“Ăn ớt có tốt cho mắt không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Khác với suy nghĩ của nhiều người, thực tế ớt có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với cơ thể chứ không chỉ riêng với mắt. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của việc ăn ớt qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Ăn ớt có tốt cho mắt không? Lợi ích của ớt đối với mắt và sức khỏe
Contents
- 1 Ăn ớt có sáng mắt không?
- 2 Thành phần dinh dưỡng có trong quả ớt
- 3 Tác dụng của ớt đối với mắt
- 4 Những lợi ích khác của ớt đối với sức khỏe
- 4.1 Phòng ngừa ung thư
- 4.2 Tốt cho tim mạch
- 4.3 Phòng tránh tiểu đường
- 4.4 Phòng tránh béo phì
- 4.5 Làm đẹp da và dưỡng tóc
- 4.6 Giảm cảm giác đau nhức
- 4.7 Giảm đau nửa đầu
- 4.8 Giảm đau khớp
- 4.9 Chống viêm
- 4.10 Cải thiện chức năng nhận thức
- 4.11 Cải thiện hệ miễn dịch
- 4.12 Cải thiện tuần hoàn máu
- 4.13 Có lợi cho bà bầu và thai nhi
- 4.14 Cải thiện sức khoẻ tiêu hoá và trao đổi chất
- 4.15 Cải thiện tuổi thọ
- 4.16 Thúc đẩy sự phát triển của hồng cầu
- 4.17 Chống nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm
- 4.18 Các tác dụng khác
- 5 Các tác dụng không mong muốn của ớt
- 6 Cách ăn ớt đúng để tốt cho sức khỏe
Ăn ớt có sáng mắt không?
Quả ớt tuy nhỏ nhưng bên trong lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, vitamin B6, Lutein và Beta-carotene… Tất cả những chất này đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng, duy trì hoạt động, bảo vệ và làm sáng mắt.[1]
Ớt có tác dụng bảo vệ sức khỏe và làm sáng mắt
Thành phần dinh dưỡng có trong quả ớt
Các nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của quả ớt đã chỉ ra rằng quả ớt chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe:
- Vitamin C: giúp chống oxy hóa, nâng cao hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
- Vitamin B6: là một chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể.
- Vitamin K1: có vai trò trong quá trình đông máu và tăng cường sức khỏe của thận và xương.
- Vitamin A: là một chất quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ và làm sáng mắt.
- Kali: giúp duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể và hoạt động của cơ bắp.
- Đồng: chống oxy hóa, duy trì sức khỏe của hệ xương và tế bào thần kinh.[2]
Trong quả ớt chứa nhiều vitamin A, B6, C và K
Tác dụng của ớt đối với mắt
Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào mắt
Quả ớt chứa một lượng lớn vitamin C – là một chất chống oxy hóa rất tốt. Việc cung cấp vitamin C từ quả ớt giúp bảo vệ tế bào mắt khỏi tổn thương gây ra bởi các chất có hại cho cơ thể hoặc tác động từ bên ngoài.
Từ đó có thể giúp duy trì sức khỏe và chức năng của mắt, đặc biệt là vitamin C có nhiều trong ớt còn có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể.[3]
Ăn ớt có thể giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể
Giảm tình trạng khô mắt, mỏi mắt
Capsaicin là một chất có trong thành phần dinh dưỡng của ớt. Chất này có thể giúp làm giảm tình trạng khô mắt và mỏi mắt nhờ khả năng kích thích các tuyến nước mắt tăng tiết để làm ướt mắt.
Chống viêm
Một số chất có trong ớt có khả năng chống lại tình trạng viêm và giảm cảm giác khó chịu trong mắt. Vì vậy, ăn ớt có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng của một số bệnh lý về mắt liên quan đến quá trình viêm như viêm giác mạc, đau mắt đỏ…[3]
Ăn ớt hỗ trợ giảm viêm trong bệnh đau mắt đỏ
Bảo vệ mắt, ngăn ngừa các bệnh lý về mắt
Do chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa nên ớt có khả năng bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại như ánh sáng xanh, tia UV… và có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về mắt.
