Ba kích thường được biết đến là một loại dược liệu quý có lợi cho sức khoẻ. Loài cây này đã được sử dụng trong y học dân gian và y học cổ truyền của các nền văn hoá ở khu vực Đông Nam Á từ lâu đời nay. Hãy cùng tìm hiểu xem ba kích có tác dụng gì mà lại được tin dùng như vậy nhé!
Bạn đang đọc: Ba kích có tác dụng gì? Ba kích có thật sự giúp bổ thận tráng dương
Contents
- 1 Giới thiệu về cây ba kích
- 2 Ba kích có thật sự giúp bổ thận tráng dương không?
- 3 Các tác dụng của ba kích đối với sức khoẻ
- 4 Các bài thuốc từ ba kích
- 4.1 Bài thuốc giúp lợi tiểu
- 4.2 Bài thuốc giảm đau mỏi xương khớp, đi đứng khó khăn do phong hàn
- 4.3 Bài thuốc trị chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều ở nữ giới
- 4.4 Bài thuốc trị bạch trọc
- 4.5 Bài thuốc trị chứng tiểu không kiểm soát, đau bụng
- 4.6 Bài thuốc trị mạch yếu, da xanh tái
- 4.7 Bài thuốc trị chứng xương khớp, thận hư, liệt dương
- 4.8 Bài thuốc trị chứng sán khí do thận hư
- 4.9 Bài thuốc trị chứng di mộng tinh
- 4.10 Bài thuốc trị gân cơ sưng đau, teo cơ, đau khớp mạn tính do thận hư
- 4.11 Bài thuốc trị phong thấp, đau nhức xương khớp, cước khí, phù nề
- 4.12 Bài thuốc cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, yếu chân tay
- 4.13 Bài thuốc trị huyết áp cao giai đoạn tiền mãn kinh
- 5 Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích bổ thận tráng dương
- 6 Cách dùng – liều dùng
- 7 Lưu ý khi sử dụng ba kích
Giới thiệu về cây ba kích
Mô tả cây ba kích
Ba kích, còn được gọi là cây ruột gà, có tên khoa học là Morinda officinalis How, thuộc họ Rubiaceae (họ cà phê), thường phân bố ở miền Nam Trung Quốc hoặc miền Bắc Việt Nam.
Ba kích là cây dây leo, thân thảo, có chiều dài hàng mét, cây non thường có màu tím, có lông và nhẵn ở phía sau.
Ba kích mọc đối, hình mũi mác hoặc bầu dục, có lông là đặc điểm nhận dạng của lá ba kích, lá thường có kích thước 6 – 14 x 2,5 – 6 cm, cuống lá ngắn với lá mỏng kèm ôm sát thân.
Hoa mọc thành tán, có màu trắng sau chuyển vàng. Quả ba kích hình cầu, có màu đỏ khi quả chính. [1]
Ba kích thường được trồng ở miền Bắc Việt Nam
Bộ phận dùng
Ba kích có bộ phận được dùng làm thuốc là rễ cây, tuỳ theo mục đích sử dụng mà có cách chế biến khác nhau. Rễ ba kích có hình trụ tròn, dài khoảng 20 – 30 cm, đường kính khoảng 1 – 2cm.
Vỏ ngoài rễ có màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có vân dọc. Bên trong rễ có màu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt.
Rễ là bộ phận chính được dùng làm thuốc của ba kích
Thành phần hoá học
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, rễ ba kích chứa các thành phần anthraquinon, iridoids, flavonoid, polysaccharides, tinh dầu bay hơi và một số thành phần quan trọng khác.
Trong đó anthraquinon là một trong những hoạt chất chính làm nên hoạt tính kháng khuẩn, chống ung thư, chống đông máu và chống virus của ba kích. [1]
Anthraquinon là hoạt chất chính trong rễ ba kích
Ba kích có thật sự giúp bổ thận tráng dương không?
