Bắp cải là một trong những loại rau củ phổ biến và quen thuộc trong ẩm thực Việt, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tất cả những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe. Vậy hãy cùng trả lời câu hỏi “ Ăn bắp cải có tốt không?” nhé!
Bạn đang đọc: Ăn bắp cải có tốt không? 18 tác dụng của bắp cải với sức khoẻ
Contents
- 1 Ăn bắp cải có tốt không?
- 2 Bắp cải ăn sống được không?
- 3 Sau sinh ăn bắp cải được không?
- 4 Công dụng của bắp cải
- 4.1 Tăng cường hệ miễn dịch
- 4.2 Cải thiện sức khỏe của xương
- 4.3 Tốt cho tim
- 4.4 Hỗ trợ phòng bệnh ung thư
- 4.5 Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
- 4.6 Giải độc cơ thể
- 4.7 Tốt cho não
- 4.8 Tốt cho mắt
- 4.9 Điều hòa huyết áp
- 4.10 Tốt cho người bị đái tháo đường
- 4.11 Chống viêm, giảm dị ứng
- 4.12 Giảm đau, nhức đầu
- 4.13 Nhuận tràng
- 4.14 Tốt cho thai nhi
- 4.15 Chữa ho nhiều đờm
- 4.16 Viêm loét dạ dày
- 4.17 Trị mụn nhọt và vết sâu bọ đốt
- 4.18 Chữa tắc sữa
- 5 Tác dụng phụ của bắp cải
- 6 Đối tượng không được ăn rau bắp cải
- 7 Lưu ý khi sử dụng bắp cải
Ăn bắp cải có tốt không?
Bắp cải được coi là một nguồn dinh dưỡng phong phú, nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C và K cũng như chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và tăng cường chức năng não.
Không chỉ vậy, ăn bắp cải còn có thể giúp giảm cân và phòng ngừa một số bệnh như bệnh tiểu đường, ung thư và viêm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về nguồn gốc và chất lượng của bắp cải để đảm bảo an toàn sức khỏe.[2]
Bắp cải là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể
Bắp cải ăn sống được không?
Bắp cải là một trong những loại rau củ giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ăn bắp cải chưa qua chế biến giúp bảo vệ mắt và làm da trở nên đẹp hơn nhờ hàm lượng vitamin A và chất xơ cao.
Bạn có thể chế biến bắp cải sống thành món salad trộn để tận hưởng hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Đừng quên rửa kĩ bắp cải trước khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm qua các bước như sau:
- Rửa sạch bắp cải: Bắp cải thường có nhiều lớp lá, vì vậy bạn nên tách từng lá ra và rửa chúng dưới nước lạnh.
- Loại bỏ các lá hư: Bạn nên kiểm tra bắp cải kỹ lưỡng để phát hiện các lá có dấu hiệu của sự hư hỏng, sâu bệnh hoặc nứt nẻ. Hãy gỡ bỏ những lá như vậy để tránh lây nhiễm cho các lá khác.
- Ngâm bắp cải trong nước muối: Chuẩn bị một bát nước muối pha loãng, ngâm bắp cải vào đó trong khoảng 15 – 20 phút. Nước muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm khả năng nấm mốc phát triển trên bắp cải.
- Rửa sạch lại: Sau khi ngâm trong nước muối, bạn hãy rửa sạch bắp cải một lần nữa dưới nước lạnh để loại bỏ muối và bất kỳ bụi bẩn nào còn sót lại.
Ăn bắp cải sống giúp giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng vốn có
Sau sinh ăn bắp cải được không?
Với lượng chất xơ cao, bắp cải cũng giúp giảm nguy cơ táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột cho phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, bầ bầu sau sinh nên ăn thường xuyên bắp cải để hỗ trợ giảm cân và duy trì vóc dáng. Bởi vì lúc này, cơ thể thường dư thừa mỡ thừa nên chế độ ăn uống lành mạnh và giàu rau xanh sẽ giúp giảm cân hiệu quả.
Phụ nữ sau khi sinh nên ăn thường xuyên bắp cải
Công dụng của bắp cải
Tăng cường hệ miễn dịch
Bắp cải là một nguồn giàu vitamin C giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa quá trình lão hóa tế bào làm giảm mệt mỏi và căng thẳng.
Ngoài ra, vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm thực vật, tạo collagen để giúp vết thương mau lành và tăng cường hệ thống miễn dịch để phòng chống bệnh tật.
Ngoài ra, bắp cải cũng chứa vitamin B9, hỗ trợ hình thành các tế bào hồng cầu và đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh và miễn dịch.
Bắp cải giúp tăng cường miễn dịch
Cải thiện sức khỏe của xương
Bắp cải chứa nhiều chất khoáng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của xương, giảm bớt, ngăn ngừa tình trạng loãng xương nhờ vào các khoáng chất như: canxi, magiê và kali. Những khoáng chất này rất cần thiết để bảo vệ xương khỏi suy thoái và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến loãng xương.
Bắp cải giúp cải thiện sức khỏe của xương
Tốt cho tim
Bắp cải có khả năng chống viêm, làm giảm cholesterol có hại, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cải bắp giàu polyphenol giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa sự hình thành tiểu cầu và huyết khối.