Ngoài các bệnh như đục thủy tinh thể, viêm giác mạc, đau mắt đỏ đã kể trên thì việc ăn ớt còn giúp phòng ngừa suy giảm thị lực, thoái hóa điểm vàng…[3]
Ăn ớt giúp phòng ngừa suy giảm thị lực
Những lợi ích khác của ớt đối với sức khỏe
Phòng ngừa ung thư
Năm 2015, các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford đã nghiên cứu về lợi ích việc ăn ớt. Kết quả cho thấy rằng nguy cơ tử vong do ung thư, bệnh hô hấp và tim mạch có thể giảm đến 14% khi ăn từ 1 – 2 quả ớt mỗi ngày.[4]
Ăn ớt giúp phòng ngừa hình thành khối u ác tính
Tốt cho tim mạch
Các chất dinh dưỡng trong ớt giúp cơ thể giải độc và làm giảm tỷ lệ cholesterol trong máu. Nhờ vậy mà người thường xuyên ăn ớt có thể phòng ngừa được tình trạng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…[5]
Phòng tránh tiểu đường
Năm 2011, Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Úc đã đăng một số công trình nghiên cứu của Đại học Tasmania về lợi ích của việc ăn ớt đối với bệnh tiểu đường. Kết quả cho thấy nồng độ đường trong máu có thể được kiểm soát tốt hơn ở người ăn ớt thường xuyên so với người không ăn ớt lên đến 60%.[4]
Phòng tránh béo phì
Ngoài tác dụng chống khô mắt, chất capsaicin có trong ớt còn giúp giảm thiểu nguy cơ béo phì. Capsaicin là chất chính tạo ra vị cay của ớt, chất này có khả năng sinh nhiệt lớn và đốt cháy mỡ. Nhờ vậy mà giúp giảm lượng lớn calo sau bữa ăn.[6]
Làm đẹp da và dưỡng tóc
Vitamin C trong ớt cũng có vai trò trong việc sản xuất và duy trì lượng collagen trong cơ thể. Collagen là một thành phần chính trong cấu trúc da, tóc và móng. Nó giúp da đàn hồi, giảm nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa và giúp tóc chắc khỏe.[3]
Ớt làm tăng sản xuất collagen, giúp đẹp da và khỏe tóc
Giảm cảm giác đau nhức
Capsaicin trong quả ớt có khả năng liên kết với thụ thể đau, gây ra cảm giác nóng rát mạnh mẽ khi ăn. Nhưng cũng vì vậy mà capsaicin làm lấn át đi cảm giác đau nhức khác trên cơ thể nên có tác dụng giảm đau, thậm chí ở một số người còn giúp giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.[7]
Chất capsaicin trong ớt làm giảm cảm giác đau nhức
Giảm đau nửa đầu
Theo một nghiên cứu của Học viện Thần kinh Hoa Kỳ tại Philadelphia, 13/18 bệnh nhân được điều trị đau đầu bằng capsaicin dạng xịt mũi đã khỏi hoàn toàn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng capsaicin làm giảm độ nhạy cảm của dây thần kinh gây ra chứng đau nửa đầu.[8]
Capsaicin làm giảm độ nhạy cảm của dây thần kinh gây ra chứng đau nửa đầu
Giảm đau khớp
Ngoài tác dụng giảm đau nửa đầu tự nhiên, ớt còn có tác dụng giảm đau khớp. Capsaicin liên kết với các thụ thể đau và có thể làm giảm độ nhạy cảm của các thụ thể đau theo thời gian. Vì vậy, capsaicin được sử dụng như thuốc giảm đau trong điều trị bệnh zona, viêm khớp…[8]
Capsaicin giúp giảm đau khớp do làm giảm độ nhạy cảm của các thụ thể đau
Chống viêm
Capsaicin là một chất có khả năng ức chế một loại peptide có vai trò trong phản ứng viêm. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy các con vật có chế độ ăn nhiều capsaicin đều giảm đáng kể tình trạng viêm khắp cơ thể.[3]
Tìm hiểu thêm: Sáp ong có tác dụng gì? 12 công dụng của sáp ong, bài thuốc và lưu ý
Chất capsaicin trong quả ớt có khả năng chống viêm
Cải thiện chức năng nhận thức
Ớt là một loại hoa quả có chứa nhiều sắt, một chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất nhận thức của tế bào thần kinh mạnh mẽ. Ngoài ra, ớt cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh rối loạn nhận thức như chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Ớt làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer
Cải thiện hệ miễn dịch
Ớt có khả năng hỗ trợ cải thiện miễn dịch nhờ chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và beta carotene. Nhờ vậy mà ăn ớt thường xuyên vào thời điểm thay đổi thời tiết là một trong những cách để giúp cơ thể đối phó với các tác nhân gây nhiễm trùng.
Cải thiện tuần hoàn máu
Capsaicin có khả năng tăng cường tuần hoàn máu để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các tế bào của cơ thể. Vậy nên việc ăn ớt thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Capsaicin có khả năng tăng cường tuần hoàn máu
Có lợi cho bà bầu và thai nhi
Ớt cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và bảo vệ sức khỏe bà bầu. Ngoài ra, capsaicin trong ớt cũng có thể giúp giảm cảm giác đau và khó chịu trong thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ ớt nên hạn chế để đảm bảo sự an toàn cho thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên tiêu thụ 1 trái ớt mỗi ngày.