Tác dụng bổ thận tráng dương của ba kích
Ba kích được sử dụng như một loại dược liệu dùng làm thuốc trong y học cổ truyền, theo đó rễ ba kích có tính ấm, vị cay ngọt, hơi đắng, quy về kinh can, thận, vì vậy có công năng là bổ thận dương, mạnh gân cốt, tán phong hàn. [2]
Theo y học hiện đại, ba kích được chứng minh có tác dụng tương tự androgen, giúp điều chỉnh hormon ở một mức độ cho phép mà không gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan sinh dục. [3]
Ba kích quy kinh can, thận nên có tác dụng bổ thận tráng dương
Các bài thuốc bổ thận tráng dương từ ba kích
Ba kích có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là tác dụng bổ thận tráng dương. Sau đây là một số bài thuốc bổ thận tráng dương từ ba kích:
- Ba kích thiên tửu: Có tác dụng bổ thận, tráng dương, hoạt huyết, thông kinh, cường gân cốt. Thường dùng chữa các chứng đau bụng lạnh, đau lưng mỏi gối, yếu xương khớp, bệnh lý trên thận, liệt dương.
- Dăm hoặc huyết đằng tửu: Với công năng bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, rượu được dùng để trị các vấn đề về xương khớp như phong thấp, đau lưng hoặc trị thận yếu.
- Ba kích thiên, phúc bồn tử, thỏ ty tử ngâm rượu: Chữa dị tính, hoạt tinh, đau lưng mỏi gối do thận hư gây ra.
- Tắc kè, ba kích, hà thủ ô, thục địa ngâm rượu: Điều trị tình trạng yếu sinh lý ở nam giới.
- Kỷ cúc điều nguyên tửu: Chữa đau gân xương, hạ nguyên hư hàn.
Ba kích thường được ngâm trong rượu để làm thuốc điều trị bệnh
Các tác dụng của ba kích đối với sức khoẻ
Cải thiện hệ miễn dịch
Ba kích có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, vì thành phần chứa hàm lượng các vitamin và khoáng chất lớn. Vitamin B1 là thành phần quan trọng trong ba kích giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động thường ngày.
Trong một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy, ở những con chuột được cho sử dụng ba kích có độ dẻo dai tăng, chúng có sức đề kháng tăng đáng kể kèm theo đó là khả năng đề kháng với các độc chất. [3]
Ba kích có thể hỗ trợ làm tăng sức đề kháng của cơ thể
Giảm sưng, kháng viêm
Nhờ thành phần vitamin C có trong ba kích mà chúng có tác dụng chống viêm hiệu quả. Ba kích đẩy mạnh quá trình tăng sinh mô liên kết, giúp vết thương hở mau chóng lành.
Chống làm lành vết thương là một trong những đặc tính của ba kích
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (hoặc huyết áp cao) là một tình trạng mà áp lực máu tác động lên thành mạch và động mạch cao hơn mức bình thường. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Trong một nghiên cứu ở những con chuột được dùng nước sắc ba kích cho thấy huyết áp của chúng luôn được giữ ổn định.
Do đó, ba kích được xem là có tác dụng điều trị tăng huyết áp hiệu quả, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch. [4]
Khi sử dụng ba kích để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có được các hướng dẫn và liều lượng thích hợp.
Ba kích được xem là một vị thuốc có tác dụng điều trị tăng huyết áp hiệu quả
Tác động trên hệ nội tiết
Ba kích có chứa một số chất hoạt chất như saponin, polypeptit và polyacetylenes, một số nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt chất này có những tác động đối với hệ nội tiết.
Vị thuốc này thúc đẩy quá trình sản sinh androgen, nội tiết tố nam. Tuy nhiên tác dụng này còn chưa rõ ràng và đang cần thêm nghiên cứu. [5]
Các thành phần hoạt chất trong ba kích thúc đẩy quá trình tiết androgen
Tốt cho xương khớp
Ba kích chứa các chất hoạt chất có khả năng chống viêm, có thể giúp giảm tình trạng viêm và đau trong xương khớp.
Hơn nữa, các anthraquinon và choline có chứa trong rượu ba kích giúp hạn chế nguy cơ bị loãng xương, đau khớp và cải thiện tình trạng tê bì chân tay một cách hiệu quả.
