Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Rate this post

Nhiều người hiện nay quan tâm đến Actiso vì khả năng làm mát và giải độc gan. Ngoài ra, Actiso còn có nhiều ứng dụng khác trong việc hỗ trợ sức khỏe, làm đẹp và điều trị một số bệnh. Hãy khám phá thêm về Actiso trong bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Atiso là gì? Thành phần dinh dưỡng có trong Atiso

Atiso là gì?

Atiso có tên khoa học Cynara scolymus, nguồn gốc bắt đầu từ khu vực Địa Trung Hải, được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20. Tại Việt Nam, atiso phát triển tốt ở những vùng có khí hậu mát mẻ như Sapa, Tam Đảo và nhiều nhất ở Đà Lạt, Lâm Đồng.

Atiso là một loại cây lâu năm khỏe mạnh, có thể cao tới 2m với những chiếc lá to màu bạc mờ hoặc xanh lục. Hoa atiso dạng cụm, hoa đầu với đường kính từ 8 – 15cm, thường nở từ tháng 7 – tháng 8.[1]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Atiso có nguồn gốc bắt đầu từ khu vực Địa Trung Hải

Thành phần dinh dưỡng có trong Atiso

Trong mỗi 100g atiso tươi chứa:[2]

  • Calo: 53 kcal.
  • Nước: 83.8g.
  • Carbs: 11.9g.
  • Chất xơ: 5.7g.
  • Protein: 2.88g.
  • Đường: 0.99g.
  • Chất béo: 0.34g.

Hơn nữa, atiso còn giàu folate và vitamin C cũng như các khoáng chất quan trọng như magiê, phốt pho và kali,…

Đặc biệt, atiso chứa hàm lượng chất chống oxy hóa đến 3,5 mmol/100g có thể góp phần mang lại những tác dụng có lợi cho sức khỏe trong chế độ ăn uống.[3]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Atiso chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Các tác dụng của Atiso đối với sức khỏe

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nghiên cứu năm 2021 đã chỉ ra rằng bổ sung atiso trong 12 tuần có thể cải thiện, giảm huyết áp tâm thu và cả huyết áp tâm trương ở bệnh nhân tăng huyết áp.[4]

Đặc biệt, với hàm lượng kali cao (285mg kali/100g atiso), Actiso có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả và giảm nguy cơ đột quỵ khoảng 25%.[5]

Do đó, atiso được đề xuất như một chất bổ sung giúp hạ huyết áp trong quản lý tăng huyết áp.

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Atiso được đề xuất như một chất bổ sung giúp hạ huyết áp

Kiểm soát đường huyết

Nghiên cứu năm 2020 chỉ ra rằng, nhờ khả năng chống oxy hóa – atiso có thể cải thiện việc hấp thụ glucose vào tế bào cơ và điều chỉnh enzyme quan trọng về sản xuất glucose ở gan. Điều này giúp giảm mức đường huyết và cải thiện các khía cạnh khác như cholesterol toàn phần, chu vi vòng eo,…[6]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Hoạt động chống oxy hóa của atiso có thể giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể

Hỗ trợ giảm cân

Nghiên cứu nhận thấy rằng bổ sung lá atiso (AR) chứa nhiều luteolin trong thời gian dài có thể làm giảm đáng kể tình trạng tăng cân và khối lượng mỡ trong cơ thể bằng cách tăng cường quá trình oxy hóa axit béo của tế bào mỡ.

Từ đó giúp ngăn ngừa bệnh béo phì và các rối loạn chuyển hóa liên quan như rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ, kháng insulin.[7]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Luteolin trong atiso giúp giảm tình trạng tăng cân và mỡ cơ thể

Giảm cholesterol có hại

Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung chiết xuất atiso vào chế độ dinh dưỡng có liên quan đến việc giảm cả tổng lượng cholesterol, LDL-C cũng như chất béo trung tính. Từ đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch bằng cách cải thiện thành phần lipid trong cơ thể.[8][9]

Một nghiên cứu khác năm 2012 đã nhận định rằng tiêu thụ atiso thường xuyên có thể làm giảm 30% cholesterol LDL có hại cho sức khỏe và 22% chất béo trung tính triglyceride trong cơ thể.[10]

Đồng thời, hợp chất chống oxy hóa luteolin trong atiso cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành cholesterol. Từ đó góp phần làm giảm các cholesterol có hại cho cơ thể. [11]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Dùng atiso vào chế độ dinh dưỡng có thể giảm cholesterol có hại và tăng HDL có lợi

Chống lão hoá

Nghiên cứu trên 20 người phụ nữ thoa một loại kem có chứa 0,002% chiết xuất atiso trong 28 ngày cho thấy có thể giúp cải thiện 19,74% kết cấu và 11,45% độ đàn hồi của làn da. Điều đó nhận định rằng chiết xuất atiso có khả năng cải thiện độ săn chắc và đàn hồi của da nhờ đặc tính chống oxy hóa cũng như chống viêm.[12]

Từ đó, chiết xuất lá atiso cũng được sử dụng trong kem dưỡng da mặt với tác dụng chống lão hóa, làm chậm quá trình thoái hóa hình thành nếp nhăn và chức năng đàn hồi.