Ngoài ra, chất cellulose của cải bắp có khả năng liên kết các axit mật, giúp giảm mức cholesterol xấu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Bổ sung bắp cải vào chế độ ăn giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch
Hỗ trợ phòng bệnh ung thư
Bắp cải tím có thể giúp giảm nguy cơ phát triển của nhiều bệnh ung thư nhờ chứa chất đạm tự nhiên được gọi là indoles. Thường xuyên sử dụng bắp cải tím trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ ngăn ngừa một số chứng bệnh ung thư như:
- Ung thư vú: Các chất chống ung thư tự nhiên trong bắp cải, như sulforaphane và indole-3-carbinol, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Ung thư đại trực tràng: Bắp cải chứa chất chống ung thư sulforaphane, có thể có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng tiêu thụ các loại rau họ cải, bao gồm bắp cải, có liên quan đến giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
- Ung thư phổi: Các chất chống ung thư trong bắp cải có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư phổi và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bắp cải giúp hỗ trợ phòng bệnh ung thư
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Bắp cải là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn giảm cân một cách tự nhiên và lành mạnh vì trong 100 gram bắp cải chỉ chứa 27 calo. Đồng thời, bắp cải cũng chứa một lượng chất xơ dồi dào làm giảm cảm giác thèm ăn, vì vậy ăn bắp cải sẽ giúp bạn giảm cân đáng kể.
Ăn bắp cải giúp bạn giảm cân một cách tự nhiên và an toàn
Giải độc cơ thể
Bên cạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng, bắp cải còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và loại bỏ các chất độc tích tụ ở thành ruột.
Bắp cải cung cấp chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin A,… và lưu huỳnh giúp loại bỏ gốc tự do có khả năng gây tổn thương tế bào. Điều này đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải độc cơ thể.
Chất xơ trong bắp cải giúp hỗ trợ tiêu hóa và tống chất độc ra ngoài cơ thể
Tốt cho não
Thường xuyên sử dụng các loại rau họ cải như bắp cải sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tâm lý và khả năng tập trung của não nhờ hai thành phần chính: vitamin K và anthocyanin.
Vitamin K và anthocyanin có thể giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh và phòng ngừa các bệnh liên quan đến sự suy giảm trí nhớ và chức năng não bao gồm chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Ăn bắp cải giúp ngăn ngừa các bệnh về thần kinh
Tốt cho mắt
Bắp cải là một loại rau giàu beta-carotene, đặc biệt có lợi cho những người cao tuổi. Việc ăn bắp cải thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa sự thoái hóa điểm vàng, cải thiện sức khỏe mắt và ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
Beta-carotene có trong bắp cải giúp cải thiện thị lực
Điều hòa huyết áp
Bắp cải là chứa hàm lượng cao chất anthocyanin có khả năng giúp điều hòa huyết áp. Anthocyanin có tác dụng làm giảm sự co bóp và giãn mạch máu, từ đó làm giảm áp lực lên hệ tim mạch và hạ huyết áp.
Việc thường xuyên sử dụng bắp cải trong chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
Ăn bắp cải giúp điều hòa huyết áp
Tốt cho người bị đái tháo đường
Bắp cải giúp kiểm soát đường huyết ổn định và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 nhờ hai yếu tố chính sau đây:
- Chất xơ: bắp cải chứa chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, từ đó giúp giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.
- Kali: trong bắp cải là một khoáng chất quan trọng trong điều chỉnh đường huyết nhờ khả năng trì cân bằng nước và điện giữa các tế bào, từ đó ổn định mức đường huyết.
Tìm hiểu thêm: 13 tác dụng của tảo xoắn Nhật Bản có thể bạn chưa biết
Bắp cải có khả năng kiểm soát đường huyết sau ăn
Chống viêm, giảm dị ứng
Bắp cải là một nguồn cung cấp chất chống viêm dồi dào như glutamine. Glutamine là một chất chống viêm mạnh vì vậy ăn bắp cải có thể giúp giảm triệu chứng của các bệnh như viêm, kích ứng, dị ứng, đau khớp, sốt và các rối loạn về da.
Bắp cải giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp
Giảm đau, nhức đầu
Bắp cải không chỉ là một loại rau cải bổ dưỡng mà còn có khả năng giảm đau đầu. Nghiền lá bắp cải và đặt nó lên trán hoặc sử dụng như một miếng gạc ấm cũng có thể giúp giảm đau đầu. Ngoài ra, uống nước ép bắp cải (25-50ml) cũng có thể giúp giảm đau đầu, đặc biệt là đau đầu mạn. [3]
Bắp cải có công dụng giảm đau đầu mạn tính
Nhuận tràng
Bắp cải là một trong những loại rau giàu chất xơ, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. Việc thường xuyên ăn bắp cải cũng giúp duy trì sức khỏe đường ruột và phòng ngừa một số vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác như: viêm đại tràng, loét dạ dày tá tràng, viêm loét đường ruột,…
Bắp cải giúp tăng cường chức năng tiêu hóa
Tốt cho thai nhi
Bắp cải là một nguồn cung cấp acid folic tuyệt vời, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Do đó việc bổ sung bắp cải vào chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai có thể giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Bắp cải cung cấp acid folic cho sự phát triển của thai nhi
Chữa ho nhiều đờm
Theo Đông Y, bắp cải có vị ngọt tính hàn, có tác dụng làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp và giải độc, vì thế nó được sử dụng để trị ho, đặc biệt là trong trường hợp ho có đờm.
Ăn bắp cải giúp chữa ho nhiều đờm
Viêm loét dạ dày
Các chất chống viêm như glucosinolates có trong bắp cải có thể giúp giảm viêm và loét dạ dày. Đồng thời nước ép từ bắp cải cũng được sử dụng như một phương thuốc hỗ trợ trong việc làm lành các vết loét niêm mạc dạ dày.[4]
Chất chống viêm glucosinolates của bắp cải giúp giảm viêm loét dạ dày
Trị mụn nhọt và vết sâu bọ đốt
Trong lá bắp cải có chứa các hợp chất có tính kháng khuẩn, do đó bắp cải có thể được sử dụng để làm thuốc đắp trên các vết mụn nhọt hoặc vết bị sâu bọ đốt. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể nghiền nhuyễn lá bắp cải và đắp lên để thấy hiệu quả nhanh chóng.
Bắp cải giúp trị mụn nhọt và vết sâu bọ đốt
Chữa tắc sữa
Bắp cải chứa lượng lớn chất phytoestrogen, là chất có khả năng ức chế các chất gây viêm và giảm phản ứng viêm trong cơ thể. Từ đó, bắp cải giúp làm giảm triệu chứng sưng và đau khi bị tắc sữa.[5]
Ngoài ra việc sử dụng lá bắp cải lạnh cũng có thể giúp mạch máu co lại, lưu lượng máu giảm xuống, từ đó giúp giảm sưng đau vú. Bắp cải còn có tác dụng giảm tắc nghẽn các chất lỏng trong các mô vùng ngực, từ đó giúp giảm tắc sữa.
Ăn bắp cải giúp giảm nhẹ các triệu chứng khi bị tắc sữa
Tác dụng phụ của bắp cải
Như nhiều loại rau khác, nếu bạn ăn quá nhiều bắp cải cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đầy hơi, sưng cổ, tiêu chảy, khó tiêu, và đau bụng ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên ăn bắp cải một cách hợp lý và thận trọng, đặc biệt khi bạn có các vấn đề về tiêu hóa.
Tác dụng phụ của bắp cải gây đầy hơi, khó tiêu
Đối tượng không được ăn rau bắp cải
- Người bị hội chứng ruột kích thích: Cần đề phòng khi sử dụng bắp cải đối với những người khó tiêu hóa, đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích vì quá trình lên men trong đường tiêu hóa bắp cải có thể gây ra đầy hơi và khí độc.
- Phụ nữ cho con bú: Thực phẩm giàu lưu huỳnh như bắp cải cũng có thể gây ra khó tiêu và đầy hơi vậy nên phụ nữ đang cho con bú ăn loại rau này có thể gây ra đau bụng cho trẻ.
- Dị ứng: Bắp cải cũng có thể gây dị ứng đối với một số người. Nếu bạn đã từng có triệu chứng dị ứng đối với loại rau thuộc họ cải/ họ Cruciferae như bông cải xanh thì nên cẩn thận khi sử dụng.
- Suy giáp: Không nên dùng bắp cải cho những người bị suy giáp.
- Chuẩn bị phẫu thuật: hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi ăn bắp cải vì loại rau này có nhiều vitamin K có thể gây ảnh hưởng đến chất làm loãng máu.
Bắp cải có thể gây ra rối loạn tiêu hóa với một số đối tượng
Lưu ý khi sử dụng bắp cải
Bắp cải là một loại rau cải được ưa chuộng vì chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Tuy nhiên, bắp cải có khả năng lưu giữ dioxin, là một chất độc hại, do đó cần chọn loại bắp cải sạch và không dùng hóa chất thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt. Khi luộc bắp cải, có thể cho thêm vài lát gừng tươi để giảm hàn.
Tuy nhiên, người suy thận nặng cần hạn chế ăn bắp cải vì nó có hàm lượng kali cao gây ảnh hưởng đến quá trình lọc ở thận và tăng kali máu.
Vậy bạn nên ăn bắp cải ở mức độ vừa phải và thay đổi các loại rau củ khác để tăng tính đa dạng và hấp dẫn cho bữa ăn hàng ngày, đảm bảo sức khoẻ cho mọi người.
>>>>>Xem thêm: 3 tác hại của lá vối nếu uống sai cách, sai thời điểm
Nên chọn loại bắp cải sạch, không dùng thuốc trừ sâu để đảm bảo sức khỏe
Bắp cải là loại rau phổ biến và mang lại rất nhiều lợi ích dinh dưỡng. Bạn hãy lưu ý về cách lựa chọn và chế biến bắp cải sao cho đúng cách và tránh sử dụng ở những đối tượng có thể gây ra tác dụng không mong muốn nhé!