Ba kích mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các bệnh lý về xương khớp
Tốt cho hệ tiêu hoá
Rượu ba kích là một loại thức uống có chứa ba kích đã được ngâm và lên men trong rượu. Nhờ quá trình lên men mà rượu ba kích có thể có lợi cho hệ tiêu hoá nhờ cung cấp cho cơ thể một lượng vi sinh đường ruột lớn nếu dùng rượu với liều lượng hợp lý.
Bên cạnh đó, ba kích chứa một số chất hoạt chất có thể có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, như saponin và chất xơ. Những chất này có khả năng kích thích tiêu hóa và cải thiện quá trình tiêu hóa thực phẩm và làm tăng khả năng ngon miệng hơn.
Dùng rượu ba kích để cung cấp cho đường ruột một lượng vi sinh có lợi
Hỗ trợ điều trị trầm cảm
Một số nghiên cứu cho thấy dùng các sản phẩm kết hợp có chứa chất chiết xuất từ ba kích có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm ở một số đối tượng.
Ba kích có thể giúp điều trị trầm cảm bằng cách tăng tác dụng của serotonin, một chất hóa học có trong não.
Ngoài ra, ba kích chứa các hóa chất có thể làm giảm viêm và điều chỉnh mức độ hormone hoặc các hóa chất khác trong cơ thể. [6]
Ba kích điều trị trầm cảm bằng cách tăng tiết serotonin
Hỗ trợ điều trị Alzheimer
Các thành phần hoá học như anthraquinon, coumarin và phytosterol trong cây ba kích có tác dụng chống Alzheimer chủ yếu thông qua cơ chế chống oxy hóa và chống viêm.
Ngoài ra, chiết xuất ba kích cũng có thể làm giảm các triệu chứng Alzheimer thông qua các cơ chế khác, bao gồm ức chế acetylcholinesterase, butyrylcholinesterase. [7]
Mặc dù một số thành phần trong ba kích có thể có khả năng bảo vệ tế bào não và chống viêm, nhưng cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định mức độ hiệu quả và cách sử dụng chính xác cho mục đích này.
Một số thành phần của ba kích có khả năng bảo vệ não
Các bài thuốc từ ba kích
Bài thuốc giúp lợi tiểu
Thành phần:
- Ích trí nhân.
- Ba kích
- Tang phiêu tiêu
- Thỏ ty tử
Cách sử dụng:
- Bước 1: Nghiền mịn các thành phần và làm ướt với một lượng nhỏ rượu.
- Bước 2: Vo thành viên nhỏ cỡ hạt ngô hỗn hợp trên.
- Bước 3: Sử dụng mỗi lần 12 viên mỗi lần với rượu pha muối hoặc sắc thành thang để uống. [8]
Ba kích được phối hợp với các vị thuốc khác để làm tăng tác dụng lợi tiểu
Bài thuốc giảm đau mỏi xương khớp, đi đứng khó khăn do phong hàn
Thành phần:
- Ba kích: 60 g.
- Ngưu tất: 120 g.
- Khương hoạt: 60 g.
- Quế tâm: 60 g.
- Ngũ gia bì: 60 g.
- Đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng: 80 g.
- Can khương (bào): 60 g.
- Mật ong: 100 ml.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Nghiền thành bột tất cả các nguyên liệu.
- Bước 2: Dùng mật ong là dung môi trộn hỗn hợp bột.
- Bước 3: Vo viên hỗn hợp trên, dùng 10 viên 1 lần hoặc pha với rượu để uống. [8]
Áp dụng bài thuốc trên cải thiện tình trạng đau mỏi xương khớp
Bài thuốc trị chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều ở nữ giới
Thành phần:
- Ba kích: 120 g.
- Lương khương: 20 g.
- Tử kim đằng: 640 g.
- Thanh diêm: 80 g.
- Nhục quế (bỏ vỏ): 160 g.
- Ngô thù du: 160 g.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Nghiền nhỏ các thành phần của bài thuốc.
- Bước 2: Trộn hỗn hợp với rượu để quá trình vo viên dễ dàng hơn.
- Bước 3: Uống khoảng 20 viên 1 ngày với rượu pha muối nhạt. [8]
Ba kích có thể được áp dụng để chứa chứng tử cung lạnh
Bài thuốc trị bạch trọc
Thành phần:
- Thỏ ty thử chưng rượu 1 ngày, sấy khô: 40 g.
- Ba kích bỏ lõi, chưng rượu: 40 g.
- Phá cố chỉ sao vàng: 40 g.
- Lộc nhung: 40 g.
- Sơn dược: 40 g.
- Xích thạch chi: 40g .
- Ngũ vị tử: 40 g.
Cách sử dụng: Nghiền mịn các thành phần và pha với rượu dùng khi bụng đói. [8]
Tìm hiểu thêm: Màng trinh: vị trí, hình thành cấu tạo, và những điều bạn nên biết
Ba kích có thể dùng làm bài thuốc trị bạch trọc
Bài thuốc trị chứng tiểu không kiểm soát, đau bụng
Thành phần:
- Ba kích: 50 g.
- Nhục thung dung: 60 g.
- Sinh địa: 60 g.
- Thỏ ty tử: 40 g.
- Tang phiêu tiêu: 40 g.
- Tục đoạn: 40 g.
- Sơn dược: 40 g.
- Ngũ vị tử: 20 g.
- Quan quế: 20 g.
- Long cốt: 20 g.
- Phụ tử: 20 g.
- Đỗ trọng ngâm rượu: 12 g.
- Lộc nhung: 4 g.
Cách sử dụng: Nghiền nguyên liệu thành bột mịn, vo viên để uống. Uống từ 2 – 3 viên 100g mỗi ngày. [8]
Ba kích có thể cải thiện chức năng của đường tiêu hoá hiệu quả
Bài thuốc trị mạch yếu, da xanh tái
Thành phần: ba kích, hồi hương, bạch long cốt, ích trí nhân, phúc bồn tử, nhục thung dung, bạch truật, mẫu lệ, thỏ ty tử, cốt toái bổ, nhân sâm (liều 40 g mỗi vị thuốc).
Cách sử dụng: Nghiền các thành phần thành bột mịn, bảo quản trong lọ thuỷ tinh có nắp. Ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 10 – 20 g. [8]
Ba kích có thể hỗ trợ điều trị mạch yếu, da xanh tái
Bài thuốc trị chứng xương khớp, thận hư, liệt dương
Thành phần:
- Ba kích: 30 g.
- Đỗ trọng: 30 g.
- Ích trí nhân: 30 g.
- Ngũ vị tử: 30 g.
- Ngưu tất: 30 g.
- Nhục thung dung: 60 g.
- Phục linh: 30 g.
- Sơn dược: 30 g.
- Thỏ ty tử: 30 g.
- Tục đoạn: 30 g.
- Viễn chí: 30 g.
- Xà sàng tử: 30 g.
Cách sử dụng: Nghiền mịn nguyên liệu, vo viên với mật. Uống từ 6 – 12 viên/ngày lúc bụng đói. [8]
Ba kích có thể được áp dụng điều trị các chứng đau nhức xương khớp
Bài thuốc trị chứng sán khí do thận hư
Thành phần: Ba kích, quất hạch, hoàng bá, lệ chi hạch, ngưu tất, tỳ giải, mộc qua, hoài sơn, kim linh tử, địa hoàng, mỗi loại từ 8-12g.
Cách sử dụng: cho tất cả các vị thuốc đem sắc, lấy nước uống mỗi ngày. [8]
Ba kích có thể hỗ trợ trị chứng sán khí do thận hư
Bài thuốc trị chứng di mộng tinh
Thành phần:
- Ba kích: 12 g.
- Thỏ ty tử: 12 g.
- Thần khúc: 12 g.
- Phúc bồn tử: 12 g.
- Sơn dược: 24 g.
Cách sử dụng: Nghiền hỗn hợp thành phần thành bột mịn, mỗi lần uống khoảng 12 g, uống 2 – 3 lần/ngày. [8]
Chứng mộng tinh có thể được điều trị bằng ba kích
Bài thuốc trị gân cơ sưng đau, teo cơ, đau khớp mạn tính do thận hư
Thành phần: Đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn, ba kích, mỗi loại bằng nhau từ 8-12g.
Cách sử dụng: đem các vị thuốc sắc lấy nước uống mỗi ngày. [8]
Ba kích được phối hợp với một số vị thuốc khác để cải thiện tình trạng teo cơ
Bài thuốc trị phong thấp, đau nhức xương khớp, cước khí, phù nề
Thành phần:
- Ba kích: 12 g.
- Đỗ trọng: 12 g.
- Tục đoạn: 12 g.
- Ngưu tất: 12 g.
- Tang ký sinh: 10 g.
- Sơn thù mục: 8 g.
- Hoài sơn: 16 g.
Cách sử dụng: Sắc với lượng nước vừa đủ, lấy nước uống. [8]
Ba kích có thể dùng làm thuốc trị phong thấp
Bài thuốc cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, yếu chân tay
Thành phần: Ba kích, nhục thung dung, xuyên tỳ giải, đỗ trọng, thỏ ty tử, lộc thai.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Nghiền nguyễn tất cả các nguyên liệu.
- Bước 2: Dùng mật trộn với hỗn hợp và vo viên.
- Bước 3: Uống mỗi lần 8 g/2 – 3 lần/ngày với nước ấm. [8]
Ba kích có thể cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, yếu chân tay
Bài thuốc trị huyết áp cao giai đoạn tiền mãn kinh
Thành phần: Ba kích, hoàng bá, tiêu mao, hoàng bá, dâm dương hoắc, đương quy, tri mẫu (mỗi loại khoảng 20 – 28 g).
Cách sử dụng: Chế biến bài thuốc bằng phương pháp sắc, lấy nước uống mỗi ngày. [8]
Phụ nữ mãn kinh nên dùng ba kích để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp
Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích bổ thận tráng dương
Ngâm ba kích tươi
Ngâm ba kích tươi là quá trình tạo ra một loại rượu thảo dược bằng cách sử dụng ba kích tươi thay vì ba kích khô. Dưới đây là cách ngâm rượu ba kích tươi:
- Bước 1: Lựa chọn ba kích trắng hoặc tím tươi có chất lượng tốt. Bạn có thể sử dụng cả thân cây và rễ để ngâm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
- Bước 2: Chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch và khô để đựng rượu ba kích. Lọ thủy tinh nên được rửa sạch và sấy khô trước khi sử dụng.
- Bước 3: Đặt ba kích đã rửa sạch, tách loại bỏ phần lõi (chứa độc tố) vào lọ thủy tinh theo tỷ lệ mà bạn mong muốn. Thường thì một lượng thảo dược vừa đủ để lấp đầy một phần ba lọ là đủ.
- Bước 4: Đổ rượu trắng vào lọ thủy tinh sao cho ba kích được hoàn toàn ngập trong rượu (tỷ lệ 1 ba kích : 5 rượu). Đậy kín lọ bằng nắp.
- Bước 5: Đặt lọ thủy tinh ở nơi khô ráo, thoáng mát và tối để ngâm trong khoảng 2 – 4 tuần. Trong thời gian này, rượu sẽ hút chất hoạt chất từ ba kích, tạo ra một loại rượu thảo dược.
- Bước 6: Sau khi ngâm đủ thời gian (thời điểm tốt nhất là sau 6 tháng), bạn có thể lọc rượu ra khỏi ba kích bằng cách sử dụng bộ lọc hoặc tấm lọc sạch.
Thời gian ngâm ba kích tươi tốt nhất là sau 6 tháng
Ngâm ba kích khô
Để ngâm rượu ba kích khô, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn ba kích khô ngâm trực tiếp hoặc ba kích khô được sao rồi mới ngâm.
- Bước 2: Phơi ba kích dưới nắng cho khô thêm một vài ngày hoặc cho vào cháo sao khô đối với loại ba kích khô sao.
- Bước 3: Chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch và khô để đựng rượu ba kích. Lọ thủy tinh nên được rửa sạch và sấy khô trước khi sử dụng.
- Bước 4: Đặt ba kích đã rửa sạch vào lọ thủy tinh theo tỷ lệ mà bạn mong muốn. Đổ rượu trắng vào lọ thủy tinh sao cho ba kích được hoàn toàn ngập trong rượu (tỷ lệ 1 ba kích: 8 rượu). Đậy kín lọ bằng nắp.
- Bước 5: Đặt lọ thủy tinh ở nơi khô ráo, thoáng mát và tối để ngâm trong khoảng 3 tháng.
Bạn cần ngâm ba kích theo tỷ lệ để đạt hiệu quả tốt nhất
Cách dùng – liều dùng
Ba kích thường được chế biến thành rượu, cao hoặc sắc thuốc để sử dụng với liều từ 8 – 16 g. Dược liệu này có thể phối hợp với các vị thuốc khác tuỳ vào mục đích điều trị bệnh.
Bạn nên sử dụng ba kích với liều từ 8 – 16 g
Lưu ý khi sử dụng ba kích
Đối tượng cần thận trọng và chống chỉ định với ba kích
Các đối tượng cần thận trọng và chống chỉ định với ba kích, bao gồm:
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa có nghiên cứu chứng minh được sự an toàn khi sử dụng trên đối tượng này, do đó cần cẩn trọng khi sử dụng hoặc tránh sử dụng.
- Bệnh nhân tiểu đường: Ba kích có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu. Đừng dùng ba kích nếu bạn bị tiểu đường.
- Đau khi đi tiểu (khó tiểu): Ba kích được cho là có tác dụng kích thích thận, vì vậy nó có thể làm cho tình trạng tiểu buốt trở nên tồi tệ hơn.
- Bệnh nhân phẫu thuật: Ba kích có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng ba kích ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình. [6]
Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng ba kích
Tương tác thuốc
Ba kích có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu. Do đó, dùng ba kích cùng với thuốc trị tiểu đường có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của những loại thuốc này.
Bạn cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu nếu bạn sử dụng ba kích và dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường hoặc bạn có thể điều chỉnh liều lượng thuốc trị tiểu đường theo yêu cầu của bác sĩ. [6]
Tránh sử dụng ba kích với các thuốc điều trị tiểu đường
Bảo quản
Ba kích sau khi được thu hái sẽ được rửa sạch loại bụi bẩn và được làm khô bằng các phơi nắng hoặc sấy.
Bạn nên bảo quản ba kích khô trong các bình thuỷ tinh có nắp đậy kín và để ở nơi thoáng mát tránh dược liệu bị ẩm mốc.
Bạn nên bảo quản ba kích trong các bình thuỷ tinh có nắp đậy kín
Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp cho bạn thêm được những thông tin bổ ích về tác dụng cũng như những giá trị của ba kích mang lại. Nếu bạn thấy bài viết trên hữu ích hay chia sẻ đến với người thân và bạn bè nhé!
Neuroprotective effects of Morinda officinalis How.: Anti-inflammatory and antioxidant roles in Alzheimer”s disease
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9493036
Effect of bajijiasu isolated from Morinda officinalis F.C.how on sexual function in male mice and its antioxidant protection of human sperm
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S037887411500094X
Hypotensive Activity of Ethanolic Extracts of Morinda citrifolia L. Leaves and Fruit in Dexamethasone-Induced Hypertensive Rat
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5871213/
Effects of Morinda officinalis Polysaccharide on Experimental Varicocele Rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5206431/
Ba Ji Tian – Uses, Side Effects, and More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-757/ba-ji-tian
Neuroprotective effects of Morinda officinalis How.: Anti-inflammatort and antioxidant roles in Alzheimer’s disease
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9493036/
Ba kích
https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/ba-kich
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng khi bỏ thuốc lá đột ngột và cách khắc phục