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Chiết xuất lá atiso được sử dụng trong kem dưỡng da mặt với tác dụng chống lão hóa

Giúp giải độc gan

Chiết xuất lá atiso đem lại tác dụng bảo vệ và chống nhiễm độc gan do paracetamol (một loại thuốc giảm đau hạ sốt) bằng cách cải thiện men gan, chống oxy hóa, giảm tổn thương và tăng sinh, thúc đẩy sự phát triển của mô mới tại gan.[13]

Hơn nữa, chiết xuất lá atiso cũng là một trong số ít các phương thuốc thảo dược làm tăng sản xuất mật, giúp loại bỏ độc tố có hại khỏi gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh gan mạn tính. Một thử nghiệm được thực hiện năm 2018 cho thấy rằng tiêu thụ 600 mg chiết xuất atiso mỗi ngày trong 2 tháng giúp giảm men gan, cải thiện chức năng gan và thông số huyết thanh gan (tỷ lệ ALT, AST, APRI và tổng lượng bilirubin) ở bệnh nhân mắc NAFLD.[14]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Chiết xuất lá atiso đem lại tác dụng bảo vệ và chống nhiễm độc gan do paracetamol

Tăng cường sức khoẻ xương

Hàm lượng vitamin K (14.8mcg) có trong atiso khi được bổ sung vào cơ thể có thể mang lại những hiệu quả đối với sức khỏe của xương và giảm nguy cơ gãy xương. Ngoài ra, vitamin K không chỉ ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt mà còn giải quyết các vấn đề đông máu.[15]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Vitamin K trong atiso có lợi cho sức khỏe xương

Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá

Khi tiêu thụ 100g atiso thì cơ thể có thể hấp thụ 5.7g chất xơ giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, tác động đến hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột, tăng cường vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Đồng thời làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ở ruột như ung thư đại tràng, ung thư trực tràng,… và ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy.[16][17]

Inulin – một loại chất xơ hoạt động như prebiotic chiết xuất từ ​​atiso được sử dụng 10g/ngày đã cho thấy rõ khả năng làm chất nền cho sự phát triển có chọn lọc của các vi khuẩn đường ruột có lợi như bifidobacteria và lactobacilli.[18]

Một nghiên cứu năm 2003 còn cho rằng chiết xuất atiso có thể giúp giảm các triệu chứng khó tiêu như đầy hơi, buồn nôn và ợ nóng trong 6 tuần điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân mắc chứng khó tiêu.[19]

Tìm hiểu thêm: Phospho là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ cần biết

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Tiêu thụ atiso có thể giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Cải thiện chức năng thận

Một nghiên cứu năm 2016 đã báo cáo rằng tiêm đồng thời chiết xuất atiso trong liệu pháp gentamicin (GM) giúp bảo vệ các mô thận bằng việc bình thường các thông số sinh hóa của thận và chống oxy hóa, giảm thiểu những thay đổi mô bệnh học.[20]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Chiết xuất atiso sử dụng đồng thời trong liệu pháp gentamicin (GM) giúp bảo vệ các mô thận

Làm giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Một nghiên cứu cho rằng chiết xuất lá atiso có giá trị tiềm năng trong việc làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS). Ngoài ra, những người mắc IBS tiêu thụ chiết xuất lá atiso hàng ngày trong 2 tháng nhận thấy các triệu chứng như chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi, táo bón,… giảm 26% và có sự cải thiện chất lượng cuộc sống lên đến 20%.[21][22]

Hơn nữa, một số hợp chất trong atiso có thể có đặc tính chống co thắt và hiệu lực tương tự như papaverine, giúp ngăn chặn tình trạng co thắt cơ thường gặp ở IBS.[23]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Người mắc IBS sử dụng chiết xuất lá atiso giúp giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Lượng chất xơ dồi dào trong atiso có thể đáp ứng 1/3 nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể. Từ đó mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe tim mạch như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ và tăng huyết áp.

