên phân khô hơn.
  • Hậu môn nhân tạo đại tràng lên: ở đoạn đại tràng gần nhất với ruột non sau manh tràng nên phân chảy ra từ đây rất lỏng vì còn nhiều chất chưa được hấp thu, phương pháp này ít được áp dụng.[3]

Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Các vị trí của hậu môn nhân tạo tại đại tràng

Trường hợp cần sử dụng hậu môn nhân tạo

Một số trường hợp chấn thương, bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải ở đường ruột gây rối loạn quá trình tiêu hóa và vận chuyển phân xuống hậu môn có thể cần đến hậu môn nhân tạo như:

  • Ung thư đại tràng, ung thư trực tràng.
  • Chấn thương gây tổn thương đến ruột non hoặc ruột già.
  • Tắc ruột hoặc hoại tử ruột.
  • Viêm loét đại tràng, viêm túi thừa và bệnh Crohn.
  • Dị dạng hậu môn trực tràng.[4]

Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Một số trường hợp dị dạng đường ruột bẩm sinh phải cần đặt hậu môn nhân tạo

Phẫu thuật hậu môn nhân tạo có biến chứng nguy hiểm gì không?

Các biến chứng có thể gặp trong quá trình sử dụng:

  • Viêm tấy và loét vùng da hậu môn nhân tạo do chăm sóc kém hoặc kích ứng da, thường thấy ở đoạn hậu môn nhân tạo hồi tràng.
  • Áp xe do nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tắc ruột do sự chít hẹp của hậu nhân tạo hoặc do thoát vị.
  • Hoại tử hậu môn nhân tạo.
  • Cơ thể bị mất nước hay thiếu dinh dưỡng, đây là biến chứng rất thường gặp ở bệnh nhân có hậu môn nhân tạo đoạn ruột trên như hồi tràng.

Phẫu thuật hậu môn nhân tạo là một nhóm phẫu thuật tương đối đơn giản và có ít biến chứng xảy ra trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên hậu môn nhân tạo lại gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy tự ti, sợ có mùi hôi từ cơ thể làm người xung quanh khó chịu.

Do đó, người bệnh trước khi thực hiện phẫu thuật cần phải hiểu rõ về loại hậu môn nhân tạo của mình, thời gian sử dụng và các vấn đề liên quan như chăm sóc, mùi hôi, cách thay túi.

Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Phẫu thuật hậu môn nhân tạo thường ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh

Lưu ý khi làm phẫu thuật hậu môn nhân tạo

Chế độ dinh dưỡng

Vì đường tiêu hóa không thể hoạt động bình thường nên chế độ dinh dưỡng cho người đặt hậu môn nhân tạo rất quan trọng. Người bệnh cần lưu ý một số điều sau trong việc ăn uống hằng ngày:

  • Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Khi ăn phải nhai kỹ, uống nước chậm rãi.
  • Nên ăn một lượng ít các loại thức ăn giàu chất xơ.
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất.
  • Nên thận trọng khi ăn các loại thức ăn dễ gây táo bón (ngô, nho, đậu…), thức ăn tạo mùi (mít, sầu riêng, mắm…).

Nếu bất kỳ thức ăn nào gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh thì hãy trao đổi với bác sĩ để ngừng sử dụng ngay.

Chế độ chăm sóc, vệ sinh

Người bệnh có thể vệ sinh cá nhân và tắm rửa bình thường tuy nhiên cần tránh chà xát xà phòng lên miệng hậu môn nhân tạo. Cần phải làm sạch túi hậu môn nhân tạo mỗi ngày và thay túi mới khi phân đã đầy gần một nửa.

Người bệnh nên ưu tiên mặc đồ thoải mái và có thể tập luyện một số môn thể thao nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

Người bệnh có thể vệ sinh cá nhân và tắm rửa bình thường

Theo dõi và tái khám

Người bệnh cần theo dõi phân hoặc dịch chảy ra trong túi hậu môn nhân tạo để kiểm tra những trường hợp bất thường như: chảy máu, phân ít hoặc không ra.

Nếu người bệnh có các dấu hiệu như đau bụng, chướng bụng… và bất thường về phân thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Trong trường hợp người bệnh đặt hậu môn nhân tạo tạm thời thì cần được tái khám sau 2 – 3 tháng (cũng có thể ngắn hơn nếu ở ruột non) để lấy đóng ruột lại, trở về bình thường.

Hậu môn nhân tạo là gì? Các loại hậu môn nhân tạo và lưu ý chăm sóc

>>>>>Xem thêm: 12 mẹo chăm sóc da khi đi du lịch đúng cách giúp bảo vệ da hiệu quả

Người bệnh cần theo dõi và đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường

Hậu môn nhân tạo ít gây biến chứng nguy hiểm nếu như người bệnh biết cách chăm sóc. Hãy chia sẻ bài viết này đến với những người xung quanh nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *