Di chứng hậu Covid-19 có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt ở nhiều người, đặc biệt là ở những trường hợp có bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận mãn,… Vậy ảnh hưởng của COVID-19 đối với bệnh nhân tiểu đường như thế nào? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Ảnh hưởng của hậu COVID-19 đối với bệnh nhân tiểu đường? Có nguy hiểm không?
Người mắc hậu Covid-19 thường có biểu hiện mệt mỏi, suy nhược và ho dai dẳng
Contents
Tình trạng hậu Covid-19 ở bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính, đòi hỏi người bệnh phải kiểm soát chặt chẽ lượng đường huyết bằng cách kết hợp giữa việc điều trị bằng thuốc và chế độ sinh hoạt lành mạnh để tránh mắc phải những biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Tuy nhiên, điều này lại rất khó khăn khi thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nếu bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì nguy cơ bệnh chuyển biến nặng là rất cao.
Trường hợp sau khi bệnh nhân tiểu đường đã khỏi COVID-19, một số người có thể mắc các triệu chứng như mệt mỏi, sụt cân, suy nhược cơ thể và thường rất khó kiểm soát ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, di chứng hậu COVID-19 còn để lại nhiều biến chứng nặng nề trên bệnh nhân đã có bệnh tiểu đường.
Hậu covid-19 để lại nhiều biến chứng nặng trên bệnh nhân tiểu đường
Nguyên nhân Covid-19 khiến tình trạng tiểu đường trầm trọng hơn
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, tình trạng bệnh tiểu đường của bệnh nhân có thể diễn tiến trầm trọng hơn, nguyên nhân có thể kể đến như:
- Suy giảm hệ miễn dịch:
Suy giảm hệ thống miễn dịch được xem là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân tiểu đường mắc các biến chứng trầm trọng. Hệ thống miễn dịch là một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,…
Khi hàng rào miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, các tác nhân này có thể xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể.Ở bệnh nhân tiểu đường khi nhiễm virus SARS-CoV-2, khả năng đáp ứng miễn dịch và loại trừ virus rất kém.
Do đó, nguy cơ diễn tiến xấu đi của bệnh là rất cao vì lúc này trong cơ thể người bệnh tồn tại cả hai bệnh là COVID-19 và tiểu đường. Một số biến chứng nguy hiểm như hôn mê do nhiễm ceton acid, nhiễm trùng huyết,…
- Khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết:
Nồng độ đường huyết cao là một điều kiện lý tưởng để vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Trong thời kỳ đại dịch, việc khan hiếm nguồn cung thực phẩm và các loại thức ăn khiến bệnh nhân tiểu đường ít có sự lựa chọn hơn trong vấn đề ăn uống, điều này dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong thời gian giãn cách xã hội, bệnh nhân hầu như phải ở nhà, việc tái khám định kỳ và lấy thuốc uống mỗi tháng là điều dường như bất khả thi. Cũng chính vì lý do này mà sau khi giãn cách xã hội kết thúc, vấn đề tiểu đường của bệnh nhân thường diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Covid-19 gây ra tình trạng tiểu đường trầm trọng hơn là do khó khăn trong kiểm soát đường huyết
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường trong mùa dịch
Có chế độ sinh hoạt khoa học
Bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý, khoa học để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.
Một số thói quen cần duy trì như:
- Thường xuyên theo dõi đường huyết bằng máy đo đường huyết mao mạch.
- Luyện tập thể dục thể thao vừa sức.
- Tuyệt đối tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Tránh làm việc quá sức.
Tìm hiểu thêm: Chủ động phòng ngừa thiếu máu
Người bệnh tiểu đường nên tránh xa thuốc lá
Ăn uống dinh dưỡng
Ngoài chế độ sinh hoạt lành mạnh thì vấn đề ăn uống cũng phải nên chú trọng ở bệnh nhân tiểu đường, việc này không những giúp kiểm soát, điều hòa tốt nồng độ đường huyết mà còn góp phần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống chọi lại bệnh tật tốt hơn.
Chế độ ăn uống hằng ngày của người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ, đặc biệt là tránh ăn các thực phẩm nhiều đường, thay vào đó nên ăn nhiều rau củ quả và uống đủ nước.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường
Thực hiện chế độ 2K
Trong thời điểm đỉnh dịch, Bộ Y Tế đã khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp 5K bao gồm khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung và khai báo y tế. Thông điệp này đã mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác phòng chống dịch Covid-19, từ đó giúp làm giảm số ca mắc mới, bớt được gánh nặng cho ngành y tế.
Hiện nay, khi tình hình dịch Covid-19 dần được cải thiện tích cực, Bộ Y Tế đã có khuyến cáo mới, đó là thông điệp 2K. Do đó, bệnh nhân cũng như cộng đồng cần phải thực hiện tốt thông điệp 2K của Bộ Y Tế trong tình hình mới, bao gồm khẩu trang và khử khuẩn để có một sức khỏe tốt cho bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe cho người thân và gia đình.
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chúng ta cần thực hiện tốt biện pháp 2K của Chính phủ
Tầm soát sức khỏe hậu Covid-19
Hậu COVID-19 có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, nặng nề, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, người bệnh cần phải tầm soát sức khỏe hậu Covid-19 để có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời.
Hiện nay, tại nhiều tuyến cơ sở y tế trên các địa bàn quận, huyện cũng đã có những phòng khám tầm soát và điều trị hội chứng hậu Covid-19. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tiếp cận được mà không phải tốn quá nhiều thời gian cũng như chi phí.
>>>>>Xem thêm: 4 phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng mà bạn nên biết
Tầm soát sức khỏe hậu Covid-19 là một biện pháp để bảo vệ sức khỏe
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về vấn đề hậu COVID-19 ở bệnh nhân tiểu đường. Hãy tích cực theo dõi tình trạng sức khỏe để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: ADA, WebMD