Ớt rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi và bảo vệ sức khỏe bà bầu
Cải thiện sức khoẻ tiêu hoá và trao đổi chất
Một trong những lợi ích lớn nhất của capsaicin là góp phần tăng cường sức khỏe của đường ruột. Trái với suy nghĩ của nhiều người, thực tế ớt có khả năng chống kích ứng dạ dày và là thực phẩm tuyệt vời để điều trị viêm loét dạ dày.
Hơn nữa, ớt còn rất giàu chất chống oxy hóa đồng thời một số thành phần khác có thể giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và làm dịu triệu chứng đường tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy…[3]
Ớt giúp tăng cường sức khỏe của đường ruột và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất
Cải thiện tuổi thọ
Một nghiên cứu của Viện Khoa học Y tế Trung Quốc đã phát hiện ra rằng những người có thói quen ăn đồ cay có tuổi thọ lâu hơn. Điều này có thể được cho là nhờ chất capsaicin có khả năng giảm viêm, làm sạch đường hô hấp và làm giảm nguy cơ xuất hiện các bệnh mãn tính.[3]
Nghiên cứu cho thấy người có thói quen ăn đồ cay có tuổi thọ lâu hơn
Thúc đẩy sự phát triển của hồng cầu
Ngoài việc giúp duy trì sức khỏe tim mạch, ớt còn có thể giúp kích thích sự sản xuất tế bào máu mới, đặc biệt là hồng cầu. Điều này là do nhờ ớt có chứa rất nhiều sắt và acid folic (nguyên liệu tạo hồng cầu). Do vậy, ớt có thể hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu.[3]
Ớt chứa nhiều sắt và acid folic để làm nguyên liệu sản xuất hồng cầu
Chống nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm
Màu đỏ đặc trưng là dấu hiệu cho thấy ớt chứa rất nhiều beta-carotene (tiền chất của vitamin A). Vitamin A chính là chìa khóa quan trọng trong việc duy trì hệ hô hấp, đường ruột và hệ tiết niệu khỏe mạnh.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa vitamin A và vitamin C cũng giúp cho cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm.
Ớt giúp nâng cao hệ thống miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng
Các tác dụng khác
Ngoài những tác dụng tuyệt vời của ớt đối với sức khỏe kể trên thì ớt còn được cho là có một số công dụng khác như:
- Hỗ trợ điều trị ho, hen suyễn, đau răng.
- Giảm tốc độ lão hóa.
- Giảm hắt hơi, nghẹt mũi, viêm mũi.
- Hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành vết thương.[9]
Ăn ớt giúp hỗ trợ điều trị hen suyễn
Các tác dụng không mong muốn của ớt
Ớt là một thực phẩm tuyệt vời đối với cơ thể nhưng khi sử dụng ớt có thể xảy ra một số tác dụng phụ như:
- Viêm da, cảm giác bỏng rát khi ớt tiếp xúc với da.
- Viêm đường hô hấp cấp tính, gây đau họng và khó thở khi hít phải bột ớt.
- Đau dạ dày, chuột rút và viêm dạ dày mãn tính khi ăn ớt quá nhiều và kéo dài.
- Tăng huyết áp, đau đầu, tăng nguy cơ đột quỵ do chất Aflatoxins có trong một số loại ớt.[9]
Khi ớt tiếp xúc với da có thể gây ra cảm giác bỏng rát, viêm da
Cách ăn ớt đúng để tốt cho sức khỏe
Việc ăn ớt mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng điều này còn phụ thuộc vào cách ăn ớt của mỗi người. Dưới đây là một số lưu ý để ăn ớt đúng cách:
- Chỉ nên ăn mỗi ngày 1 quả ớt.
- Ăn kèm với thực phẩm khác để giảm cảm giác cay và phòng ngừa táo bón.
- Ăn hoa quả sau khi ăn ớt để kích thích tiêu hóa.
>>>>>Xem thêm: Top 24 thực phẩm bổ não giúp tăng cường trí nhớ và trí não cho trẻ
Chỉ nên ăn mỗi ngày 1 quả ớt để có lợi cho sức khỏe
Ngoài việc giúp làm sáng mắt thì việc ăn ớt thường xuyên còn mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan trong cơ thể như tiêu hóa, miễn dịch, tim mạch… Đặc biệt, ớt có thể giúp kéo dài tuổi thọ và phòng ngừa các bệnh mãn tính. Nếu thấy bài viết hữu ích, chia sẻ để mọi người cùng được biết nhé!