Đồng thời, atiso có chứa kali có thể giúp điều hòa huyết áp, duy trì nhịp tim bình thường cũng như hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol không tốt.[24]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Chất xơ trong atiso mang lại nhiều tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch

Hỗ trợ điều trị ung thư

Nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng, polyphenol trong atiso có thể làm chậm sự phát triển và giảm khả năng xâm lấn của tế bào ung thư vú ở người. Điều này làm nổi bật vai trò tiềm năng của polyphenol atiso trong phòng ngừa cho phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú hoặc làm liệu pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư.[25]

Các chất chống oxy hóa như rutin, silymarin, quercetin và axit galic trong atiso được xem là có thể góp phần vào tác dụng chống ung thư.[11]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Polyphenol trong atiso có tiềm năng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư vú

Cách sử dụng Atiso đúng cách an toàn, hiệu quả

Atiso khi ăn sống có hương thơm nhẹ, giòn và bùi, nhưng có thể gây khó tiêu hóa. Tuy nhiên bạn cần nên cẩn thận khi nấu vì nếu nấu chưa chín, atiso có thể dai và cứng còn khi nấu quá chín thì lại có thể trở nên nhão và nhớt.

Do đó, bạn có thể thực hiện các phương pháp chế biến khác nhau để cho ra hương vị khác nhau như:[26]

  • Hấp: Để atiso vào xửng hấp, thân hướng lên trên và hấp khi nước sôi trong khoảng 30 phút.
  • Luộc: Cho atiso vào nước và luộc với lửa vừa trong 30 phút kể từ lúc nước sôi.
  • Nướng: Kéo từng cánh hoa ra, nêm thêm dầu ô liu cùng một số gia vị như muối, tiêu, phô mai,… Sau đó, bọc lại bằng hai lớp giấy bạc và nướng ở nhiệt độ 425 độ C trong khoảng 1 giờ.

Đầu tiên, bạn có thể tách một cánh hoa atiso đã nấu chín, dùng hàm răng để tách phần thịt mềm và thơm ở dưới từng cánh hoa. Sau đó, loại bỏ lớp màng bao phủ phần lõi và ăn phần ngon nhất của atiso – phần tim.

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Bạn có thể chế biến atiso theo nhiều phương pháp để cho ra hương vị khác nhau

Sử dụng Atiso quá nhiều có tốt không?

Dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng liều cao atiso làm tăng độc tính di truyền và tổn thương gen trong khi sử dụng liều thấp lại có liên quan đến tác dụng gây độc kháng nguyên.[27][28]

Một nghiên cứu khác năm 2013 trong ống nghiệm cho thấy sử dụng liều cao 2000mg/kg chiết xuất lá atiso phát hiện độc tính gen biểu hiện trên tế bào tủy xương.[29]

Hơn nữa, liều gây chết trung bình được nghiên cứu trên chuột khi sử dụng chiết xuất atiso dựa trên hàm lượng axit caffeoylquinic là 265 mg/kg khi dùng trong phúc mạc và 2.000 mg/kg dùng đường uống. Do đó, bạn cần cân nhắc về liều lượng sử dụng của atiso để tránh những hậu quả không mong muốn.[30]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Sử dụng liều cao atiso làm tăng độc tính di truyền và tổn thương gen

Nên sử dụng Atiso bao nhiêu một ngày?

Lượng tiêu thụ trong nghiên cứu lâm sàng của chiết xuất lá atiso được khuyến nghị dao động từ 600 mg đến tối đa 2.700 mg mỗi ngày, được chia thành nhiều lần uống và sử dụng trong 2 tháng.[31]

Một báo cáo được công bố năm 2018 rằng người lớn tuổi có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp đã tiêu thụ khoảng 1,5 lít (6 cốc) dịch truyền atiso. Tuy cảm thấy khỏe hơn nhưng ông lại bị đau cơ ngoại biên, thiếu máu trầm trọng và nhập viện trong tình trạng tăng bạch cầu và nhiễm độc gan.[32]

Do đó, bạn vẫn nên sử dụng atiso theo liều lượng được mô tả trên sản phẩm để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

Bạn nên sử dụng atiso theo liều lượng được hướng dẫn để mang lại hiệu quả tối ưu nhất

Tác dụng phụ của Atiso

Atiso khi sử dụng dưới dạng thực phẩm được cho là an toàn, có thể dùng đến 23 tháng. Tuy vậy, nếu sử dụng atiso quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như:[33][31]

  • Ngứa, sưng tấy môi.
  • Viêm mũi, hen phế quản.
  • Một số vấn đề về đường tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng.
  • Đau bụng.
  • Khó chịu ở dạ dày, đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy có thể xuất hiện khi dị ứng với những thực phẩm họ Cúc.[34]

Atiso là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Atiso

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Samil của nước nào? Có tốt không? Các sản phẩm nổi bật

Ợ hơi là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng atiso

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về atiso cũng như cách dùng hợp lý, tránh để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng atiso một cách phù hợp hơn. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *