Atiso được xem là một loại thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống atiso vì một số tác dụng phụ của loại cây này. Vậy những đối tượng nào không nên dùng atiso? Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Ai không nên uống atiso? 5 đối tượng không nên dùng atiso bạn nên lưu ý
Contents
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Atiso là một thực phẩm lành tính và an toàn đối với phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể về an toàn của atiso trong thời gian thai kỳ, vì vậy chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều.
Nguyên nhân là do sử dụng quá nhiều atiso có thể gây ra tác dụng phụ như đầy hơi, khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chú trọng về liều lượng khi dùng atiso để tránh các vấn đề về sức khoẻ cho mẹ và bé. [1]
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần được tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng
Người tắc nghẽn ống mật, bị sỏi mật
Đối với người bị tắc nghẽn ống mật cần thận trọng vì atiso có tác dụng hỗ trợ tiết mật và co thắt túi mật đẩy mật từ gan xuống ruột để tiêu hóa thức ăn. Do atiso làm tăng lưu lượng mật, có thể làm tình trạng tắc nghẽn ống mật và sỏi mật trở lên trầm trọng hơn.
Người bị sỏi mật khuyến cáo không nên uống atiso
Người dị ứng với cỏ phấn hương và các loại cây có liên quan
Cynaropicrin, một sesquiterpene lactone, là chất gây dị ứng có trong atiso, được giải phóng khi cây bị cắt, có thể gây viêm da. Tuy nhiên, chúng chỉ ảnh hưởng đến những người tham gia trồng, thu hoạch và chế biến cây.
Ngoài ra, atiso thuộc họ Asteraceae/Compositae (họ Cúc) bao gồm cỏ phấn hương, rau diếp, hoa cúc, hướng dương,… đây là họ có khả năng gây dị ứng cao đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
Vì thế, bạn nên dùng một lượng nhỏ để kiểm tra có các phản ứng dị ứng trước khi sử dụng với liều lượng lớn hơn. Nếu chưa chắc chắn bạn có dị ứng với atiso hay không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Người bị dị ứng với atiso hay dị ứng với họ Asteraceae (họ Cúc)
Người đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao
Atiso có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Vì thế, nếu bạn dùng atiso cùng với thuốc trị đái tháo đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, gây hạ đường huyết.
Tương tự như vậy, những bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị huyết áp nên thận trọng khi dùng atiso vì có thể gây hạ huyết áp quá mức, do đó bệnh nhân nên theo dõi chỉ số huyết áp chặt chẽ và thăm hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống khi đang dùng thuốc.[2]
Tóm lại, nếu bạn đang muốn kết hợp sử dụng atiso trong quá trình điều trị, hãy thận trọng kiểm tra đường huyết và huyết áp thường xuyên. Bên cạnh đó bạn cần được tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Biotin là gì? Cách sử dụng trị rụng tóc HIỆU QUẢ, NHANH và lưu ý
Bệnh nhân tăng huyết áp đang dùng thuốc điều trị
Người có vấn đề về tiêu hóa
Người hay bị lạnh bụng, bụng yếu nên thận trọng khi dùng thực phẩm có tính hàn như trà atiso. Đặc biệt, không nên uống quá thường xuyên hoặc uống thay nước lọc vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Atiso là một loại thực phẩm chứa nhiều salicylat, do đó những người nhạy cảm với salicylat nên cẩn thận vì có thể sẽ gặp tình trạng không dung nạp thức ăn ở đường tiêu hóa, gây ra khó tiêu.
Người có hệ tiêu hóa khó tiêu, tính lạnh không nên dùng trà atiso
Liều lượng an toàn và những tác dụng phụ của atiso
Mặc dù, atiso đã được chứng minh có tác động chống oxy hoá, kháng khuẩn và chống viêm, đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng chúng ta cần sử dụng với một lượng vừa đủ, theo nghiên cứu khoảng 50 – 2700mg chiết xuất lá atiso hoặc không quá 1 lít nước atiso mỗi ngày.
Khi dùng nhiều hơn liều lượng atiso an toàn, bạn có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như:
- Gây chướng bụng, khó tiêu.
- Suy thận, ảnh hưởng không tốt đến gan.
- Gây chán ăn, sụt cân.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Gracure của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Không lạm dụng atiso để tránh những tác dụng phụ không mong muốn
Atiso chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng cần tránh hoặc thận trọng khi sử dụng. Đừng quên chia sẻ thông tin này đến người thân và bạn bè nhé!